Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Chế Độ Dinh Dưỡng Đia Trung Hải

Trong lãnh vực dinh dưỡng, ” Mediterranean Diet” được dùng để nói tới tập quán ăn uống đã có từ lâu đời của dân chúng tại một số quốc gia sống dọc ven biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có một chế độ tùy theo văn hóa, tập quán cũng như tôn giáo và nền kinh tế, canh nông của mình. Ngay trong một quốc gia, nhiều địa phương cũng có chế độ riêng. Nói chung, các thực đơn trong chế độ ăn uống này gồm phần lớn là rau cải, trái cây và đặc biệt là dầu olive.
[More]

Giảm Chất Béo

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Để Giảm Chất Béo
Nhà thơ Thụy Khanh tới thăm vợ chồng nhà văn Nhật Hoàng. Vừa mới thấy TK thì ông Nhật Hoàng chào hỏi với mấy câu rất thân mật, vô tư là “hồi này nom chị có vẻ bệ vệ quá nhỉ” .Họ ăn uống, vui chơi hết ngày rồi chia tay…

[More]

Cất giữ để dành thịt

 


Vào đầu thế kỷ trước, khi muốn ăn thịt cá, các cụ thường ra chợ mua vài kí thit tươi hoặc ra chuồng gà chuồng vịt bắt một con làm thịt. Hội hè, đình đám thì mổ heo mổ bò làm cỗ linh đình. Các cụ ăn toàn đồ tươi.


    Nhưng rồi dần dần với sự thay đổi nếp sống và nhu cầu dân số gia tăng, thực phẩm cần được để dành hoặc chuyên trở từ nơi này tới nơi khác để cung cấp cho thị trường xa xôi. Cho nên có việc bảo quản thực phẩm tránh hư thối gây ra do  các tác nhân như vi sinh vật hoặc không khí, thời tiết. Vì thực phẩm thường bắt đầu hư hao ngay sau khi gặt hái, tách rời khỏi nguồn xuất xứ.
[More]

Thực phẩm và hạt phóng xạ

Từ sau khi thiên tai động đất mang tai họa đến cho những con dân dũng cảm xứ Mặt Trời Mọc, tại một thị trấn nhỏ ven biển miền đông nước Nhật, thì dân chúng khắp nơi đều bày tỏ cảm tình, chia xẻ niềm đau của họ. Những lời cầu nguyện, những hỗ trợ tinh thần, vật chất đều tới tấp gửi tới, kể cả lời ca ngợi sự kiên tâm bình tĩnh, trật tự và kỷ luật của dân chúng địa phương, từ người cứu giúp lẫn nạn nhân. Trên blog Kênh Bắc Giang một bạn trẻ viết rằng:”Người Nhật đang dạy chúng ta một điều rằng trong mọi khó khăn ta phải có niềm tin. Và chính niềm tin của người Nhật sẽ đưa Nhật thoái khỏi thảm họa này một cách kỳ diệu. Niềm tin của họ có sức lay động toàn thế giới và mong rằng niềm tin ấy sẽ lay động được bạn , để mong bạn chung tay giúp đỡ người Nhật cũng cố niềm tin vào con người , rằng chúng ta đang làm tất cã những gì chúng ta có thể . Việc còn lại là nguyện cầu nữa thôi”.
[More]

Công Dụng của Chất Xơ

Câu Chuyện Thầy Lang

Công dụng của chất xơ.


Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức





Chất xơ là một hỗn hợp carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực vật.
Có 2 loại chất xơ:
-Loại không hòa tan trong nước có trong các loại hạt nguyên trạng, vỏ các loại hạt, rau, trái cây. Các chất này hút rất nhiều nước.
-Loại hòa tan trong nước có trong rau trái, gạo đỏ, yến mạch oats, lúa mạch (barley).
Nói chung, chất xơ có nhiều trong:
-Lá xanh của các loại rau. Cuống lá có nhiều xơ hơn rễ và củ;
-Thực vật tươi, không chế biến
-Vỏ các loại hột và vỏ rau trái cây;
-Hạt nẩy mầm ( giá đậu).
Các chất này đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi ăn vào thì chất xơ có một số tác dụng tốt được nhiều người tin theo và khoa học thực nghiệm cũng phần nào đồng ý.
[More]

Hạt Ngắn Hạt Dài

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Hạt Ngắn Hạt Dài, Đỏ hay Trắng



Nhân dịp phóng viên Ngy Thanh viết về lúa gạo trong bài “Đố Ai Biết Lúa Mấy Cây”, xin tìm hiểu xem nên ăn gạo gì khi hữu sự. Vì bà con mình thường rỉ tai nhau là ăn gạo này, tránh gạo kia nếu bị bệnh Tiểu Đường hoặc dư kí.
Cơm gạo là món ăn vừa căn bản, sẵn có và ưa thích của bà con ta, nhưng, theo một số nhà dinh dưỡng, nếu không để ý thì một vài loại gạo có thể tăng đường huyết tới mức độ đáng ngại.
[More]

