VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Do đó phải đặt vấn đề an toàn của người già trong đời sống hàng ngày. Trước hết cần chú ý tới môi trường sinh sống, chủ yếu là nhà ở.
[More]
Do đó phải đặt vấn đề an toàn của người già trong đời sống hàng ngày. Trước hết cần chú ý tới môi trường sinh sống, chủ yếu là nhà ở.
[More]
Nhưng cỏ cây dù thiên nhiên, có loại an toàn, công hiệu, cũng có loại không có công dụng gì, đôi khi nguy hiểm vì tác dụng phụ. Nên nếu đã dùng, thì ta cần biết qua về thảo chất, về dược tính của cỏ cây đó.
Trong bài này, dựa vào các tài liệu đáng tin cậy, chúng tôi xin trình bầy đặc tính mấy món dược thảo đang rất phổ thông, mà có thể một số quý vị đang dùng.
1- Ginkgo Biloba.-
Việt Nam ta goị là cây gỗ Bạch Quả, cao tới 30 thước, lá hình cái quạt, hạt giống như qủa trứng. Hạt và lá được dùng làm thuốc. Cây Ginkgo đã mọc ở Trung Hoa từ nhiều triệu năm, nhập cảnh Âu châu năm 1730, vào Hoa Kỳ năm 1784. Hiện nay, cây được trồng nhiều ở miền Đông Nam nước Pháp, ở Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Hạt Gingo đã được người Trung Hoa dùng để trị bệnh từ năm 2800 trước Thiên Chúa. Từ hơn 20 năm nay, lá Ginkgo rất thông dụng trên thị trường dược thảo và đã có nhiều cuộc nghiên cứu khoa học về công dụng trị bệnh, nhất là ở nước Đức.
Ginkgo chứa nhiều dược chất có tác dụng làm dãn động mạch, khiến máu lưu thông dễ dàng, được dùng trị các trường hợp giảm tuần hoàn ở não bộ, nhất là người cao tuổi, ở tai, rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
Nhiều thử nghiệm đã xác nhận công dụng trị liệu của Bạch Qủa trong chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, nâng cao khả năng nhận thức, trí nhớ và giao tế trong đời sống hàng ngày.
Ginkgo làm giảm chứng đau bắp chân khi đi bộ lâu do tuần hoàn ngoại vi kém. Bạch qủa hiện cũng đang được thử nghiệm để trị sự rối loạn tình dục gây ra do vài loại thuốc trị trầm cảm.
Trong các chứng nhức đầu, ù tai, chóng mặt, đổi tính, cáu gắt, ngủ gật, u buồn của tuổi già, Ginkgo cũng có công hiệu.
Ginkgo còn được coi như một chất chống oxy hoá ( anti- oxidant ), được dùng để trì hoãn sự lão hóa.
Bên Nhật, người ta còn dùng Ginkgo để trị bệnh ung thư, bệnh hư giác mạc, bệnh thiếu chú ý ( Attention Deficit Disorder ) của người lớn.
Hiện nay, hình thức Ginkgo thường dùng là chất chiết ( G.B.extract) rút ra từ lá khô, do công ty Willmar Schwabe, Đức quốc, sản xuất đầu tiên và phổ biến trên thị trường.
Phân lượng dùng là 40-80mg, ba lần trong ngày, và dùng liên tục trong 4-6 tuần lễ.
Tác dụng phụ thường nhẹ xẩy ra trong mấy ngày đầu khi mới dùng thuốc, gồm có buồn nôn, ói mửa, tiêu chẩy, chóng mặt, nhức đầu.
Không nên dùng Bạch Qủa khi đang uống thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin.
2-St John Wort.-
Tên khoa học là Hypericum perforatum, thường được biết qua tên St John Wort vì loại cây này nở hoa mầu vàng rất đẹp vào ngày kỷ niệm sinh nhật Thánh St John the Baptist, 24 tháng Sáu mỗi năm.
Cây có nguồn gốc ở Âu Châu từ thời kỳ trung cổ, nay được trồng khắp nơi trên thế giới. Vào thời Trung cổ, SJW đã được dùng để trừ ma qủy, làm trong sạch không khí, khiến được mùa ngũ cốc khi đốt trên ngọn lửa vào đêm trước lễ St John. Dân chúng cũng tin là nằm ngủ trên một cành SJW trước ngày sinh nhật Ông Thánh này thì sẽ được bình an suốt năm. Từ nhiều thế kỷ trước, nó được coi như có thể chữa được bệnh u sầu, nhiễm độc tiểu tiện, tiêu trừ vi trùng, mau lành vết thương ngoài da. SJW được Hippocrates, Dioscorides giới thiệu, rồi bị rơi vào lãng quên cho đến vài chục năm mới đây, một loại trà từ cây này được tung ra thị trường quảng cáo là trị được trầm cảm, lo âu.
Đại học Duke được Viện Quốc Gia Bệnh Tâm Thần trợ cấp trên 4 triệu đồng để thực hiện dự án 3 năm nghiên cứu sự an toàn và công hiệu của SJW trong việc trị bệnh u sầu.
Tại Âu Châu, nhất là bên Đức, SJW được các bác sĩ biên toa cho bệnh nhân 7 lần nhiều hơn thuốc Prozac; được mệnh danh là Prozac Thiên Nhiên và được xếp hạng có công dụng trung bình, giữa hai loại âu dược trị trầm cảm chính hiện có.
Ở Hoa Kỳ SJW hiện rất được nhiều ngưòi dùng để chữa trầm cảm, vì được coi là an toàn, công hiệu, rẻ tiền, và không cần toa bác sĩ.
Mới đây, SJW được các chuyên viên về bệnh AIDS của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ để tâm nghiên cứu vì một dược chất của cây này có tác dụng vào một vài loại siêu vi trùng, trong đó HIV.
Phân lượng thường dùng là 300mg, 3 lần mỗi ngày, trong 8-10 tuần lễ.
Tác dụng phụ của nó ít hơn tác dụng phụ của một vài âu dược trị trầm cảm, như ngứa, mệt mỏi, lên kí, nhức đầu, đau bụng nhất là mẫn cảm của da ( cháy da) khi đi ra ngoài nắng. Ở thú vật, SJW có tác dụng vào tử cung, nên khi có thai, ta cần cẩn thận khi dùng thuốc này.
Chưa có bằng chứng tác dụng tương quan giữa SJW với các âu dược khác. Tuy nhiên nếu đang uống âu dược trị trầm cảm thì nên cho bác sĩ hay khi dùng dược thảo St John.
3-Saw Palmetto.-
Trong tương lai gần đây, Saw palmetto có hy vọng là dược thảo đầu tiên được chứng nhận là có công dụng trị một bệnh đặc biệt.
Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ dang cứu xét đơn xin xác nhận giá trị cuả SJW để trị trầm cảm, Ginkgo Biloba để trị rối loạn trí tuệ và Saw Palmetto, trị xưng nhiếp hộ tuyến.
Đây là một loại cây cọ cao từ 1 tới 3 thước, lá rộng tới gần một thước, mọc trên bãi cát từ miền Nam Carolina tới Florida, Texas. Vào mùa xuân, cây nở rộ hoa mầu trắng, trái của nó bắt đầu chín mọng từ mùa Hạ sang mùa Thu.
