Mỗi khi khi đi khám bệnh, bác Minh rất thích nói chuyện với BS. Hết chuyện bệnh tật, bác chuyển sang chuyện chính trị, chuyện quê hương đất nước, chuyện cộng đồng. Gặp được ông BS vui tính, lại nhằm vào ngày BS vắng khách, hai người đủ chuyện nhỏ to. Chuyện vãn xong, bác lấy toa thuốc thơ thới ra về. Ðến nhà, bà Minh hỏi ông có kể cho BS cái chuyện mà mình vẫn thắc mắc không, thì bác cười trừ, đáp: định nói nhưng thấy kỳ quá. Bác lại thầm trách cái ông BS, chẳng chịu hỏi mình về vấn đề đó để mình được trút bầu tâm sự. [More]
“When grace is joined with wrinkles , it is adorable;
There is an unspeakable dawn in happy old age .”
Victor Hugo.
Tuổi Vàng là thời gian mà ta sẽ trải qua sau khi đã đóng góp nhiều công sức, tâm não cho xã hội cũng như cho gia đình con cháu. Tại nhiều quốc gia, tuổi đó được coi như từ 65 trở lên. Tuổi mà xã hội cho mình cái quyền vui thú điền viên với những khoản trợ cấp theo luật định hoặc tiền hưu, tiền để dành sau nhiều năm lao động. [More]
Ðây là chuyện riêng nói với quý bà. Nhưng quý ông cũng nên biết nên nghe. Vì Lang tôi sẽ đề cập tới cặp nhũ hoa mà tạo hóa ban cho nữ giới và nam giới rất quan tâm cách này cách khác.
Ngoài vai trò biểu tượng tính cách phụ nữ và đặc tính sinh dục thứ nhì với làm đẹp, gợi tình, nhậy cảm (vú đàn bà, quà đàn ông ), nhũ hoa có một nhiệm vụ thiêng cao cả hơn: đó là nuôi dưỡng con thơ bằng những giọt sữa ngon lành tươi ấm tự lòng mình. Vì “đàn bà không vú lấy gì nuôi con”. Tất nhiên là liền ông cũng có vú nhưng chỉ là hai vùng mô bào với núm cau nhỏ síu, chẳng có công dụng gì, ngoài việc điểm trang cho ngực khỏi trơ trụi. Và đôi khi để người tình tìm cảm hứng.
Nhũ hoa được Bà Mụ nặn mỗi người mỗi dạng lớn nhỏ khác nhau. nhưng vẫn có sữa nhiều ít để con bú tí và cũng mang những rủi ro bệnh tật như nhau. Do sự tinh nghịch thêm bớt chút mỡ béo của Bà Mụ mà đa số nữ giới có ngực trái hơi nhỉnh hơn ngực phải một chút. Có người thì bà cho tròn no, quả mướp, bánh dầy, người thì sừng trâu, cao như trái núi, cũng nhiều người xẹp lép như hai miếng bánh bèo. [More]
Bài viết là để đáp ứng yêu cầu của một số tỉ muội thắc mắc: chỉ thấy nói về những chuyện ngoại sáu mươi mà chẳng viết gì tới vấn đề nữ giới chúng tôi, sắp có hoặc đang có, khi không còn kinh nguyệt. Ý giả các vị nhắc khéo là nói chút đỉnh về thời kỳ mãn kinh. Vâng, đây là vấn đề gây ra nhiều thảng thốt cho một số tỉ muội, nên xin cùng tìm hiểu.
Bất lực sinh lý của người nam thực ra không phải lŕ vấn đề mới lạ. Nó đă được nói tới từ thuở xa xưa.
Danh y Ba Tư Avicenna vŕo thế kỷ thứ X đă lưu ý lŕ bệnh tiểu đường có thể gây ra bất lực. Sách y học cổ Trung Hoa đă ghi nhiều loại thuốc để kích thích khả năng lŕm těnh. Nguyęn nhân tâm lý của bất lực đă dược S. Freud diễn tả từ năm 1912. Năm 1926, bác sĩ T.W. Hughes ở Atlanta, Georgia đă kể ra tới hơn mười nguy cơ đưa tới bất lực, như mộng tinh vŕ xuất tinh quá độ, bệnh lậu, co hẹp miệng dương cụ, thủ dâm, lo âu, trầm buồn, quá bận bịu với công việc, hoang dâm vô độ hoặc tiết dục quá lâu, bệnh của trứng dái… Vŕ có một thời, người ta tin rằng bất lực lŕ do trời phạt hoặc do kẻ thů trů ếm. Nęn đă có chuyện đi cầu nguyện thánh thần hoặc xin giải bůa chuộc lỗi. [More]
Thưa cụ Đặng Nguyên Liệu Chị Minh Phượng có chuyển cho chúng tôi những lời cụ trình bày về bệnh tình của cụ. Chúng tôi thấy trong bệnh sử của cụ có những điểm nổi bật như sau:
Trong hoặc sau bữa cơm, bạn chưa kịp tận hưởng sự khoan khoái do các món ăn ngon đem lại thì đã phải nhăn mặt vì cảm giác đau rát như lửa đốt ở ngực và vị chua trong miệng. Đó là chứng ợ chua do bệnh trào ngược axit ở cuống thực quản gây nên.
