Mách Lẻo

Mách Lẻo…
Theo tự điển Việt Nam, “Mách là nói cho người khác biết điều gì; Lẻo là nhanh mồm miệng nhưng không thật. Mách lẻo là bàn tán chuyện riêng tư của người khác với người nọ người kia, gây nghi kị mất đoàn kết”.
Ở quê hưong mình ngày nay có nhóm chữ “Buôn Dưa Lê” cũng để chỉ hành động này.
[More]

Lương Y Mất Lương Tri

Lương y Mất Lương tri
Cuối tháng 5, 2012 vừa qua, Hiệp hội Y sĩ nước Đức đã có một hành động đầy nhân tính và ngoạn mục. Họ đã công khai xin lỗi về những thử nghiệm mà các bác sĩ Đức quốc xã đã thực hiện với dân Do Thái trong các trại tập trung vào thời kỳ Hitler nắm quyền từ năm 1933-1945.
[More]

Làm Việc TỰ Nguyện

Làm Việc Tự Nguyện
Bạn có biết, vị nguyên thủ đáng kính của Hoa Kỳ Ronald Reagan đã có nhận xét: “Tinh thần làm việc tự nguyện luân lưu như một dòng sông sâu mạnh mênh mông qua dòng lịch sử của đất nước “.
Theo cơ quan Corporation for National and Community Service, năm 2010 có tới 62.8 triệu người làm việc tự nguyện trong 8.1 tỷ giờ để đóng góp cho sự phồn thịnh kinh tế xã hội cho biết bao nhiêu cộng đồng trên nước Mỹ.
[More]

Gia Đình Hạnh Phúc

Gia Đình Hạnh Phúc.
Theo Cơ Quan Thống kê Dân số Hoa Kỳ, “Gia Đình ” ngày nay tại đa số các quốc gia là một nhóm gồm 2 hoặc nhiều hơn những người sống chung với nhau, có liên hệ qua sự cưới hỏi, sinh đẻ, hoặc nhận làm con nuôi. Gia đình như vậy thường bao gồm cha mẹ và các con.
Tại Việt Nam, gia đình có thể rộng lớn hơn, với ông bà cha mẹ và con cái, tam đại hoặc tứ đại đồng đường.
Căn bản của mỗi gia đình là làm sao để có hạnh phúc cho những người sống chung dưới một mái nhà.
Theo các nhà chuyên môn cũng như quan niệm của đa số quần chúng, gia đình hạnh phúc cần có ít nhất 5 yếu tố: tình thương yêu, sự tán thưởng biết ơn, đối thoại thông cảm, dành thì giờ cho nhau và một đầu đàn sáng suốt.
Tình yêu thưong
Một gia đình hạnh phúc bắt đầu với một cuộc hôn nhân vì tình cảm yêu thương lẫn nhau chứ không vì lý do kinh tế, địa vị trong xã hội hoặc ép buộc. Gia đình sẽ gắn bó với nhau nếu đôi bên giữ được cái động lực đã khiến họ kết hợp với nhau. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi có cả hai thay vì một mình và chấp nhận cái xấu cái tốt của nhau.
Tán thưởng biết ơn
Trong một gia đình mà mọi thành viên cảm nhận được sự biết ơn lẫn nhau, tán thưởng sự giúp đỡ của nhau cũng như sống hòa đồng thì chắc là hạnh phúc cũng nhiều hơn.
Nói với nhau
Gia đình hạnh phúc khi mọi người coi trọng và dành thì giờ để nói và nghe lẫn nhau, để hiểu nhau hơn cũng như tránh hiểu lầm, ngộ nhận.
Nhiều gia đình có những khác biệt ý kiến nhỏ nhặt mà không giãi bầy giải thích thông cảm với nhau, sẽ đưa tới giận hờn hậm hực. Mới đầu còn nhẹ nhàng nhưng lâu ngày ngăn cách sẽ sâu đậm hơn. Thế là có không vui, mặt trời mặt trăng, ra vào tránh mặt.
Dành thì giờ cho nhau
Để cùng nhau chia sẻ những ngọt bùi cũng như cay đắng bất hạnh của cuộc đời, vì sắc sắc không không, có đó, mất đó, ai ngờ…
Lãnh đạo sáng suốt
Gia đình hạnh phúc cần một sự lãnh đạo hướng dẫn có tổ chức, trên dưới phân minh trong một sự thông cảm hài hòa mà không độc đoán, chồng chúa vợ tôi, con cái là lâu la, chạy việc. Mỗi người đều sẵn sàng ngỏ ý xin lỗi một cách thành thực, có tư cách, khi thấy mình sai.
Làm được như vậy thì mọi người đã thực hiện được điều mà Bernard Shaw nhận xét:
“Một gia đình hạnh phúc là một thiên đường tới sớm”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
[More]