Thổ dân lục địa Mỹ Châu đã dùng trái cây cọ này để ăn và trị vài chứng rối loạn tiểu tiện đàn ông từ năm 1700. Trong nửa đầu của thế này, nó còn được dùng cho tới năm 1950 thì bị loại ra khỏi danh sách của National Formulary Hoa Kỳ, trong khi đó thì ở Âu châu nó vẫn còn rất phổ thông.
Trái Saw Palmetto có tác dụng ức chế nam kích thích tố testosterone, giảm sưng và viêm của tế bào và được dùng nhiều ở Âu châu để trị chứng sưng không ung thư nhiếp hộ tuyến. Tại Đức, cơ quan y tế đã chấp thuận cho bán một dược phẩm tinh chế hoà tan trong mỡ của cây cọ này.
Tập san y học của Hiệp Hội Y Sĩ Hoa Kỳ, số tháng 9 năm 1998, lần đầu tiên đã để ý và nêu ra nhiều cuộc nghiên cứu trên khắp thế giới về công dụng của Saw Palmetto trong việc trị sưng nhiếp tuyến.
Phí tổn mỗi ngày cho dược thảo này từ 25 tới 50 mỹ kim, trong khi âu dược thì tốn tới 200 mỹ kim.
Theo Physicians Desk Reference for Herbal Medecines, Saw Palmetto được dùng trong giai đoạn đầu của sưng nhiếp hộ tuyến lành.
Tác dụng phụ rất ít như vài rối loạn về tiêu hoá (ói mửa, đau bụng nhẹ ). Mồi ngày uống từ 1 tới 2 gờ ram.
Một điểm quan trọng là, nhiều người vì dùng thuốc này mà không đi khám bác sĩ để xác định tính lành- dữ của sưng nhiếp hộ tuyến. Nên khi khám phá ra thì ung thư bộ phận này đã đi tới giai đoạn bất khả trị.
4- Ephedra.-
Họ Ephedra, ta gọi là Ma Hoàng, gồm có nhiều loại, mọc ở Châu Âu, Trung Hoa, và đã được dùng làm thuốc chữa bệnh ở Trung Hoa từ trên 5000 năm.
Dược chất chính cuả Ma Hoàng là chất Ephedrine đã được nhà hoá học Nhật Bản N. Nagai phân tích từ năm 1887. Đến năm 1924, giáo sư K.K. Chen ở Đại học Bắc Kinh công bố đặc tính trị liệu cuả Ephedrine trong các bệnh suyễn, nghẹt mũi, kích thích thần kinh. Ephedrine làm thư dãn ống phổi, khiến không khí lưu thông dễ dàng, đồng thời làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
Ở Việt Nam, Ma Hoàng được nhập cảng từ Trung Hoa và được dùng để trị các bệnh như ngoại cảm phong hàn, ho hen.
Hiện nay, ở Mỹ, thuốc có chất Ephedrine được quảng cáo có công dụng trong việc làm giảm kí, mà nhà sản xuất gọi là herbal phen-phen, thay thế cho âu dược Pondimin, Redux hiện đã bị cấm bán vì nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Vì có tính kích thích thần kinh , làm sảng khoái, nên nhiều tay nghiền cần sa, ma túy cũng dùng Ephedra để yêu đời hơn. Một số lực sĩ đã lạm dụng thuốc này để có bắp thịt nở nang.
Ephedra có nhiều tác dụng phụ như làm mất ngủ, nhức đầu, nóng nẩy, cao huyết áp, sạn thận, kinh phong, rối loạn nhịp tim, kích thích não và tim, đôi khi đưa tới tử vong. Do đó, cơ quan FDA rất quan tâm tới dược thảo này và đề nghị giới hạn phân lượng dùng mỗi ngày không quá 24mg.
5- Họ Aloe-
Nhiều gia đình ta ở trong bếp đôi khi thấy có trồng một chậu nhỏ cây Aloe, vừa làm cảnh vừa dùng lá nó để đắp lên vết phỏng da xẩy ra trong khi nấu nướng.
Loại cây này có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Phi, đã có tài liệu ghi nhận công dụng trị bệnh từ năm 1750 TTC. Người dân Ai Cập dùng trị da nhiễm trùng từ 550 TTC. Danh Mục Dược Khoa Hoa Kỳ năm 1820 đã ghi công dụng của Aloe vera và từ năm 1920 đã được trồng để dùng trong dược phòng.
Từ lá Aloe, người ta lấy ra được một chất gel để dùng ngoài da và chất nước vắt để giúp nhuận tràng, chữa lở bao tử. Gel Aloe làm vết thương mau lành bằng cách làm co vết thương và tăng tiết chất collagen, nên được dùng khi bị phỏng da, chầy da. Mới đây nó cũng được dùng để trị bệnh vẩy nến da (Psoriasis) và làm tăng cường tính miễn nhiễm của cơ thể.
Trên thị trường, gel Aloe được giới thiệu như có công hiệu làm mềm da, sạch da, chống ngứa, diệt trùng, làm da tăng trưởng mau, đôi khi trị cả da dị ứng với lá thường xuân (poison ivy).
Bên Nhật, Aloe còn được dùng để trị bệnh ung thư do khả năng chống viêm và chặn tăng trưởng tế bào ung thư.
Kết qủa nghiên cứu tại University of Maryland cho thấy Aloe có thể diệt siêu vi trùng bệnh mụn giộp ( herpes ) và vài loại trùng bệnh cúm, trong khi đó , thử nghiệm tại University of Missouri cho thấy Aloe gel có thể dùng để ngừa thụ thai.
Aloe kích thích tuỵ tạng bài tiết Insulin, nên đang có nghiên cứu dùng Aloe để trị bệnh tiểu đường.
Kết luận
Kỹ nghệ bào chế dược thảo ở khắp nơi trên thế giới hiện giờ đang rất phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân. Các nhà sản xuất cũng đang tranh đấu để dược thảo của họ sớm được đối xử công bằng như âu dược chứ không phải chỉ là thực phẩm phụ như hiện nay. Triển vọng đó chắc cũng không còn quá xa, vì ngay tại Mỹ, Quốc Hội cũng như Hiệp Hội Y Sĩ Hoa Kỳ đã quan tâm tới vấn đề dược thảo và các phương pháp trị liệu không chính thống mỗi ngày một phổ thông này.
Ngoài ra, một trong nhiều lý thuyết cố gắng giải thích nguyên nhân sự lão hóa, lão suy là tác dụng của những gốc tự do vào các phân tử trong cơ thể. Và để trì hoãn tiến trình này, các chất chống oxy hóa đã được nhiệt liệt giới thiệu và rất nhiều người cao tuổi hiện nay đang dùng.
Xin cùng quý vị tìm hiểu thêm về những dữ kiện này.
Gốc Tự Do
Theo định nghĩa, Gốc Tự Do ( Free radical ).là bất cứ phân tử hóa chất nào chỉ có một điện tử duy nhất (electron mang điện âm) hay một số lẻ điện tử.
Xin nhắc lại, về khía cạnh hóa học, phần nhỏ nhất của vật thể gọi là nguyên tử. Mỗi nguyên tử có một nhân với một số chẵn điện tử xoay chung quanh, giống như các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Phân tử gồm một số nguyên tử dính với nhau do tác dụng của các đôi điện tử.
Một vài khi, trong diễn tiến hóa học, một điện tử bị tách rời khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự do, với số lẻ điện tử. Do đó, nó không cân bằng, đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Nó luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử mà nó thiếu từ các phân tử khác, và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào. Các khoa học gia ví chúng như những tên sở khanh chuyên đi ve vãn, phá hoại hạnh phúc của các cuộc hôn nhân đang êm đẹp. Trong cuộc đời của một người sống tới 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy.
Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây ra nh��ng tổn thương cho tế bào.Trước đó, người ta cho là gốc này chỉ có ở ngoài cơ thể.
Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từ lúc con người mới sanh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở tuổi trung niên, cơ thể mạnh, trấn áp được chúng, nhưng tới tuổi cao, sức yếu, gốc tự do lấn át, gây thiệt hại nhiều gấp mười lần ở người trẻ. Nếu không bị kiểm soát, kiềm chế, gốc tự do gây ra các bệnh thoái hóa như ung thư, xơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận người cao niên.
Nó phá rách màng tế bào khiến chất dinh dường thất thoát, tế bào không tăng trưởng, tu bổ, rồi chết. Nó tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da khiến ta có những vết đồi mồi trên mặt, trên mu bàn tay. Nó tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tử chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào. Nó gây đột biến ở gene, ở nhiễm thể, ở DNA, RNA. Nó làm chất collagen, elastin mất đàn tính, dẻo dai khiến da nhăn nheo, cơ khớp cứng nhắc.
Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được.
Trong tiến trình hóa già, gốc tự do cũng dự phần và có thể là nguy cơ gây tử vong. Hóa già được coi như một tích tụ những đổi thay trong mô và tế bào. Theo bác sĩ Denham Harman, các gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự hoá già và sự chết cuả các sinh vật. Ông ta cho là gốc tự do phản ứng lên ty lạp thể, gây tổn thương các phân tử bằng cách làm thay đổi hình dạng, cấu trúc, khiến chúng trở nên bất khiển dụng, mất khả năng sản xuất năng lượng.
Do quan sát, người ta thấy gốc tự do có ít ở các sinh vật chết non, có nhiều hơn ở sinh vật sống lâu. Người cao tuổi có nhiều gốc tự hơn là khi người đó còn trẻ.
Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh, đáng kể nhất gồm có: bệnh vữa xơ động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan.
Tuy nhiên, không phải là gốc tự do nào cũng phá hoại. Đôi khi chúng cũng có một vài hành động hữu ích. Nếu được kiềm chế, nó là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể; tạo ra chất mầu melanine cần cho thị giác; góp phần sản xuất prostaglandins có công dụng ngừa nhiễm trùng; tăng cường tính miễn dịch; làm dễ dàng cho sự truyền đạt tín hiệu thần kinh, co bóp cơ thịt.
Trong cơ thể có rất nhiều loại gốc tự do, mà các gốc nguy hiểm hơn cả là superoxide, ozone, hydrogen peroxide, lipid peroxy nhất là hydroxyl radical, một gốc rất phản ứng và gây ra nhiều tổn thương.
Gốc tự do được tạo ra bằng nhiều cách. Nó có thể là sản phẩm của những căng thẳng tâm thần, bệnh hoạn thể xác, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, thực phẩm có chất mầu tổng hợp, nước có nhiều chlorine và ngay cả oxygen.
Oxygen- Sự oxy hoá- Chất chống oxy hoá.
Oxygen là dưỡng khí thiết yếu cho mọi động vật, thảo mộc, ngoại trừ một số nhỏ sinh vật kỵ khí.
Đối với loài người, ở một mức độ trung bình, oxygen tham dự vào sự biến hóa căn bản trong cơ thể để tạo ra năng lượng cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt cuả toàn bộ tế bào. Không khí ta thở có 20% dưỡng khí, vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể và sức chịu đựng của phổi. Khi thở oxy nguyên chất khoảng 6 giờ, ta thấy nặng ngực và nếu tiếp tục thở lâu hơn nữa, các phế nang sẽ bị tổn thương.
Oxygen phản ứng trên vật chất và gây nhiều thay đổi cho các phân tử này. Một miếng thịt để ra ngoài lâu sẽ thâm, miếng táo cắt đôi trở mầu nâu, cây đinh sắt sét rỉ, cục bơ thơm trở mùi ôi khét. Chúng đã bị oxy hóa và trở thành vô dụng, đôi khi nguy hiểm. Trong cơ thể, phản ứng oxy hóa tạo ra những gốc tự do. Nhưng may mắn là cơ thể ta tạo ra được mấy loại enzym có khả năng trung hòa gốc tự do và mỗi phân tử enzym có thể vô hiệu hóa nhiều ngàn gốc. Các enzym đó túc trực trong cơ thể trước khi có phản ứng tạo ra gốc tự do nên nó kịp thời đối phó với những chàng sở khanh hoá chất hoang đàng này. Các enzym chính là superoxide dismutase (SOD ), catalase và glutathione. Mỗi enzym liên hệ vào từng phản ứng hóa học riêng biệt
Ngoài ra ta có thể trung hòa gốc tự do bằng cách dùng chất chống oxy hóa ( antioxidant ). Các chất này chỉ mới được nhắc nhở nhiều trong dân chúng cũng như y giới khoảng mươi năm gần đây. Đã có nhiều khoa học gia để tâm nghiên cứu về công dụng của chất chống oxy hóa và tây y học cũng đã có thái độ thiện cảm hơn với các chất này.
Trong một cuộc hội thảo của các bác sĩ chuyên môn về tim năm 1995, 90 % tham dự viên nhận là mình có uống chất chống oxy hoá nhưng chỉ có 75 % biên toa cho bệnh nhân. Lý do là nhiều người vẫn cho là không có đủ dữ kiện xác đáng để khuyến khích bệnh nhân dùng thêm các chất này. Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo: Một chỉ dẫn thận trọng và khoa học nhất về vấn đề này là dân chúng nên ăn thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa trong rau, trái cây và các loại hạt, thay vì uống thêm chất antioxidant.
Nhưng dân chúng ” có bệnh thì vái tứ phương”, nên nhiều khi cũng quên các lời khuyên này. Và họ vẫn dùng.
Chất này có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể, biến chúng thành những phân tử vô hại, đồng thời cũng có khả năng duy trì cấu trúc và chức năng của tế bào.
Antioxidant chính yếu, phổ thông nhất là sinh tố C, beta-carotene và sinh tố E. Sau đây là đặc điểm, công dụng của các chất trên trong phạm vi chống gốc tự do:
a- Sinh tố C.-
Đây là chất chống oxy hóa căn bản ở trong huyết tương, nó tiêu hóa gốc tự do và ngăn không cho gốc này xâm nhập các phân tử cholesterol LDH. Nó tăng cường sự bền bỉ của mao mạch, ngăn không cho gốc tự do xâm nhập qua màng tế bào, đẩy mạnh mau lành vết thương, kích thích sản xuất kích thích tố, kháng thể, acétylcholine, ngăn chặn tác dụng có hại của oxygen. Sinh tố C có nhiều trong trái cam, chanh, quít, dâu, cà chua, lá rau xanh, ớt xanh, dưa canteloupe, broccoli. Khi nấu chín, sinh tố ở các thực phẩm kể trên bị tiêu huỷ, nên nếu ăn sống được thì tốt hơn.
Sinh tố C hoà tan trong nước, và bài tiết khỏi cơ thể dễ dàng qua thận do đó ta không bị ngộ độc khi uống phân lượng cao. Phân lượng trung bình mồi ngày là 60mg, tối đa từ 500 tới 1500mg.
Trong phạm vi chống gốc tự do, nhiều người cho là phải dùng phân lượng cao hơn. Theo Tiến sĩ Linus Pauling, hai lần chiếm giải Nobel về khoa học, thì ta có thể dùng từ 3000 mg tới 12,000 mg mỗi ngày. Cá nhân ông ta uống 18 gr một ngày và sống tới tuổi 93. Uống trên 2000 mg một ngày, có thể gây tiêu chẩy nhẹ.
b- Beta- carotene.-
Được khám phá ra cách đây hơn 150 năm từ lớp mầu cam ở củ cà rốt, beta-carotene hiện giờ là loại chống oxy hóa được tiêu thụ rất nhiều trên thị trường. Chất này cần cho sự tăng trưởng và cho chức năng của các mô, của xương; tăng cường tính miễn dịch, giảm nguy cơ gây ung thư, giúp thị lực tốt hơn. Nó có thể biến đổi thành sinh tố A.
Beta-carotene có trong củ cà rốt, khoai lang đỏ, bí ngô, đu đủ, cam, ớt.
Phân lượng thông thường là 50 IU mỗi ngày, tối đa có thể lên đến 10,000 IU/ ngày .
Beta-carotene không có tác dụng phụ nguy hại như sinh tố A.
c-Sinh tố E .-
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sinh tố E chặn phản ứng của gốc tự do, ngăn sự oxy hóa cholesterol LDL và các chất mỡ khác, nâng cao tính miễn dịch. Vì chặn sự oxy hóa cholesterol, sinh tố E làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Sinh tố E là chất chống oxy hóa hòa tan căn bản trong mỡ của cơ thể, vì nó ngăn chặn sự oxy hóa chất béo trong thực phẩm chiên rán ta dùng hàng ngày.
Sinh tố E có nhiều trong rau, hột giống có dầu, gan, trứng, bơ, mầm lúa mì.
Phân lượng trung bình mỗi ngày là 30 IU, tối đa 100-400 IU.
Với phân lượng cao hơn, ta có thể bị mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, ói mửa, đi tiêu chẩy.
Các chất chống oxy hóa khác gồm có: selenium, bioflavonoids ,lutein, lycopene, coenzyme Q 10, alpha-lipoic acid và ubiquinone cũng được quảng cáo chống lão hóa, nhưng không phổ thông như sinh tố C, E và Beta Caroten.
Điểm cần nhớ là các antioxidant cộng tác với nhau để loại trừ gốc tự do. Mỗi antioxidant có tác dụng riêng với từng loại gốc tự do ở mỗi tế bào. Cho nên các chất chống oxy hóa đều có giá trị như nhau.
Trên đường đi, nàng dùng điện thoại di động kêu báo cho Huân, chồng nàng, hay. Huân hiện đang đi công tác ở miền Trung, tuần sau mới về. Rồi suốt mười lăm phút lái, nàng suy nghĩ mung lung, với nhiều lo âu, bối rối. Việc mà nàng nghĩ trước sau gì cũng xẩy ra thì bây giờ nó đã đến, hơi sớm một chút.
Sau khi ba Vân mất cách đây bốn năm, mẹ Vân dọn về ở với vợ chồng nàng. Sau một thời kỳ thích nghi với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, bà cụ dọn ra ở riêng. Cụ dọn tới khu người già trong khuôn viên chùa Linh Sơn. Cụ nói lên đây ở đi lễ bái cho gần, lại có mấy cụ già luẩn quẩn với nhau cho vui. Nhất là có hai người bạn học tử thuở xưa ở Kiến An , mà họ thường hay liên lạc chuyện trò. Nhưng thực tâm thì cụ không muốn phiền con cháu quá lâu. Từ trước tới nay cụ là người rất hoạt động, phải nói là đảm đang nữa. Cùng chồng cụ đã nuôi nấng, gây dựng cho sáu mặt con từ khi còn ở trong nước tới khi sang đây. Cháu nội ngoai các cụ có hơn một tá. Khu người già được lập ra từ hơn mười năm, có 40 phòng, dành cho các cụ độc thân, còn đủ sức khỏe , đi lại được, tự chăm sóc ăn uống , giặt giũ . Các cụ ở với nhau rất vui. Ngày ngày các cụ lên chùa lễ bái, tụng kinh rồi làm công quả. Lâu lâu nhà chùa tổ chức đi thăm viếng đây đó hoặc đi lễ hội chùa tỉnh khác.Đôi khi trời mưa , các cụ ở nhà rủ nhau làm vài hội chắn.
Mọi việc xuôi sẻ cho đến ngày hôm nay.Thực ra thì từ năm ngoái , cụ đã không được khỏe lắm. Huyết áp lên cao, các khớp xương cứ trở giời là đau nhức, lại còn mất ngủ. Có đêm, cụ chỉ ngủ được có vài ba giờ, nên ban ngày mệt và hay kêu chóng mặt. Cách đây ba tuần cụ phải nằm bệnh viện mất mươi ngày vì sưng phổi. Sau khi xuất viện, vợ chồng Vân muốn cụ về ở chung một thời gian cho khỏe nhưng cụ một mực từ chối, nói không sao. Vân đã cho anh chị em biết về tình trạng của cụ và mọi người định là tháng tới sẽ về để cùng thảo luận coi nên làm gì .
Tơi nhà thương, Vân được cô y tá cho hay tự sự. Số là sáng nay, mấy ông bà hàng xóm sang rủ cụ lên chùa tụng niệm, như lệ thường. Gõ cửa không ai có tiếng trả lời, một ông lão bèn đẩy cửa bước vào, thấy mẹ Vân nằm phục dưới đất, cạnh bàn điện thoại, nét mặt nhăn nhó. Cụ sửa soạn lên chùa thì bị một cơn chóng mặt, xỉu đi và ngã xuống nền nhà. Cụ cố với tới điện thoai để kêu cứu, nhưng đau quá, không lết thêm được.
Bác sĩ đã khám, chụp hình thì thấy cụ bị gẫy xương hông. Cụ hiện đang nằm trong phòng. Bác sĩ chờ thân nhân tới để thảo luận vì cụ cần được giải phẫu ngay.
Vân vào phòng, thấy mẹ nằm thiu thiu mà nước mắt trào ra. Da mặt bà cụ xanh nhợt, vẫn còn phảng phất nét đau đớn. Vân nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, để mẹ tiếp tục ngủ. Nhìn mẹ mà lòng vân bối rối. Cả trăm vấn đề hiện lên trong đầu Vân. Sau giải phẫu, mẹ sẽ ra sao? Liệu có đi lại được không? Huyết áp cao, bệnh phong thấp hoành hành, lại mất ngủ thì sức khỏe phải sa sút.
Mấy tháng trước, khi vợ chồng Vân đến thăm, thấy cụ cứ than là ăn không ngon miệng, nên đôi khi chẳng thèm nấu cơ, mà uống ly sữa cho khỏi đói bụng. Coi tủ lạnh, Vân thấy mấy món ăn thiu đã lên men. Vào buồng tắm thấy nước vặn bỏ quên không khóa. Vợ chồng Vân đã lo ngại…
Rồi Vân nghĩ tới hoàn cảnh của mình.
Trong sáu người con, Vân là người duy nhất ở gần mẹ. Mà bà cụ vẫn có cảm tình đặc biệt với Vân, nên trước sau cụ vẫn nói là mai mốt nếu cần “tao chỉ ở với vợ chồng con Vân thôi. Nó bướng bỉnh nhưng có lòng”.
Vợ chồng Vân được hai trai một gái đã vào đại học nên cũng nhẹ gánh. Vân mới được lên chức và trong tương lai gần, sở sẽ cho nàng đi học thêm để lấy bằng chuyên môn. Vân đã sắp xếp như vậy cho mình. Chồng nàng thì cứ vài tháng phải đi công tác xa mươi ngày.
Bây giờ, cơ sự sẩy ra như thế này, mọi dự tính của Vân đều phải xét lại. Để chờ cụ giải phẫu xong rồi tuần sau anh chị em về sẽ tính. Nhưng Vân có linh tính rằng nàng sẽ là người đứng mũi chịu sào. Mẹ mình vẫn muốn vậy, nàng tự nhủ… Bà cụ chợt tỉnh giấc, mở mắt. Nhìn thấy Vân, Cụ gượng cười, mặt nhăn nhó. Và trong đôi mắt của mẹ, Vân đọc thấy những nét thất vọng, sợ hãi, chịu thua…
Trường hợp của chị Vân là một trong cả trăm ngàn trường hợp tương tự.
Tuổi thọ con người kéo dài lâu hơn. Số những người cao tuổi mỗi ngày mỗi gia tăng. Sức khỏe người già có khá hơn nhờ các cụ biết giữ gìn nếp sống cũng như được cung cấp thuốc men đầy đủ.
Nhưng một cơ thể lâu đời vẫn có những thay đổi tự nhiên theo chiều đi xuống cộng thêm những bệnh kinh niên, những tai nạn bất ngờ, với hồi phục chậm chạp. Biết bao nhiêu mất mát đã chồng chất lên niên kỷ, những xói mòn làm mong manh thân xác.
Dù vậy nhiều người già vẫn gắng gượng tự lo, chưa muốn phụ thuộc vào các con. Họ cũng có những kiêu hãnh riêng tư, những niềm tự trọng, đôi khi cũng chỉ e ngại “cảnh cha mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày “. Nhưng sức gắng gượng chỉ có hạn, rồi một ngày nào đó cũng yếu đi. Như căn nhà tranh trước gió bão, cần được chống đỡ.
Và cũng là lúc con cái phải suy nghĩ, xem ai sẽ là người lãnh trách nhiệm. Chắc phải là người có thiện chí, có điều kiện, khả năng và hoàn cảnh thuận tiện.
Phục vụ thân nhân cao tuổi là một vinh dự cho con cái đồng thời cũng là vấn đề quan trọng của nhiều xã hội hiện nay, khi mà người đàn bà phải xông pha kiếm cơm toàn thời gian. Nó ảnh hưởng dây chuyền tới nhiều lãnh vực khác. Sẽ có nhiều người vắng mặt ở sở hoặc đi làm trễ; sẽ có dùng nhiều điên thoại để lấy hẹn bác sĩ, gọi mua thuốc. Nhiều nhân viên tới sở than phiền mỏi mệt mất ngủ. Tai nạn tại chỗ dễ sẩy ra. Thay đổi việc làm nhiều hơn. Và số người bị trầm cảm, đau ốm sẽ gia tăng.
Trong thực tế thì có rất ít gia đình đã sửa soạn sẵn để giải quyết việc chăm sóc người thân khi về già. Nhiều việc xẩy đến bất thường, đòi hỏi có quyết định ngay. Ông bố đang có sức khỏe tốt, đột nhiên bị tai biến não, liệt nửa thân, nằm bất động cần giúp đỡ với nhu cầu căn bản, thiết yếu hàng ngày: ăn uống, tắm rửa, đại tiểu tiện, cho uống thuốc… Con dâu đang vừa đi làm vừa trông nom bà mẹ chồng , giờ đây con dâu cũng thường đau ốm. Ai là người sẽ lãnh trách nhiệm săn sóc ông bố ? Ai sẽ tiếp tay với mình trông nom mẹ chồng?
Theo kinh nghiệm thì dù có nhiều anh chị em, nhưng trách nhiệm chăm sóc không đồng đều chia sẻ khi bố mẹ cần. Có thể là người con gái lớn với cả một bầy con hoặc cô út chưa đi ở riêng, nàng dâu nhà ở gần bố mẹ. Đôi khi là câu con trai cưng, Nhưng thường ra thì chỉ có một người đóng vai chính, thường xuyên.
Nói như vậy không có nghĩa lã không có chia sẻ về tài chánh, công việc chăm sóc mà qua người này mọi việc được giáo phó, phối hợp và thông báo cho người khác khi cần. Một tiểu gia đình cộng thêm hai cụ thân sinh. Thế hệ người chăm nuôi được ví như thế hệ của một chiếc ” bánh mì kẹp chả” , với trách nhiệm làm cha mẹ, bổn phận làm con và đời sống riêng tư của mình.
Nói đến người săn sóc thường thường là ta nghĩ đến vai trò của người phụ nữ: con, con dâu, chị em , cháu. Cũng chẳng ai hiểu tại sao. Có lẽ đó là thiên chức của họ sinh ra với những nét dịu dàng, nhậy cảm, những quan tâm, linh động , nhất là đức tính hy sinh , thông cảm để chăm sóc chồng con, bố mẹ. Điều đó cũng đúng vì việc tề gia nội trợ, việc chăm sóc nâng niu thì làm mà sao qua khỏi tay các bà được. Cho nên khi một bà cụ khoe “tôi ở với con trai ” thì thực ra phải hiểu là bà cụ đang ở với con dâu mới công bằng, chính xác. Đàn ông cũng làm được công việc đó nhưng tổng quát, sắp đặt nhiều hơn là đi vào chi tiết. Mà những chi tiết mới là điều mà người phụ thuộc cần, quan trọng cho họ.
Người đàn bà có chín tháng mười ngày sửa soạn để đón chào đứa con ra đời, nhưng họ không có một phần mười thời gian đó để sẵn sàng cho trách nhiệm nuôi cha nuôi mẹ .Vì sự việc xẩy ra không lường trước.
Vả lại, nuôi con là thấy mỗi ngày nó vươn ra khỏi vòng phụ thuộc, còn nuôi bố mẹ già thì nhu cầu giúp đỡ mỗi ngày mỗi tăng, mỗi đi sâu vào sự lệ thước. Nhiều người như bơi lội quay cuồng trong vai trò mới của mình. Kinh nghiệm chưa có, làm sao học được cách thức điều dưỡng trong vài ngày. Tài chánh giới hạn. Sức khỏe kém. Công việc trở ngại. Ngoài việc làm kiếm gạo, mỗi ngày cũng phải dành ra vài giờ cho việc săn sóc. Họ cảm thấy cô đơn, buồn chán, nhiều khi bực bội, bất mãn, tuyệt vọng. Không còn riêng tư cho mình. Tương lai như ngưng lại. Họ mủi lòng cho người thân, người mà bạn xưa đã sớm bỏ ra đi, sức khỏe đang hao mòn và biết rằng đang là gánh nặng cho con cháu. Tình nghĩa gia đình, lòng hiếu thảo , mặc cảm chịu ơn là những hỗ trợ để người chăm sóc tiếp tục. Họ nghĩ là phải chăm sóc cha mẹ như cha mẹ đã nuôi nấng, trìu mến họ.
Nhưng dù có cứng nhưng cũng có ngày ngả nghiêng trước gió táp. Những chia xẻ trách nhiệm, những giúp đỡ từ anh chị em, thân nhân đã tới lúc cần có vì việc chăm sóc là trách nhiệm chung của cả gia đình.
Thường thì một người tình nguyện chăm sóc thường xuyên. Còn người khác phụ giúp khi được yêu cầu hay khi có cơ hội thuận tiện. Sắp xếp sao để tránh khỏi một người bị kiệt sức. Hoặc đưa tới lủng củng gia đình. Một người mẹ có thể chăm sóc cả bầy con mười đứa, nhưng khi mẹ già thì mười đứa con không chăm sóc được một mẹ .
Sau một thời gian cố gắng, người chăm nom bắt đầu có những dấu hiệu khó khăn . Đôi khi họ cố tình gạt bỏ những nhu cầu riêng, quên những đau ốm cá nhân để lo cho người thân yêu. Có người từ chối sự tiếp tay của anh chị em hoặc bạn bè, nhóm hội. Họ cứ nghĩ có đủ sức làm mọi việc và nếu nhận sự tiếp tay là thú nhận thất bại, kém khả năng. Có người cho là chỉ có mình mới chăm sóc chu đáo., không tin ở người khác. Để rồi kiệt sức, ngã bệnh. Thử tưởng tượng một người không có sức khỏe dồi dào, săn sóc một người không khỏe lắm, thì chắc kết quả cũng chẳng được mấy hoàn hảo, như ý muốn của đôi bên.
Theo mấy ông bà thống kê thì người cống hiến chăm sóc bị ba lần trầm cảm, bốn lần tức bực hơn người nhận. Họ bất mãn vì đã cố gắng hết mình mà tình trạng người thân mỗi ngày mỗi suy kém, nên phải cố gắng hơn .
Họ có cảm tưởng như mình là người duy nhất có thể chăm sóc chu đáo được cho người thân,luôn luôn e ngại rằng sự săn sóc của anh chị em sẽ làm người thân suy yếu hơn.
Đôi khi họ thấy không có được một thì giờ riêng cho mình, một chút riêng tư với chồng con
Rồi tính tình thay đổi, hay cau có, bực tức, giận dỗi vu vơ; cảm thấy khó chịu với người mình đang trông nom đã chẳng chịu hợp tác lại còn bướng bỉnh, đòi hỏi.
Lâu lâu thấy trong người mệt mỏi, ngủ không được, mà buổi sáng sợ không dám thức dậy, sợ cái thông lệ sẽ đến. Ăn uống đổi thay, khi nhiều khi ít.
Dịch vụ chăm sóc gây trở ngại cho công việc làm ăn, cho đời sống giao tế hàng ngày.
Không còn thấy vui vẻ kiêu hãnh về trách nhiệm của mình, hoặc cảm thấy tội lỗi về nhừng ý nghĩ không tốt của mình đối với người thân.
Rồi một lúc nào đó ngã bệnh, buông xuôi…
…Để tiếp tục lo lắng cho mẹ, chị Vân đã dành cho bản thân chị một vài chăm sóc, nhân nhượng. Vân đã như nghe thấy từng thớ thịt kêu gào với Vân, cho tôi nghỉ chút xíu chứ, bạn đã sử dụng quá sức lao động của tôi để phục vụ bà cụ rồi.
Vân đã sẵn sàng, dễ dãi tiếp nhận sự giúp đỡ của anh chị em. Cô Lan ơi, tuần sau lên đón mẹ về với em, đỡ hộ chị mươi ngày nhé, anh chị định đi xả hơi ngoài biển. Anh Hoan ơi, bác sĩ nói mẹ cần uống thêm sữa đậu nành, hay là anh nói với chị làm hộ em mỗi tuần vài lít.
Chị đã xen kẽ xả hơi và chăm sóc để duy trì sinh lực, lấy lại nhiệt tâm.
Dạo này Vân để ý đến ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hơn. Ngày nào chị cũng dành 15 phút để vận động cơ thể.
Nàng lo nhất là giấc ngủ, sợ bị rối loạn. Ban đêm nhiều khi Vân phải thức dậy giúp đưa mẹ vào phòng tắm, lấy miếng nước, viên thuốc. Vân biết là mất ngủ sẽ mau đưa tới mọi tiêu hao tinh thần thể xác.
Chị cũng đã nghĩ đến một ngày nào đó, chị phải cần đến sự giúp đỡ của vài tổ chức trong cộng đồng tôn giáo, xã hội, những nhóm hỗ trợ tư nhân.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là nói chuyện với Lan, Hoan.. Để phân chia công việc săn sóc, phụng dưỡng người mẹ cô đơn…
1-Ta gia nhập các câu lạc bộ thể dục, thể thao tốn khối tiền nhưng chẳng bao giờ lui tới.
2-Trong cơ thể chỗ nào cũng thấy đau nhức, không sử dụng được; duy có một chỗ không đau nhức thì lại không dùng được.
3-Ánh sáng lóe từ đôi mắt tưởng như rất tinh anh nhưng lại là do nắng phản chiếu lên mặt kính hai tròng.
4-Ngồi chơi tài bàn tổ tôm mà khi rút cây bài, ngả xuống ù cũng mệt thở dốc.
5-Thấy bầy trẻ mới ngày nào còn để chỏm mà bây giờ đã vào tuổi trung niên.
6-Mình biết hết mà chẳng ai để ý, chẳng ai thèm hỏi ý kiến.
7-Cuốn sổ tay chỉ thấy địa chỉ và tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức, bài thuốc bổ thận;
8-Kiếng đeo trên mắt mà cứ đi tìm kính để đi kiếm kính.
9-Thấy mỗi buổi tối là thời gian sao mà quá dài và tẻ nhạt, chỉ mong chóng sáng để lại ngồi đó mong tối đến;
10-Tắt đèn là để tiết kiệm điện chứ không phải vì lãng mạn với người phối ngẫu.
11-Ngồi trên chiếc ghế đu đưa mà không có sức để đưa đẩy chiếc ghế.
12-Nhà ở thì quá rộng, tủ thuốc lại quá chật.
Khi về già, nghe và nhìn là hai giác quan có nhiều thay đổi nhất.
1- Thay đổi của mắt và thị giác
Chỉ với sức nặng gần 30 gram (1/4 ounce), đường kính 3 phân ( 1 inc), nhưng cặp mắt mang lại cho ta hơn 90% những dữ kiện mà ta cần đến trong đời sống hàng ngày.
Mắt thu những tín hiệu ánh sáng rồi chuyển lên não bộ để được phân tích, tổng hợp thành sự vật cho thị giác. Diễn tiến đó được thực hiện qua những giai đoạn như sau:
Tia sáng đi qua giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể, rọi lên võng mạc, rồi được giây thần kinh mắt chuyển lên não bộ.
Giác mạc là phần hình tròn trong suốt phía trước nhãn cầu. Nó khúc xạ ánh sáng vào trong mắt trên thủy tinh thể rồi hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Giác mạc không có mạch máu và rất nhạy cảm với cảm giác đau.
Đồng tử hay con ngươi là một lỗ mà sự lớn nhỏ được điều khiển bởi tròng mắt, một cơ quan gồm có những thớ thịt với chất phẩm làm ta có mắt đen, xanh hay xám. Đồng tử điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.
Thủy tinh thể điều chỉnh hình ảnh đưa vào võng mạc. Nó được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm chùm lên nhau .
Võng mạc có nhiều tế bào thần kinh thu nhận ánh sáng từ sự vật, chuyển lên não để tổng hợp thành thị giác.
Một ngày nào đó, khi cầm tờ báo lên để đọc, ta phải đưa tờ báo xa ra một chút mới nhìn rõ, thì ta có cảm giác là mình đã ở tuổi già. Thật vậy, ở tuổi này, không một cơ quan nào thay đổi mau chóng, rõ rệt, ở mọi người như sự thay đổi của đôi mắt.
Phần trắng của mắt đổi thành màu ngà nhạt với nhiều mạch máu kéo qua kèm theo những li ty khoáng chất đọng lên trên. Ánh mắt tinh anh của tuổi tráng niên không còn nữa vì những tế bào gây mầu mất đi.
Giác mạc vốn cong trở thành dẹp làm chứng loạn thị trầm trọng hơn và ta phải mang kính điều chỉnh.
Thủy tinh thể, trong suốt và dẻo thuở còn trẻ, trở thành đục và cứng vì có phủ thêm nhiều lớp chất đạm. Đường kính thủy tinh thể tăng làm thị lực xa dần, ta phải đưa tờ báo xa tầm mắt hơn mới đọc được.
Chứng đục thủy tinh thể, do sự thay đổi cấu tạo của chất đạm là một bệnh của mắt, nhưng cũng có thể xẩy ra với tuổi già. Áp xuất ở trong con mắt tăng lên, gây ra chứng tăng nhãn áp
Cơ thịt của tròng mắt teo đi, giới hạn độ mở của con ngươi, ánh sáng vào mắt giảm, kết quả là để nhìn rõ ràng, ta cần nhiều ánh sáng hơn.
Với tuổi già, mạch máu nuôi võng mạc kém, tế bão võng mạc có thể bị tiêu hủy, tạo ra những điểm mù trong thị khu.
Thị giác bắt đầu yếu từ tuổi 45. Khả năng nhìn gần kém cũng như điều tiết cặp mắt với khoảng cách khác nhau đều khó khăn. Vì thế khi một lão bà đang chăm chú khâu vá, có người tới gần chào, bà ta ngẩng đầu lên, ngó nghiêng và phải mất cả chục giây tập trung trước khi bà nhìn rõ người chào.
Người cao tuổi có khó khăn phân biệt mầu sắc: mầu xanh thành đậm hơn và mầu vàng lợt đi. Họ nhìn các mầu của cầu vồng như mờ dần, khiến sự vật không còn đường nét và chiều sâu. Muốn đọc hàng chữ nhỏ phải mang kính lão. Nhiều người, vốn cận thị, khi về già không cần mang kính cận, vì nhãn cầu đổi từ hình bầu dục sang tròn trịa hơn, hình ảnh lại hiện lên giác mạc.
Tầm mắt thu hẹp, trí nhớ thị giác giảm, khả năng thị giác ưóc lượng khoảng cách không chính xác. Cơ thịt của tròng mắt teo đi, giới hạn độ mở của con ngươi, ánh sáng vào mắt giảm, kết quả là để nhìn rõ ràng, ta cần nhiều ánh sáng hơn.
Trong bóng tối, người già cần thời gian lâu hơn để điều chỉnh thị năng, nhưng cũng hay bị chóa mắt khi ánh sáng quá chói. Do đó họ gặp trở ngai khi lái xe ban đêm.
Ngoài những thay đổi về chức năng kể trên, mắt còn những thay đổi bề ngoài làm ta nhiều khi sững sờ: vết rạn chân chim, mi mắt sưng, túi mỡ dưới mắt, mắt có quằng đen, da nhăn… Những thay đổi này không ảnh hưởng gì tới việc nhìn sự vật, cuộc đời, nhưng là dấu hiệu cho ta thấy ta đang về già.
Thi sĩ coi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Khoa học gia thì con mắt là những tuyến di chuyển hóa và điện năng lên óc. Nhà dinh dưỡng, đầu bếp dùng cặp mắt như thước đo món ăn thích hợp. Con người thường chúng ta thì chỉ quan tâm tới mầu mắt nâu hay xanh, hình dáng mắt bồ câu hay lá dăm …Cho tới khi thấy thị giác bắt đầu kém thì mới ưu tư suy nghĩ. Mất hay giảm thị năng có thể đưa ta tới sự thu mình với xã hội, tự cô lập rồi rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn rầu.
2- Thay đổi Thính giác
Một trong những giác quan quan trọng móc nối ta với ngoại cảnh là thính giác.
Từ những âm thanh nhẹ nhàng như tiếng gió thổi tới tiếng ầm ì liên tục của xe cộ chạy trên xa lộ, tai mang cho ta những biến chuyển của không gian, vũ trụ. Không nhận được những âm thanh này, con người trở nên mất định hướng, ngơ ngác.
Cấu tạo của tai rất giản dị và gồm ba phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Âm thanh được vành tai hướng vào màng nhĩ, làm màng rung động và chuyển những rung động đó vào ba xương nhỏ ở tai giữa.
Tai trong là một tập hợp chất lỏng và nhiều tế bào thần kinh, một số có lông ở đầu, để thu nhận tín hiệu âm thanh từ tai giữa, chuyển lên óc, tạo ra thính giác.
Thính giác có ba mức độ:
Nghe âm thanh hậu trường ( như tiếng động trong thành phố ), giúp ta nhận diện không gian quanh mình, mà khi mất đi khiến ta như lạc lõng, cô đơn.
Âm thanh tín hiệu báo cho ta một bất thường, nguy hiểm có thể đến như tiếng hú của con chó sói. Mất âm thanh này đưa ta vào tình trạng bất an, cảm giác thiếu thốn.
Âm thanh biểu tượng cho ta hiểu ý nghiã của ngôn ngữ, lời nói mà sự mất mát làm ta mất truyền thông, đưa đến cô lập trong xã hội.
Diễn biến những thay đổi ở tai thường từ từ, nhẹ nhàng, không đau đớn. Thay đổi bắt đầu ngay khi mới sanh, và âm thầm liên tục trong suốt cuộc đời con người.
Có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng tới khả năng nghe, thì cũng có những thay đổi về hình dáng, chỉ có tác dụng thẩm mỹ.
Vành tai mềm, chẩy xuống, dường như dài hơn , lớn hơn, đồng thời lại lưa thưa ít sợi lông mọc ra, nhất là ở đàn ông.
Trong lỗ tai, ráy tai nhiều và cứng, bít lối làm giảm thính lực ở 1/3 người già.
Màng nhĩ mềm, mỏng, ba xương nhỏ ở tai trong hoá vôi, cứng, tất cả đều kém rung động khi làn sóng âm thanh dội vào.
Những tế bào lông ở tai trong bắt đầu hư hao, gây ra sự nghễnh ngãng hay điếc, các mạch máu nuôi tai cũng nhỏ dần
Về khả năng thính giác thì nhiều nhà khoa học đều cho là có một sự mất mát không thể tránh được khi con người trở về gìa. Ở Mỹ, khoảng một nửa số người già trên 50 tuổi có khiếm khuyết về thính giác mà đa số đều có thể điều chỉnh được.
Một khiếm khuyết thính giác vĩnh viễn, không chữa được của người gìa là mất khả năng nghe âm thanh có tần số cao mà nguyên nhân là do sự thoái hóa của các tế bào lông ở tai trong. Đây là hội chứng nghễnh ngãng của tuổi già (Presbycusis), bắt đầu từ tuổi 20-30, nhưng rõ rệt vào tuổi 50. Một phần ba người trên 65 tuổi bị chứng này, và khi tới tuổi 85 thì quá nửa mắc phải. Sự giảm này không phục hồi và chữa trị được nên muốn nghe ta phải mang máy khuếch âm. Có ý kiến là sự giảm này cũng xẩy ra khi ta thường xuyên nghe tiếng động quá lớn.