Cảm giác đau và chua là do một dung dịch axit nhẹ trong dạ dày gây nên. Axit này có tác dụng giúp tiêu hoá thức ăn và tiêu diệt một số vi trùng lẫn lộn trong thực phẩm. Nó không làm tổn thương dạ dày vì bộ phận này có lớp màng ở mặt trong. Bình thường thức ăn cũng như axit được giữ trong dạ dày, không dội ngược lên nhờ chiếc van nằm ở cuối thực quản. Nhiều lúc chiếc van đó thư giãn hơi lâu khi ta nuốt thức ăn, chất chua lợi dụng cơ hội cửa mở, trào ngược lên thực quản.
– Có vài mẹo vặt mà ta có thể áp dụng để tránh ợ chua:
– Không đi nằm ngay sau khi ăn no mà nên chờ ít nhất 2 giờ.
– Khi nằm nên gối đầu hơi cao hoặc nằm nghiêng phía bên trái.
– Tránh ăn quá no một lần mà ăn nhiều bữa nhẹ, bớt ăn đồ nhiều mỡ và chất béo.
Thuốc làm bớt ợ chua:
– Thuốc trung hòa axit trong dạ dày (do chứa các chất nhôm, canxi, magiê, natri), làm bớt ợ chua, có tác dụng nhanh chóng nhưng công hiệu chỉ kéo dài vài giờ. Nên uống thuốc sau khi ăn vì nếu uống trước bữa ăn, thuốc sẽ bị thải khỏi dạ dày rất nhanh. Nếu dùng lâu có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
– Thuốc chống sự tiết axit trong dạ dày (như tagamet, zantac, pepcid…). Tác dụng của thuốc bắt đầu độ nửa giờ sau khi uống và kéo dài 3-4 giờ, có thể làm bớt hay trị ợ chua. Nên uống trước khi ăn khoảng 1 giờ. Các loại thuốc này đắt tiền hơn thuốc trung hoà axit.
Những người bị bệnh ợ chua nặng thường phải uống thuốc hằng ngày, suốt đời. Để tránh sự bất tiện này, có thể dùng phương pháp giải phẫu. Các bác sĩ sẽ nâng phần trên của dạ dày lên, bao quanh cuống thực quản đủ chặt để có thể ngăn sự trào ngược axit.
Nếu bị chứng trào ngược axit kinh niên thì bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay vì hiện tượng ợ chua mỗi ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh khác trầm trọng hơn.
Trong hơn một phần tư thế kỷ tiếp tục hành nghề tại hải ngoại, y giới chúng tôi đã có nhiều dịp được tiếp xúc với một lớp người mang những tâm trạng rối loạn về thể chất rất đáng để ý. Tìm hiểu căn nguyên của các bệnh tình này cũng không mấy khó khăn vì đa số là nạn nhân của một quá trình bị hành xác triền miên, đã mấy chục năm qua hậu quả xấu trên sức khỏe của họ dường như vẫn còn. Ðó là những người được mệnh danh là “ Tù Nhân Cải Tạo”.
Sao mà cứ “ăn cơm mới nói chuyện cũ” hoài vậy? [More]
Đây là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát. Bệnh có những vẩy mầu bạc hồng ngứa, khô, rất gọn to nhỏ khác nhau trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu và các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh nặng nhẹ tùy theo số vết thương trên da có một vài cái hoặc lan rộng khắp cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ. Người da trắng thường mắc bệnh hơn người da mầu. Bệnh có ở bất cứ tuổi nào, nhưng thường là từ tuổi lên hai tới tuổi 40. Nhiều khi bệnh có trong nhiều người ở một gia đình. Ngoại trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, chứ bệnh vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát, hoặc nếu có chỉ một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da chẳng giống ai.
Triệu chứng. Bệnh thường xuất hiện từ từ. Tiêu biểu nhất là khi bệnh xuất hiện một thời gian rồi thuyên giảm, sau đó tái phát. đặc biệt khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm siêu, dị ứng thuốc .
Bệnh đặc biệt có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể.
Vết da đặc biệt nhất thường có cạnh rất rõ rệt, rất ngứa, hình bầu dục hoặc tròn với mầu hồng phù trên với các vẩy mầu bạc , dầy, đục. Đặc biệt là khi vết thương lành, nó không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc như thườn. Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm.
Bệnh chẩn đoán dễ dàng nhờ các đặc tính của vết đau trên da cũng như làm sinh thiết tế bào da.
Tiên lượng bệnh tùy thuộc tầm mức lớn nhỏ của vẩy nến trên da và bệnh càng trầm trọng nếu càng xẩy ra ở tuổi còn nhỏ.
Diều trị: Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.
Phương thức trị liệu giản dị nhất là các loại thuốc nước hoạc pommade bôi trên da gồm chất nhờn mềm da, loại steroids, sinh tố D. Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để cháy nắng.
Một vài loại thuốc uống như Methotrexate, cyclosporine, cũng được nhiều bác sĩ cho dùng nhưng cần theo dõi kỹ vì tác dụng phụ.
Thuốc nhờn như: dầu ăn, white petrolatum, salicyclic acid, crude oil tar, anthracin, thuốc bôi có steroid.
Vẩy nến trên da đầu thường khó chữa .
Tia tử ngoại cũng được nhiều bác sĩ dùng cho trường hợp vẩy nến lan rộng khắp cơ thể.