Bệnh trầm cảm

1-Xin cho biết Trầm Cảm có phải là một bệnh không và là bệnh gì?
Trầm cảm là một tâm bệnh, giống như bệnh Tiểu Đường, cao Huyết áp của cơ thể. Người bệnh không phải là yếu đuối hoặc điên khùng như nhiều người tưởng.
2-Bệnh có thường xẩy ra không và những ai hay bị?
Bệnh có ở mọi người, mọi lứa tuổi nhưng nữ giới thường hay bị bệnh gấp đôi nam giới. Tính đổ đồng, có tới 17% dân chúng bị bệnh này trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời.
3-Thế thì tại sao ta lại bị bệnh Trầm Cảm?
Nguyên nhân chính xác chưa được xác định. Nhiều nghiên cứu cho hay, người trầm cảm thường có một sự không cân bằng vài hóa chất trên não bộ gây ra do di truyền hoặc biến cố xẩy ra trong đời sống. Chẳng hạn:
a-Tử vong của người thân yêu, tình duyên dang dở, thất nghiệp
b-Tác dụng của một số dược phẩm hoặc do lạm dụng rượu, thuốc cấm;
c-Trầm cảm vì mắc các bệnh thể chất như tim mạch, phong thấp khớp…
d-Trầm cảm vì biếng nhác, không nghị lực, ăn xong lại nằm.
[More]

Bệnh ung thư vú

1-Có phải ung thư nhũ hoa là loại ung thư thường thấy nhất ở phụ nữ?
Thống kê cho hay ung thư nhũ hoa là một trong những ung thư thường thấy nhất ở nữ giới. Đây là ung thư gây tử vong hạng nhì sau ung thư phổi.
2-Như vậy thì đàn ông có bị ung thư vú không?
Ung thư vú ở đàn ông rất hiếm nhưng vẫn xẩy ra.. Bên Mỹ, có khoảng 1450 trường hợp ung thư vú mới được khám phá mỗi năm với khoảng 450 người sẽ thiệt mạng.
3-Xin cho biết những rủi ro đưa đến ung thư vú?
Có nhiều nguy cơ khác nhau , nhưng rủi ro thường nhất, sau phái tính, là tuổi tác. Rủi ro tăng theo tuổi. Tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên là 77% và hầu như quá nửa người bị ung thư vú đều ở tuổi trên 65.
[More]

Bệnh tiểu đường và chăm sóc bàn chân

1-Bằng cách nào mà bệnh Tiểu Đường lại gây tổn thương cho cơ thể tôi được nhỉ?
Trong bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu lên cao hơn mức bình thường. Với thời gian, đường dư thừa sẽ tác dụng và gây tổn thương vào dây thần kinh, mạch máu. Khi dây thần kinh bị hư hao thì nơi đó sẽ tê dại hoặc có cảm giác đau cháy. Còn tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch thì nơi đó sẽ thiếu máu và chất dinh dưỡng.
[More]

An toàn lái xe

Lái xe hơi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày.



Tuy lão niên ta không còn đến sở đi làm như trước đây nhưng vẫn còn nhiều dịp phải dùng tới xe hơi. Lái xe đi chợ mua thực phẩm Việt Nam, đi lễ, đi thăm bạn bè, xuống phố uống cà phê buổi sáng với thân hữu, đến thăm các cháu, ra phi trường hay bến xe bus đón bạn hiền phương xa tới chơi.
[More]

Thuốc chống nắng mùa hè

Bôi trên da, mỹ phẩm có công dụng phản chiếu tia nắng, nhất là các loại có từ 15 Yếu Tố Bảo Vệ (Sun Protection Factor-SPF) trở lên. Độ càng cao thì sự bảo vệ càng lâu. Phơi nắng càng nhiều thì cứ vài giờ nên thoa lại, nhất là khi đổ mồ hôi. Cũng là cơ hội tốt cho những người tình xích lại. Gần nhau.