Món Cá Quê Hương

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Món Cá quê hương


Ngày xưa, những món cá quê hương lưới bắt bắt được từ đầm, ao, sông lạch của quê hương ta rất nhiều mà cũng rất hấp dẫn.
Cá kho nhừ trong nồi đất, chả cá Lã Vọng, Sơn Hải, cá nấu giấm, nấu canh chua, lẩu cá, gỏi cá lá mơ, cá lẩu, cá rút xương, canh chua, cá kho tộ …là những món ăn đặc biệt ngon lành, bổ dưỡng, dễ tiêu mà giá cả phải chăng. Hiếm hoi hơn còn có các món cá chình, cá anh vũ , cá song, cá măng, bông lau, cá vượt…
[More]

Khoáng Chất trong Cơ Thể

Trên truyền thanh truyền hình, ta thường thấy các nhà sản xuất quảng cáo là các món điểm tâm cereal của họ đã được tăng cường đầy đủ các sinh tố, khoáng chất mà cơ thể cần. Rồi những nước uống thể thao (sports drinks) cũng khoe là chứa nhiều sinh tố khoáng chất có thể giúp vận động viên biểu diễn bền bỉ, mạnh mẽ hơn.

Vậy thì các chất này là gì mà được nhấn mạnh như vậy. Chắc là quý độc giả đã quá quen thuộc với sinh tố rồi, cho nên trong bài viết sau đây, xin nói về Khoáng Chất Trong Cơ Thể.
[More]

Một vài Ly Rượu với Sức Khỏe

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


Một Vài Ly Rượu với Sức Khỏe




Trong mấy ngày vừa qua, y giới cũng như công chúng lại có dịp bàn tán về ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe. Đó là sau khi có kết quả một nghiên cứu tại Na Uy cho hay: uống rượu vừa phải giúp khả năng nhận thức tốt hơn, đặc biệt là ở nữ giới.
Thực ra, ảnh hưởng của rượu với sức khỏe đã được nghiên cứu từ nhiều thập niên.
[More]

Vitamin Nội, Vitamin Nhập



Vitamin nhập-Vitamin nội





Trong thời gian vừa qua, bà con mình đổ xô nhau tìm mua vitamin, khoáng chất để dùng nhất là từ khi có các quảng cáo tiếp thị giới thiệu sản phẩm mang về từ nước ngoài. Đây là dấu hiệu tốt vì bà con đã ý thức được vai trò quan trọng của vitamin đối với sức khỏe. Tuy nhiên, vitamin cũng như con dao hai lưỡi, có điểm tốt nhưng cũng có mặt xấu mà bà con cần lưu ý, nhất là khi dùng quá nhiều.
[More]

Dinh Dưỡng Ở Tuổi Già

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Dinh Dưỡng ở Tuổi Già

Hỏi rằng có một công thức dinh dưỡng nào toàn hảo cho tuổi thọ trường sinh, thì câu trả lời là không có. Nhưng những lời khuyên thực tế sẽ là: thực phẩm phải đa dạng, phẩm chất dinh dưỡng cao và các chất dinh dưỡng phải cân bằng.


Tại sao lại có chuyện đa dạng, cân bằng, dinh dưỡng cao?
[More]

Dinh Dưỡng Ở Tuổi Già

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Dinh Dưỡng ở Tuổi Già

Hỏi rằng có một công thức dinh dưỡng nào toàn hảo cho tuổi thọ trường sinh, thì câu trả lời là không có. Nhưng những lời khuyên thực tế sẽ là: thực phẩm phải đa dạng, phẩm chất dinh dưỡng cao và các chất dinh dưỡng phải cân bằng.


Tại sao lại có chuyện đa dạng, cân bằng, dinh dưỡng cao?
[More]

Dinh Dưỡng với Tuổi Mẫu Giáo

Đây là thời gian từ 1 tới 5 tuổi.
Một tuổi, con đã chập chững biết đi, biết nói, biết lục lạo tìm hiểu xó này góc kia. Nhà bếp với nhiều ngăn tủ là nơi bé thích sục sạo, thám hiểm. Bao nhiêu là nồi niêu, xoong chảo, hộp thực phẩm, chén bát để cho bé lấy ra, bầy la liệt trên sàn nhà. Rồi luẩn quẩn hết phòng ngủ, đến phòng khách, cầm vật này, ném vật kia. Bé trèo cầu thang, lúc 3 tuổi.
Vào tuổi này, con không tăng trưởng nhiều như trưóc đây và nhu cầu năng lượng cũng thay đổi.
Bé sẽ không ăn nhiều lần mà sẽ ăn như bố mẹ, ba bữa một ngày kèm theo vài lần ăn một chút giữa các ăn bữa chính (snack). Snack rất tốt cho bé, nhưng đừng quá nhiều kẻo bé bỏ bữa ăn chính.
Bé cần được ăn nhiều loại thực phẩm để có tất cả các chất dinh đưỡng cần thiết. Nhưng bữa ăn không nên quá cứng nhắc, bữa nào cũng giống như nhau. Bé có thể ăn nhiều rau trong vài ngày rồi chuyển sang thịt cá vài ngày liền.
[More]