Người cao tuổi đôi khi nghe được tiếng nói nhưng không phân biệt được ý nghĩa, nên ta cần hơi lên cao giọng một chút, đồng thời nói chậm dải, rõ ràng, với câu ngắn và nhìn vào mắt họ.
Giảm hoặc mất thính giác có thể điều chỉnh được bằng giải phẫu hay mang trợ thính cụ. Có điều cần nhớ là trợ thính cụ không mang lại toàn bộ khả năng nghe mà chỉ khuếch đại âm thanh
3- Thay đổi khứ u và vị giác
Tạo hóa cho ta những khả năng để nhìn thấy ánh sáng và sự vật, để nghe những âm thanh, tiếng động, để cảm thấy sự thay đổi của hơi nóng và sức ép của không khí. Nếm và ngửi là hai khả năng để nhận ra và phân biệt hương vị của hóa chất. Mất khả năng ngửi một bông hồng thơm hoặc nếm một bát canh cải ngọt , là giảm biết bao nhiêu thú vui của cuộc đời .
Chức năng của hai giác quan này hỗ trợ và bổ túc cho nhau.
a-Khứu giác giúp ta khám phá những phân tử li ti mà hầu hết các sinh vật phát tiết ra dưới dạng mùi vị. Khả năng này rất cần thiết cho động vật để tự vệ, để săn mồi và trong nhiều trường hợp, trong việc yêu đương.
Ngoài việc phân tích mùi của sự vật, khứu giác còn giúp ta biết những nguy hiểm hay hạnh thông của ngoại vật hoặc gợi ra những kỷ niệm thích thú thân yêu. Mùi khí đốt tỏa ra từ bếp lò. Hương nước hoa quen thuộc của người yêu.
Khả năng ngửi không phải là do cái cục thịt nhô ra giữa mặt, mà là do cả triệu những tế bào nằm trong xoang mũi. Những tế bào này thu nhận kích thích chuyển lên vùng khứu giác ở não để phân tích thành những mùi khác nhau. Bình thường mũi có thể phân biệt được 18 mùi. Nhưng nếu được huấn luyện, ta có thể ngửi được cả ngàn mùi hương khác nhau.
Khả năng phân biệt các loại mùi tốt nhất lúc tuổi 20-40, rồi giảm dần với số tuổi già.Vào tuổi bẩy tám mươi, 60% ngươì già mất đi một phần nào khả năng ngửi nhất là các mùi hương thoảng nhẹ. Nguyên nhân của sự mất mát này chưa được biết rõ: có thể là hệ thống thần kinh ngửi bị hư hao với thời gian, cũng có thể là do ảnh hưởng của sự nhiễm trùng hoặc tác dụng của các hóa chất, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết nóng lạnh bất thường. Một chứng cớ là khả năng ngửi ở những người ghiền thuốc lá giảm rất nhiều .
b-Vị giác giúp ta thưởng thức những vị khác nhau của vật chất, thực phẩm. Lưỡi là bộ phận thực hiện sự nếm.
Lưỡi được chia ra nhiều vùng, kể từ đầu lưỡi trở vào,với những tế bào hình nụ để phân biệt các vị ngọt, mặn, chua, đắng. Khi mới sanh, các nụ nếm này có ở hầu như khắp miệng. Nhưng khi ta được 10 tuổi thì chỉ còn lại ở 4 vùng mà số lượng không thay đổi với tuổi cao. Khi mất đi, chúng được thay thế mỗi hai tuần lễ.
Chân nụ nối tiếp với thần kinh ở dưới. Từ đầu nụ nhô ra một sợi lông mà khi chạm vào hóa chất lỏng sẽ cho ta biết vị của hóa chất đó.
Trong năm giác quan, vị giác thay đổi rất ít với tuổi già. và hiểu biết về sự thay đổi này cũng nghèo nàn. Ngoài ra, để phân biệt được vị, cần có một số lượng hoá chất cao hơn tiếp xúc với nụ nếm. Có nhận xét cho là sự phân biệt vị mặn và ngọt kém đi ở tuổi già. Nguyên nhân sự giảm này là do các nụ vị giác teo, nước miếng ít đi, vệ sinh răng miệng kém.
Đồng thời, vị giác cũng thay đổi trong một vài bệnh hoặc do tác dụng phụ của một số dược phẩm.
4-Thay đổi xúc giác
Đây là sự nhận biết khi đụng chạm, sờ mó vào vật gì.
Cảm giác này mang lại tình người khi chung đụng, diễn tả một an ủi, một hỗ trợ, một thoa dịu cũng như làm nhẹ bớt sự đau đớn tâm thân. Nó cũng giúp ta nhận biết, phân biệt hình thù, phẩm chất của sự vật.
Khả năng nhận thức được sự vật cũng như đặc tính của chúng bằng cách sờ hay đụng chạm phát triển ngay từ lúc ta mới sinh. Giác quan này giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, nhưng ta biết rất ít về các thay đổi này ở tuổi già.
Một cách đại cương, có ba loại xúc giác: cảm giác về sức ép, cảm giác đau, cảm giác với nhiệt độ nóng lạnh.
Khi có vật gì đụng vào cơ thể, một số tế bào thần kinh thông báo cho ta hay là đã có một tiếp xúc, một áp lực vào ta. Khi về già, một số tế bào này thoái hóa, làm cho cảm xúc này giảm đi.
Xúc giác về đau cũng thay đổi .Cảm giác này được gây ra do sự đè nặng, sự kéo căng hay sức nóng vào cơ thể. Người cao tuổi cần nhiều kích thích hơn để biết rằng mình bị đau, cũng như cảm giác đau nhiều khi ít hơn so với sự thiệt hại về thể xác. Hơn nữa, khả năng thích nghi với sự đau thay đổi tùy từng người: có người khuếch đại sự đau thì cũng có người đè nén, chịu đựng sự đau.
Những hiểu biết về cảm giác nóng, lạnh ở người cao tuổi cho biết ở tuổi này, con người ít chịu lạnh. Hạ chi nhất là bàn chân bị ảnh hưởng của sự lạnh rất mau khi nhiệt độ thời tiết giảm, gây ta chứng giảm nhiệt rất nguy hiểm và có thể đưa tới tử vong.
Các cảm xúc này được hoàn tất nhờ nhiều bộ phận tiếp nhận nằm rải rác trên da. Khi có sự thay đổi về cấu trúc, chức năng nuôi dưỡng của da thì xúc giác thay đổi. Thời gian để nhận định, phân tích , đáp ứng các tín hiệu qua sự sờ mó sẽ lâu hơn. Hậu quả là một vài nguy cơ tai nạn có thể xẩy ra. Một dây nịt ngực quá chặt mà ta không cảm thấy sẽ làm trầy da ngực. Dây giầy cột quá chặt làm cản trở máu lưu thông ở bàn chân. Nằm hoặc ngồi cùng vị trí lâu quá gây thương tích cho da thịt. Kém cảm giác với độ nóng đưa tới phỏng da.
Khi xúc giác đã mất đi thì rất khó phục hồi. Mà người già lại càng cần sự vuốt ve trìu mến của người thân yêu hơn, để sưởi ấm tình già.