Bệnh tiểu đường và chăm sóc bàn chân
2- Tại sao tôi phải lưu tâm tới bàn chân?
Trong bệnh tiểu đường, bàn chân là nơi rất thường xẩy ra tổn thương. Vì dây thần kinh hư, ta sẽ không thấy cảm giác đau nên một vết cắt, một mụn nước xẩy ra mà ta không biết. Mà khi vết thương nhỏ này không được chăm sóc chu đáo thì nó sẽ thành nhiễm vi khuẩn, sinh ra tổn thương nặng hơn với vết lở loét. Thế là ta phải đi nhà thương để điều trị. Đôi khi nhiễm quá nặng, ngón chân thành khô cứng, hoại thư, bác sĩ phải cắt ngón chân đó đi.
3- Sợ quá nhỉ! vậy làm sao tôi tránh được hậu quả hiểm nguy này?
Trước hết là ta phải duy trì đường trong máu ở mức bình thường bằng các phương thức mà bác sĩ sắp đặt cho ta. Đó là ăn uống đúng cách, vận động cơ thể đều đặn và uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ.
Rồi phải để ý chăm sóc bàn chân:
a-Mỗi ngày rửa chân với nước ấm và sà bông;
b- Lau khô bàn chân, nhất là các khe ngón chân. Dùng khăn mềm và đừng chà xát quá mạnh;
c-Giữ da chân mềm bằng loại kem vaseline;
d-Trước khi đi tất, rắc bột để bàn chân không bị ẩm;
e-Mỗi ngày đều tự khám bàn chân coi có gì bất thường như vế thương trầy da…Nếu có dấu hiệu đau, sưng đỏ trên da thì phải cho bác sĩ hay ngay để được điều trị;
g-Nếu ở bàn chân có vết chai cứng, mụn cóc thì nên đến bác sĩ khám chứ không tự cắt bỏ;
h-Cắt móng chân bằng thẳng để tránh bị viêm độc góc móng chân. Trước khi cắt, nên ngâm chân trong nước ấm cho móng mềm, dễ cắt;
i-Đừng để chân bị nóng quá hoặc lạnh quá;
k- Đừng đi chân đất, dù ở trong nhà, tránh dẵm vào vật sắc bén;
4- Còn về dầy, vớ thì sao?
Không nên đi giầy mà không mang tất để tránh cọ sát da-giầy gây tổn thương; không nên đi dép mũi hở, giầy cao gót, giầy có mũi nhọn hẹp .
Không mang giầy quá chật để tránh cọ sát, trầy da;
Mua giầy vào buổi chiều, khi chân hơi to hơn buổi sáng, như vậy giầy sẽ thoải mái hơn trong suốt ngày;
Nên đi giầy mới vài giờ mỗi ngày cho da giầy mềm;
Nên có hai đôi giầy để thay phiên mang trong ngày;
Nhìn xem trong giầy có hạt sạn hoặc vật lạ thì vứt bỏ, tránh gây tổn thương cho chân;
Tránh tất bằng nylom, tất quá co dãn, có vòng cao su ở trên ngăn cản máu lưu thông;
Thay tất ngày hai lần để tránh hấp hơi.