Chất đạm dinh dưỡng











AÊn nhieàu thòt ñoû taêng nguy cô maéc beänh Vieâm Khôùp Thaáp gaáp hai laàn”


Ñoù laø keát quaû moät nghieân cöùu do nhoùm khoa hoïc gia cuûa Ñaïi Hoïc Manchester beân Anh thöïc hòeân vaø ñöôïc coâng boá treân Taïp chí Arthritis & Rheumatism thaùng 12 naêm 2004 vöøa qua. Truyeàn thoâng trong ngoaøi y giôùi ñeàu voäi vaøng chaïy tít lôùn ñeå phoå bieán tin naøy tôùi coâng chuùng. Vaø chuyeän aên thòt ñoû (Red Meat)  ñöôïc nhieàu ngöôøi nhaéc nhôû baøn taùn. Trong khi ñoù thì töø nhieàu thaäp nieân vöøa qua, moät vaøi cheá ñoä dinh döôõng laïi khuyeân ta neân aên nhieàu thòt, ít carbohydrates, ñeå giaûm maäp phì…
[More]

Dinh dưỡng và sức khoẻ









 

Kể từ hôm nay, lang tôi xin gửi tới quý thân hữu một góc cạnh khác để duy trì một cơ thể ít bệnh tật, nhiều hạnh phúc. Ðó là chuyện Dinh Dưỡng với Sức Khỏe con người.


Khi cùng thảo luận về vấn đề này, niên trưởng Bác sĩ Trần Minh Tùng, vị cựu Tổng Trưởng Y Tế của Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, đã có ý kiến như sau:


 ” Những năm sau này, Y Khoa tiến bộ cùng một lúc theo hai chiều hướng có vẻ trái ngược với nhau.


Một mặt, Y khoa ghi nhiều thắng lợi vượt bực về mặt khoa học thuần túy, đào sâu về mặt sinh lý, bệnh lý, phòng ngừa, trị liệu, tận dụng kỹ thuật tân tiến để hiểu thêm bệnh và chống lại những tang tóc do bệnh gây nên.


Mặt khác thì đại đa số quần chúng tìm trở về nguồn, về một y khoa dản dị và “nhẹ nhàng” hơn, gần với thiên nhiên tạo hóa hơn trước. Quần chúng do đó quý chuộng các thuật trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây con và các phương pháp tự nhiên nhiều hơn là các phép điều trị tân tiến nhưng xông xáo hơn.


Người ta dạy không nên nói: “Sống để mà ăn”, và tốt hơn tưởng phải nói: “Ăn để mà sống”.


Thật ra vế đầu nếu không luân lý cho lắm, cũng đúng một phần, vì thật lý ra phải nói: Sống là phải ăn. Ðể mà sinh tồn, cơ thể chúng ta cần đến năng lượng – như động cơ xe hơi cần xăng và nhớt. Năng lượng do ngã thực phẩm mà đến và then máy sử dụng gọi chung là khoa dinh dưỡng. Dinh dưỡng do đó chính là chìa khóa sự sống con người.
[More]

Ẩm Thực Dưỡng Sinh

Từ trên 2000 năm trước, cha đẻ của nền y học Tây Phương Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh tật, ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hòa thuận với luật lệ thiên nhiên.
Vua Hoàng Đế bên Trung Hoa xưa, ngoài việc trị quốc an dân còn chỉ dẫn dân chúng về bệnh tật cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn cần thiết để duy trì sức khỏe.
Các vị danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam mình đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Các ngài đã chủ trương :
“Muốn cho phủ tạng được yên;
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.
Hoặc:
” Chết vì bội thực cũng nhiều,
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.
[More]

Vấn Đáp Ẩm Thực

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Vấn Đáp Ẩm Thực


1-Sữa Ong Chúa” là gì? Giá trị dinh dưỡng và trị bệnh ra sao?
Tiếng Anh của Sữa Ong Chúa là “Royal Jelly”.
Đây là một chất lỏng như sữa do những hạch đặc biệt ở họng của ong thợ sản xuất chứ không phải do Ong Chúa làm ra. Ong thợ hòa lẫn phấn hoa với mật ong và vài loại enzym để có sữa. Thành ra có lẽ phải gọi là sữa Nuôi Ong Chúa mới chính xác.
[More]