BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bà Ðỗ Karine ơi!
Nhận được thắc mắc của bà , tôi vội và ng trả lời ngay, kẻo bà nóng lòng trông đợi vì bà đang lo lắng.
Cái chuyện không chịu đi kiểm tra sức khỏe là bệnh chung của mọi người, nhất là nam giới ( và nhất là trong đám thầy thuốc chúng tôi nữa), vì cứ cho là mình không có triệu chứng gì là khỏe mạnh, không bệnh, và nhiều vị cũng bảo “bói ra ma, quét nhà ra rác”, đến khám thế nào họ chẳng moi ra bệnh vu vơ..Nên xin bà cũng chẳng nên trách ông xã mà là m chi.
Bây giờ thì ông ấy chắc đã “nhỏ lệ” vì thấy “quan tà i” nên sẽ lưu tâm tới bệnh tình của mình hơn. Nếu không được điều trị và kiểm soát đường huyết bình thường thi bệnh nà y gây ra nhiều biến chứng. Nếu bà muốn, tôi sẽ gử¬i tới bà bài viết về vấn đề nà y để ông bà cùng đọc.
Tuy nhiên trường hợp của ông nhà , theo như bà nói thì “mới chớm và nhẹ thôi”, thì điều trị cũng không khó khăn. Tôi đề nghị là ông nhà phải dùng thuốc như bác sĩ đang cho và áp dụng các điều hướng dẫn của bác sĩ về dinh dưỡng, và vậ¬n động cơ thể..
Thức ăn thì cần giới hạn đường trắng, ăn nhiều gạo đỏ hơn là gạo trắng; trái cây cũng tốt, thịt thì tránh nhiều mỡ, cá ăn được. Tùy theo sinh hoạt của ông nhà , mỗi ngà y ăn khoảng 2200 Calo-Dinh dưỡng cũng phải tùy và o số lượng đường huyết đo hà ng ngà y. Bà hỏi bác sĩ cách đo đường huyết nhé.
Về dụng cụ thì cần có một máy đo đường huyết tại gia; Bà xin bác sĩ cho mua một máy đo.
Ngủ thì cứ bình thường, 6, 7 tiếng một ngà y.
Bà cũng nói với ông nhà vận động cơ thể đều đặn; xuống kg nếu mập.
Xin bà cứ bình tĩnh, ‘nội tướng” mà lo lắng quá thì phu quân lại hoảng hồn, mà có khi bà lại cũng có vấn đề đấy. Thà nh ra cùng ông nhà hoạch định chương trình hỗ trợ lẫn nhau để chữa bệnh cho chồng và chăm sóc hai cháu còn nhỏ.
Chúc ông bà cũng như các cháu được VUI MANH
À mà bà ở quốc gia nà o vậyy, vì góp ý nhiều khi cũng phải biết để góp ý phù hợp với phương tiện nơi người hỏi cư trú.
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức