Hãm Hiếp

Hãm Hiếp
Hãm hiếp thường xảy ra tại Hoa Kỳ.
Theo một vài nghiên cứu:
-84% hãm hiếp không được báo cáo;
-46% do người quen;
-77% biết rõ hung thủ, như thân nhân, lối xóm, người quen hoặc bạn trai.
-1/ 7 người vợ bị chồng hãm hiếp

[More]

Vị Thành Niên Mang Thai

Vị Thành Niên Mang Thai
Bạn có biết tỷ lệ vị thành niên mang thai ngoài ý định tại Hoa Kỳ cao nhất trong số các quốc gia phát triển, 2 lần cao hơn ở Gia Nã Đại và Anh, 10 lần cao hơn ở Thụy Sĩ. Mỗi năm, có khoảng 400.000 bé gái tuổi từ 15-19 làm mẹ. Đó là báo động của cơ quan CDC vào ngày 19 tháng 1, 2012 vừa qua.
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo Uy ban Văn hóa Quốc hội, 11,2% trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục và hàng năm có khoảng 300.000 nữ nhân có thai trước tuổi 20..
Đây là một tình trạng hết sức khó khăn cho các cháu cũng như gia đình.
[More]

Quyền Hạn của Người Bệnh

Quyền Hạn Người Bệnh
Bạn có biết, mọi người bệnh đều có một số quyền hạn được luật pháp quốc gia bảo vệ và đa số các cơ sở y tế đều ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của người bệnh. Bệnh nhân cần hiểu rõ về các quyền hạn này để biết mình sẽ được đối xử như thế nào.
[More]

Mách Lẻo…

Mách Lẻo…
Theo tự điển Việt Nam, “Mách là nói cho người khác biết điều gì; Lẻo là nhanh mồm miệng nhưng không thật. Mách lẻo là bàn tán chuyện riêng tư của người khác với người nọ người kia, gây nghi kị mất đoàn kết”.
Ở quê hưong mình ngày nay có nhóm chữ “Buôn Dưa Lê” cũng để chỉ hành động này.
[More]

Sống Qua Cơn Giá Lạnh

Sống Qua Cơn Giá Lạnh
Bạn có biết, thời tiết cực lạnh không những gây khó chịu mà còn nguy hiểm cho cơ thể. Nhất là sáng sớm bước khòi nhà lấy tờ báo hoặc ra xe đi làm.
Là động vật máu ấm, con người phải giữ nhiệt độ cơ thể trung bình là 98 độ F ( 36 độ C). Rủi ro lớn nhất của mùa đông tuyết giá là sự giảm thân nhiệt, trong đó cơ thể tiêu dùng nhiều nhiệt hơn là được cung cấp. Và nguy hiểm hơn nữa, nếu ta lại đụng độ với bộ ba “lạnh, gió, ẩm”.
Nhưng nếu biết cách đối phó, ta có thể “Sống qua cơn giá lạnh”.
[More]

Hãy Chiếu Sáng Sự Sống



Hãy Chiếu Sáng Sự Sống
Quý vị có biết rằng, chúng ta sống được trên trái đất này là nhờ có ánh sáng mặt trời. Ấy vậy mà đa số chúng ta đang bị thiếu những tia nắng đó .
Chúng ta đã dành một số thời gian khá nhiều làm việc trong văn phòng với rất ít ánh sáng rồi lại vội vã về nhà để ăn, để đọc, để coi tv, nghe nhạc, dùng computer hoặc tập thể dục rồi vào phòng tối ngủ cho tới sáng.
[More]

Tấm Gương Thần

Tấm Gương Thần
Chuyện kể lại rằng, một thương gia nọ sau hơn một năm chu du khắp nơi, thu hoạch được nhiều lợi nhuận và mua được nhiều kỷ vật quý hiếm. Về đến nhà, ông bèn mở tiệc mời đông đảo bà con thân thuộc cũng như nhân dân hàng huyện tới ăn uống vui chơi, đồng thời để giới thiệu mặt hàng, vật quý.
[More]

Tăng Sâm Giết Người

Tăng Sâm Giết Người
Quốc Sách kể chuyện Ông Tăng Sâm ở đất Phì, có kẻ trùng tên mới gây ra thảm họa giết người.
Một cư dân chạy đến nói với bà mẹ Tăng Sâm là ông vừa gậy ra án mạng. Bà mẹ tin tưởng con mình không làm bậy cho nên bình tâm tiếp tục dệt vải. Một lúc sau, kẻ khác chạy tới nói to Tăng Sâm giết người. Bà mẹ vẫn “phe lờ”. Rồi đến kẻ thứ ba hô hoán Tăng Sâm vừa mới giết người. Bà mẹ hoảng sợ, leo qua tường chạy trốn.
Tây Du Ký ghi chuyện Đường Tăng cùng ba môn đệ trèo đèo lội suối, băng rừng, đối phó với vô vàn ác thú quỷ ma tới Tây Vực thỉnh Kinh.
Đường Tăng bản chất chân tu nhưng đôi khi nhẹ dạ, cả tin. Ngộ Không lòng thành nhưng nhiều khi nổi hứng bất tử. Bát Giái lười biếng hay dèm pha, ghen tuông. Còn Sa Tăng ngoan ngoãn phục tùng.
Một ngày kia, Ngộ Không phải ba lần giết quỷ để cứu Đường Tăng thì đều bị Bát Giái xúi bẩy, ton hót với Đường Tăng rằng Ngộ Không độc ác, ham sát sanh. Đường Tăng cả tin, ba lần đuổi Ngộ Không. Để rồi vẫn phài nhờ tài năng của Khỉ Già mới thoát được tử vong vì quỷ ác.
Hai câu chuyện có 2 điều đáng lưu ý: sự cả tin của người nghe và ác ý của người nói.
[More]

Rạng Danh Dân Việt

Rạng Danh Dân Việt



Tin Bác Sĩ Philipp Roesler, sinh tại Việt Nam, được bổ nhiệm Phó Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức ở tuổi 38, đã được dư luận thế giới đặc biệt chú ý, và không ít người thán phục sự thành công của ông, khi biết ông được nuôi dưỡng trong một viện mồ côi tại miền Nam Việt Nam và được một gia đình người Đức nhận làm con nuôi khi mới 6 tháng.
[More]

Sao Nỡ Cấm Vận Nhau

Sao Nỡ Cấm Vận Nhau

Bác sĩ ơi, Có chuyện này muốn hỏi ý kiến bác sĩ. Số là năm nay tôi ngoài sáu chục, con cháu cũng trên dưới một tá và ông xã tôi đang ở tuổi cố lai hy. Vậy mà ổng vẫn như thuở ba nhăm năm mươi, lâu lâu còn muốn “này kia chi nọ”. Mà tôi thì ngần ngại, vì già rồi này nọ làm chi, cho trẻ chúng cười. Thế là ổng buồn, ông đi casino suốt tuần, tốn tiền, hại sức khỏe. Bác sĩ cho tôi vài lời khuyên nhé.
[More]

Nhập Gia Tùy Tục

Nhập Gia Tùy Tục
Người xưa thường nhắn nhủ “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”.

Theo nghiã đen, câu nói có ý nhắc nhở là buông thuyền vào một dòng sông thì cũng phải lựa nơi thuận tiện, mà vào nhà ai thì phải tuân theo tục lệ của nhà đó.
Một cách bao quát hơn, khi lập nghiệp tại một quốc gia mới, mọi người phải tìm hiểu cái nếp sống cũng như luật lệ của xứ đó để có thể hòa nhịp với dân bản xứ.
Vì, theo học giả Phan Kế Bính “Mỗi nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy ban đầu hoặc bởi tự một vài người mà rồi bắt chước nhau mà thành hoặc bởi ở phong thổ và cách quản lý hành chánh chính trị, cách giáo dục trong nước, hoặc bởi các phong trào ở nước ngoài tràn vào rồi dần dần tiêm nhiễm thành tục lệ.”
[More]

Ôm Rơm Rặm Bụng

Ôm Rơm Rặm Bụng…
Ông Tiên giữ chức vụ Thư Ký Hội đồng Giáo xứ. Thấy ông được việc, hàng xứ bèn nhờ ông kiêm nhiệm Trưởng ban Xã hội, thăm viếng người đau ốm kiêm luôn việc tang tế. Ông tất tả chạy ngược chạy xuôi, bỏ cả giữ hẹn đi khám bệnh, huyết áp cao vọt, suýt nữa bị tai biến não.
[More]

Sức Mạnh Của Cầu Nguyện

Sức Mạnh Của Cầu Nguyện
Cầu nguyện không phải chỉ là sự thờ phượng mà còn là một nguồn sinh lực dồi dào, mạnh mẽ mà con người có thể tạo ra. Ảnh hưởng của sự cầu nguyện lên tinh thần và thể chất có thể chứng minh được. Ảnh hưởng đó được đo lường bằng sự phục hồi thể xác, đưa tới một trí tuệ sáng suốt, một lương tri ổn định và sự thấu hiểu những mặt khàc nhau trong bang giao giữa mọi người.
[More]

Tuổi Già Xin Chớ Ỷ Y


Tuổi Già Xin Chớ Ỷ Y

Xin giới thiệu với Thần Già, đây là ngài Giáo sư; thưa Giáo sư, đây là Thần Già.



Thần Già: Chào Giáo sư, tôi hy vọng là ngài vẫn được mạnh khỏe. Tôi đã có hân hạnh được biết đến ngài từ lâu rồi, nhưng chắc ngài không nhận ra tôi. Liệu chúng ta có thể đi dạo một vòng được không?
[More]

Thói Quen Tốt Xấu

Thói Quen Tốt Xấu
Tác giả Lê Ngọc Trụ định nghĩa “thói quen” là “Việc làm thường thành tật, bắt buộc làm hoài”.
Nguyễn Như Ý trong Đại Từ Điển Tiếng Việt giải thích Thói quen rõ ràng hơn như sau: “Lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp, rất khó thay đổi”.
Theo nhà Tâm lý học John F. Tristany: “Thói quen là một loạt những hành vi thâm căn cố đế do học hỏi mà có và được liên tục củng cố bởi các yếu tố môi trường, cảm xúc và tâm lý. Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người là chỉ muốn có niềm vui và tuyệt đối tránh khó khăn, đau khổ”.
[More]

Già Cậy Con

Già Cậy Con…
Vào mùa Xuân năm 1983, chính quyền Reagan cho hay là các tiểu bang có thể làm luật yêu cầu con cái đóng góp trong việc chăm sóc cha mẹ già để giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, sáng kiến này không được công luận hỗ trợ, với nhiều ý kiến phản bác. Chẳng hạn có một ràng buộc nào bắt con cái phải có trách nhiệm về đời sống của cha mẹ. Nếu có, tới mức độ nào. Và ngược lại thì cũng có thắc mắc là liệu cha mẹ có “nợ” gì con cái không.
Đây là khái niệm nằm trong câu nói của văn hóa dân gian người Việt mình: “Trẻ cậy cha, già cậy con”.
[More]

Cho vừa lòng nhau


Bạn có biết, ngoài vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thực phẩm, nếm vị mặn ngọt chua cay của thức ăn nước uống, lưỡi còn tham dự vào sự phát âm, hoàn thành tiếng nói để con người có thể đối thoại giao tế với nhau.
Là một cấu trúc với các mô bào mềm, cho nên lưỡi có thể uốn éo khiến cho lời ăn tiếng nói lên bổng xuống chìm, ngọt ngào dễ nghe nhưng cũng có lúc đay nghiến, xóc họng, chua cay. Cho nên cổ nhân ta mới có nhận xét rằng “Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo”.
Truyện xưa kể lại rằng: Có một ông chủ muốn thử lòng tên gia nhân, bèn bảo y giết một con heo rồi mang bộ phận nào ngon nhất thì nấu cho ông một món nhậu đãi khách quý. Người giúp việc y lời, lấy cái lưỡi nấu món sốt vang tuyệt hảo hầu ông chủ. Một lần khác, ông chủ cũng khiến anh ta làm công việc tương tự, nhưng lấy bộ phận nào dở ẹc nhất để làm món ăn mời khách, một người mà ông ta không ưa. Gia nhân bèn tái bản món lưỡi heo sốt vang như trước.
[More]

Đừng Như Con Bướm…


  Sách Sử Ký có ghi lại chuyện công tử Quý Trát, con vua nước Ngộ, đi chu du thiên hạ. Qua nước Từ ông vào yết kiến nhà vua.


Vua Từ thấy Quý Trát có thanh gươm quý cứ chăm chăm nhìn mà không dám nói xin. Quý Trát biết ý,cũng muốn tặng nhưng chưa tiện vì cuộc du hành chưa hoàn tất.


Khi trở về, qua nước Từ, ông được tin nhà vua đã băng hà. bèn tới thắp nhang viếng mộ và để lại thanh gươm, kính tặng.


Quý Trát đã giừ lời hứa mặc dù chỉ mới là ý định trong lòng.
[More]