Các mỹ phẩm chống nắng thường thường rất an toàn, nhưng khi dùng thì có đôi điều nên để ý:
– Trẻ em từ 6 tháng trở lên đều có thể thoa kem chống nắng; dùng loại hơi đục hoặc kem hơn là dung dịch trong suốt;
-Trước khi thoa, thử một chút kem trên mu bàn tay coi xem có bị dị ứng, đỏ da hay không. Mỗi nhà bào chế dùng các gia phụ khác nhau;
-Thoa mỹ phẩm lên toàn thân, trừ vùng da quanh mắt;
-Thoa từ 15-30 phút trước khi phơi nắng để chất chống tử ngoại thấm vào da;
-Lựa mỹ phẩm không tan trong nước nếu ta bơi lội;
-Tham khảo bác sĩ nếu trẻ em bị mụn trứng cá, để coi dùng kem nào không làm bệnh tăng lên.
Rồi an toàn tắm biển-phơi da…

[More]

Y Đức theo danh y Việt Nam

Nền y học xưa của nước ta, Y Đức luôn được đặt lên hàng đầu đức tính của người thầy thuốc. Thông qua những lời dạy của các danh y như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu.


Trong lời dạy cho học trò, danh y Lãn Ông nói: “Chữa bệnh cho người nghèo, nhất là con hiếu, vợ hiền, thời ngoài sự cho thuốc, ta có thể trợ cấp thêm, nếu họ không đủ ăn, như thế mới là nhân thuật… Trong trường hợp bệnh không chữa được, người thầy thuốc không bao giờ được từ chối không giúp đỡ. Họ có bổn phận nói sự thật cho bệnh nhân, nhưng về phần họ, họ phải mang hết sức mình để tìm sự sống trong cái chết, cho tới lúc âm và dương thật sự mất hoàn toàn”.


“Tận tình cứu chữa coi người đau như mình đau, nếu cần thì ngày đêm đứng ở bên phải người bệnh”.


“Thầy thuốc phải coi trọng nghề nghiệp là một nhân thuật, chuyên bảo vệ mạng sống con người”.


“Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.


“Thầy thuốc phải làm cho bệnh nhân sống toàn diện, như thế mới có nhân thuật”.


“Nghề thuốc là nghề thanh cao nên thầy thuốc phải giữ khí tiết cho trong sạch, không được tâng bốc kẻ giàu sang để cầu lợi”.


“Thầy thuốc không được lợi dụng nghề nghiệp để lừa dối bệnh nhân”


“Thầy thuốc không được coi nghề nghiệp của mình như là nghề buôn bán”


“Thầy thuốc phải coi nghề nghiệp là đầu mối của đạo đức chân chính”.


“Thầy thuốc phải thành thật mới thu được kết quả”


“Thầy thuốc phải bào chế thuốc theo sách, theo phương, nhưng biết theo thời theo bệnh mà gia giảm”.


“Thầy thuốc phải biết biến hóa các kiến thức thâu nhận được, để nhập tâm và đem ra ứng dụng tùy trường hợp, như thế mới không phạm sai lầm”.


“Khi kê đơn thuốc, thầy thuốc phải cân nhắc, nếu lập phương thức mới cần phỏng theo kinh nghiệm của người xưa, không được kê bừa bãi”


“Thầy thuốc phải biết nhiệm vụ của mình là quan trọng như thế nào và không được chểnh mảng”.


“Thầy thuốc phải siêng năng, lúc nào cũng nghĩ đến giúp người, đừng vì vui chơi mà bỏ lỡ cấp cứu”.


“Thầy thuốc phải biết phân biệt bệnh nặng hay nhẹ, để sắp xếp thì giờ đi thăm bệnh trước sau”.


“Thầy thuốc không được ngại vất vả, dù có gian nan cũng vượt qua để cứu người”.


“Dù vất vả, phải dầm mưa dãi nắng, qua đèo vượt núi, đã là bệnh cấp cứu, thầy thuốc không được quản ngại”.


“Thầy thuốc không được phân biệt đối xử vì bệnh nhân giàu hay nghèo hèn; người giàu thì thăm trước người nghèo sau; người giàu bốc thuốc tốt, người nghèo bốc thuốc xấu”.


“Thầy thuốc không được chữa cho người sang thì sốt sắng, người nghèo thì lạnh nhạt, sống chết mặc bay”.


“Thầy thuốc gặp bệnh khó khăn, không nên vì giàu nghèo sang hèn mà thay lòng đổi dạ”.


“Thầy thuốc phải coi con hát, nhà thổ như con nhà tử tế và phải đối xử đúng đắn, không đùa cợt để khỏi mang tiếng bất chính tà dâm”.


“Thầy thuốc gặp người ăn mày đau cũng phải chữa và cho thuốc”.


“Thầy thuốc gặp người “cô quạnh mẹ cha”, hay đói khổ, phải giúp đỡ, nếu cần cho cả cơm áo”.


“Bổn phận của người thầy thuốc là cứu người, cứu người đui mù, người ngọng, mà không sợ ai chê cười”.


“Thầy thuốc không được mưu cầu quà cáp khi chữa khỏi bệnh, để tránh sự nể nang, hay sự khinh rẻ”.


“Thầy thuốc chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không được cầu lợi kể công”.


“Thầy thuốc không được dùng lối quỉ quyệt hành động bất lương; bệnh dễ chữa bảo là khó chữa, bệnh khó chữa bảo là không chữa được”.


“Thầy thuốc không được lợi dụng bệnh ngặt nghèo mà đòi ăn của người”.


“Thầy thuốc không được bắt bớ bệnh nhân khi có bệnh nguy cấp”.


“Thầy thuốc phải cho bệnh nhân thuốc tốt, không được ham rẻ mà mua thuốc xấu”.


“Đối với đồng nghiệp giỏi thầy thuốc phải coi như bậc thầy”.


“Gặp đồng nghiệp kiêu ngạo thầy thuốc phải nhún nhường”.


“Đối với đồng nghiệp kém mình, thầy thuốc phải dìu dắt”.


“Thầy thuốc không được khoe khoang”.


“Thầy thuốc phải học cả người dưới mà không thẹn”.


“Trong trường hợp có bệnh nặng, thầy thuốc cần hỏi ý kiến bạn đồng nghiệp”.


 

[More]

Food employees

FOOD EMPLOYEES

Please Wash Your Hands!


• Before beginning work
• After using the restroom
• After handling raw foods like poultry, pork or beef
• After touching hair, face or body
• After eating food or using tobacco products
• After touching anything that contaminates hands


Use soap and hot water, rub your hands together for at least 20 seconds, rinse thoroughly, then dry.



Nhân Viên Nhà Bếp


Xin Hãy Rửa Tay!


Trước khi bắt đầu làm việc;
Sau khi dùng nhà vệ sinh;
Sau khi cầm thực phẩm còn sống như thịt gà, thịt bò, thịt heo;
Sau khi sờ lên tóc, mặt hoặc cơ thể;
Sau khi ăn hoặc hút thuốc lá;
Sau khi đụng chạm vào bất cứ vật gì có thể lây nhiễm vào tay.


Dùng xà bông và nước nóng, xoa hai bàn tay với nhau ít nhất 20 giây, xả nước cho sạch rồi lau khô.



(BS Nguyễn Ý Ðức
biên soạn cho Chương Trình
An Toàn Thực Phẩm

[More]

Một Vài Cảm Nghĩ…

Mặc dù đã trên tuổi “Cổ Lai Hi” mà mục-sư Phan-Thanh-Bình vẫn còn giữ được nhiều phong độ trong cuộc sống của mình.

Ngoài trọng trách thiêng liêng rao truyền “Tin Lành Thiên Chúa”, ông còn hăng say đóng góp với cộng đồng, đất nước vào việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, một con người sống sao cho ra người. Mục sư đã thuyết giảng cũng như đã viết rất nhiều sách hướng dẫn về giáo lý, về Chúa Jesus cũng như về gia đình.


Về phương diện tôn giáo, nếu muốn thấu hiểu về các Sách Tin Lành, Sách Thi Thiên, Sách Sáng Thế Ký, Sách Bồi Linh, mọi người có thể tìm đọc hơn 40 tác phẩm mà mục sư Bình đã viết. Muốn giảng dạy Kinh Thánh, soạn bài học Kinh Thánh hoặc muốn vượt qua các khác biệt văn hóa trong truyền giáo cũng có thể tìm thấy trong các tác phẩm liên hệ do mục sư Bình soạn.
[More]

Bạo hành gia đình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường.


Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
[More]

Bác sỹ hồi hưu giúp người Việt

Bác sĩ 70 tuổi được nhiều người thương mến vì các bài viết và nói chuyện đề cập tới sức khỏe của đồng bào Việt Nam

bài của Patrick McGee


Star-Telegraph ngày 13 tháng 11 năm 2005


( chuyển ngữ của Nhật báo Việt Nam Mới số 1261 ra ngày thứ Bảy 26-11-2005)


ARLINGTON, TEXAS – Đối với nhiều người Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất. Dù đã ở tuổi nghỉ ngơi nhưng vị bác sĩ 70 tuổi này vẫn không ngừng làm việc bằng cách viết sách, viết chuyên mục trên báo chí, nói chuyện trên đài phát thanh về các đề tài sức khỏe và đôi khi cũng về quê hương Việt Nam nơi ông chào đời để đẩy mạnh các chương trình y tế.
[More]

Ý Nghĩa của nghề "Lang Y"


Giới thiệu sách “Câu Chuyện Thầy Lang”


Thầy Lang hay Lang Y là tên gọi thân thương của người dân vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ để chỉ một ông thầy thuốc. Thầy Lang là một người được kính trọng trong vùng. Ngoài công việc chẩn bệnh và điều trị cho mọi người, ông còn có một số kiến thức tổng quát khá uyên bác mà dân chúng thường tới học hỏi.


“Câu Chuyện Thầy Lang” là một tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Ý Đức viết về những suy nghĩ, tâm trạng của một thầy thuốc tây y khi đối diện với nỗi hoang mang, thắc mắc, dằn vặt về bệnh tật của bệnh nhân hay của người thân. Sách được diễn tả trong phong thái tinh thần của một vị lương y thuần túy Việt Nam.


Nói cái gì, nói ra làm sao để làm vơi đi nỗi
[More]

Vi khuẩn quanh ta

Lời nói đầu

Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là:


“Nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về bệnh hiếm Bò Điên. Nhưng nhiều người không để ý tới sự quan trọng phải rửa tay khi nấu nướng ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị dại”.


Theo nhiều chuyên viên dịch học, 2/3 các trường hợp cảm lạnh và quá nửa các trường hợp tiêu chẩy mà ta mắc phải đều gây ra do những vi khuẩn nằm ở trong mái ấm gia đình của chúng ta. Chúng lúc nhúc, nhởn nhơ khắp nơi, từ phòng tắm, vệ sinh tới buồng ngủ phòng khách, trong bếp, trên da thịt ta, bàn ghế đồ đạc.. và ngay cả trong thực phẩm mua về hoặc đã nấu, để dành.
[More]

Mùa Xuân ta nói chuyện Tình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.


Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?


Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu…
[More]

ASPIRIN, Viên thuốc đa dụng

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Con người có nguy cơ mang những cơn đau do bệnh hoạn kinh niên hoặc do thương tích, giải phẫu. Cơn đau sau có thể làm giảm đi bằng thuốc gây tê mê. Cơn đau trước như nhức đầu, đau xương khớp cần sự trị liệu bằng các thuốc giải đau, để người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt, sản xuất. Aspirin là một trong các thuốc giải đau lâu đời đó.


Tự điển Webster’s Dictionary đã định nghĩa Aspirin như sau: “Một hợp chất kết tinh từ salicylic acid, có mầu trắng và có công dụng bớt đau nhức và hạ nhiệt độ”ä Nhưng trong tương lai, định nghĩa trên chắc phải kèm thêm một số chữ nữa, chẳng hạn: ” và có công dụng giúp phòng ngừa các chứng đột tim”. Thực vậy, tin tức y học quan trọng này đã được công bố trên tạp san Y Học uy tín New England Journal of Medecine, số ngày 28 tháng Giêng năm 1988.
[More]

Báo cáo của Táo làng y

Như thường lệ, vợ chồng Táo Y Tế năm nay cũng làm một rì po rất nghiêm chỉnh lên Thiên Đình về tình hình sức khỏe nơi hạ giới. Theo báo cáo, trong năm 2003, những vấn đề y tế sau đây cần được Ngọc Hoàng lưu ý, để hỗ trợ nhân đạo, cứu giúp chúng sinh.

Bệnh liệt kháng HIV-AIDS.


Bệnh này vẫn là mối đe dọa lớn cho một số quốc gia châu Phi và châu Á. Số người nhiễm bệnh gia tăng với 27 triệu ở Phi châu, trên 7 triệu ở Á châu. Cứ một trong năm người lớn ở nam châu Phi bị nhiễm HIV, có quốc gia với 40% dân số . Ở Á châu, Trung Hoa và Aán Độ chiếm khoảng 5 triệu. Tại Việt Nam số người nhiễm HIV cũng lên tới con số đáng ngại là 180,000 với 20,000 người bị AIDS. Riêng Hoa Kỳ có khoảng 900,000 người nhiễm bệnh, mỗi năm có trên 40,000 trường hợp mới và nhờ có dược phẩm đầy đủ nên số tử vong giảm. Trong năm 2003 có khoảng 3 triệu người trên thế giới thiệt mạng vì bệnh này.
[More]