Mặc dù đã trên tuổi “Cổ Lai Hi” mà mục-sư Phan-Thanh-Bình vẫn còn giữ được nhiều phong độ trong cuộc sống của mình.
Ngoài trọng trách thiêng liêng rao truyền “Tin Lành Thiên Chúa”, ông còn hăng say đóng góp với cộng đồng, đất nước vào việc xây dựng một gia đình hạnh phúc, một con người sống sao cho ra người. Mục sư đã thuyết giảng cũng như đã viết rất nhiều sách hướng dẫn về giáo lý, về Chúa Jesus cũng như về gia đình.
Về phương diện tôn giáo, nếu muốn thấu hiểu về các Sách Tin Lành, Sách Thi Thiên, Sách Sáng Thế Ký, Sách Bồi Linh, mọi người có thể tìm đọc hơn 40 tác phẩm mà mục sư Bình đã viết. Muốn giảng dạy Kinh Thánh, soạn bài học Kinh Thánh hoặc muốn vượt qua các khác biệt văn hóa trong truyền giáo cũng có thể tìm thấy trong các tác phẩm liên hệ do mục sư Bình soạn.
[More]
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.
Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?
Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu…
[More]
Lời nói đầu
Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là:
“Nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về bệnh hiếm Bò Điên. Nhưng nhiều người không để ý tới sự quan trọng phải rửa tay khi nấu nướng ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị dại”.
Theo nhiều chuyên viên dịch học, 2/3 các trường hợp cảm lạnh và quá nửa các trường hợp tiêu chẩy mà ta mắc phải đều gây ra do những vi khuẩn nằm ở trong mái ấm gia đình của chúng ta. Chúng lúc nhúc, nhởn nhơ khắp nơi, từ phòng tắm, vệ sinh tới buồng ngủ phòng khách, trong bếp, trên da thịt ta, bàn ghế đồ đạc.. và ngay cả trong thực phẩm mua về hoặc đã nấu, để dành.
[More]
Như thường lệ, vợ chồng Táo Y Tế năm nay cũng làm một rì po rất nghiêm chỉnh lên Thiên Đình về tình hình sức khỏe nơi hạ giới. Theo báo cáo, trong năm 2003, những vấn đề y tế sau đây cần được Ngọc Hoàng lưu ý, để hỗ trợ nhân đạo, cứu giúp chúng sinh.
Bệnh liệt kháng HIV-AIDS.
Bệnh này vẫn là mối đe dọa lớn cho một số quốc gia châu Phi và châu Á. Số người nhiễm bệnh gia tăng với 27 triệu ở Phi châu, trên 7 triệu ở Á châu. Cứ một trong năm người lớn ở nam châu Phi bị nhiễm HIV, có quốc gia với 40% dân số . Ở Á châu, Trung Hoa và Aán Độ chiếm khoảng 5 triệu. Tại Việt Nam số người nhiễm HIV cũng lên tới con số đáng ngại là 180,000 với 20,000 người bị AIDS. Riêng Hoa Kỳ có khoảng 900,000 người nhiễm bệnh, mỗi năm có trên 40,000 trường hợp mới và nhờ có dược phẩm đầy đủ nên số tử vong giảm. Trong năm 2003 có khoảng 3 triệu người trên thế giới thiệt mạng vì bệnh này.
[More]
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường.
Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
[More]
Giới thiệu sách “Câu Chuyện Thầy Lang”
Thầy Lang hay Lang Y là tên gọi thân thương của người dân vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ để chỉ một ông thầy thuốc. Thầy Lang là một người được kính trọng trong vùng. Ngoài công việc chẩn bệnh và điều trị cho mọi người, ông còn có một số kiến thức tổng quát khá uyên bác mà dân chúng thường tới học hỏi.
“Câu Chuyện Thầy Lang” là một tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Ý Đức viết về những suy nghĩ, tâm trạng của một thầy thuốc tây y khi đối diện với nỗi hoang mang, thắc mắc, dằn vặt về bệnh tật của bệnh nhân hay của người thân. Sách được diễn tả trong phong thái tinh thần của một vị lương y thuần túy Việt Nam.
Nói cái gì, nói ra làm sao để làm vơi đi nỗi
[More]