Hãm Hiếp

Hãm Hiếp
Hãm hiếp thường xảy ra tại Hoa Kỳ.
Theo một số nghiên cứu:
-84% hãm hiếp không được báo cáo;
-46% do người quen;
-77% biết rõ hung thủ, như thân nhân, lối xóm, người quen hoặc bạn trai.
-1/ 7 người vợ bị chồng hãm hiếp
Đây là một kinh nghiệm rất đau đớn và tâm tư, phản ứng của nạn nhân khá phức tạp.
Cảm giác tội lỗi.
Nhiều nạn nhân cảm thấy tội lỗi vì xã hội thường lên án họ với một lý do nào đó. Nhưng không ai xứng đáng để bị hãm hiếp dù họ ăn mặc hở hang, khêu gợi hoặc quá chén say xỉn. Xin nhớ, bị hãm hiếp rất hiếm do lỗi của mình.
Sợ hãi
Sợ hãi sau khi bị hãm hiếp là cảm giác thường thấy. Vì bị hãm hiếp là điều rất đáng sợ. Sau sự việc, nhiều nạn nhân cảm thấy vô cùng khủng hoảng, rơi vào tâm trạng giống như là khi đang bị hiếp.
Xa lánh
Xa lánh tất cả những gì liên quan tới việc bị hãm hiếp. Nhiều nạn nhân còn từ chối mọi sự giúp đỡ để không phải nhớ lại thảm trạng. Tuy nhiên, xa lánh ngay sau khi xảy ra tai nạn thì tạm chấp nhận được chứ về lâu về dài thì không nên, vì mình cần hỗ trợ để tiếp tục cuộc sống bình thường.
Tức giận
Tức giận với hung thủ, với bản thân và với họ hàng hoặc xã hội là phản ứng thường thấy. Theo các nhà chuyên môn, sự tức giận có thể góp phần giúp hàn gắn niềm đau.
Mất niềm tin
Nhiều khi cần một thời gian dài để nạn nhân có thể lấy lại niềm tin với mọi người.
Nếu bị người quen biết hãm hiếp , nạn nhân có thể cảm thấy mất tin tưởng vào sự nhận xét của mình với mọi người.
Nếu bị người lạ hiếp thì nạn nhân cảm thấy không tin bất cứ ai mà mình không biết.
Không tự kiểm soát
Nạn nhân mất sự tự kiểm soát. Lý do là họ đã không tự bảo vệ cơ thể mình khi bị hiếp. Một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi là phải lấy lại quyền tự kiểm soát này.
Cảm giác tê dại
Sau tai nạn, nạn nhân thường rơi vào tâm trạng tê dại hoàn toàn, không một chút cảm xúc, cảm giác và đây cũng là cách để đối phó với rủi ro.
Hồi tưởng
Nhiều nạn nhân có những cơn ác mộng, nhớ lại sự bị hãm hiếp. Những hồi tưởng này cũng làm tan nát tâm hồn nạn nhân, chẳng khác chi khi đang bị hiếp. Họ mất ăn mất ngủ, bỏ các sinh hoạt thường lệ.
Tại địa phương mình mới có một vị thành niên đồng hương bị hiếp dâm, đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, cần được sự hỗ trợ cứu giúp.
Xin bà con mở rộng từ tâm.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

[More]

Hãy Bớt Lanh Lảnh Ồn Ào

Hãy Bớt Lanh Lảnh Ồn Ào
Đó là truyền đạt từ lưỡng viện Quốc Hội và vị Lãnh đạo Hành Pháp Hoa Kỳ gửi cho các cơ sở truyền thanh truyền hình tại Mỹ về các quảng cáo mà họ phát sóng. Lý do là từ nhiều chục năm nay, dân chúng Hoa Kỳ đã chịu đựng quá nhiều về sự quá ồn ào của các quảng cáo thương mại.
Số là giữa các tiết mục chính, đài cho công thương kỹ nghệ gia thuê thời gian giới thiệu sản phẩm qua làn sóng. Để lôi cuốn sự chú ý của khán thính giả, các chương trình quảng cáo này đột nhiên nâng cao âm độ, khiến cho khán thính giả phải vội vàng bịt tai, lảng sang phòng khác hoặc bấm nút “mute”. Và họ than phiền. Họ viết thư cho Cơ quan Liên bang về Truyền thông FCC từ thập niên 1960. Cơ quan đã ra khuyến cáo nhắc nhở các đài truyền thanh truyền hình, nhưng “như nước đổ đầu vịt”, vũ như cẩn. Và dân chúng tiếp tục chịu trận.
Thế rồi, một hôm nữ dân biểu 10 nhiệm kỳ Anna Eshoo từ Silicon Valley cũng là nạn nhân. Bà than phiền với người anh họ thì người này nói “Cô là dân biểu quốc hội. Tại sao cô không làm một việc nào để dẹp bỏ vấn nạn đó đi”. Và bà Eshoo hành động. Bà đã thành công đưa ra quốc hội lưỡng viện để thảo luận vấn đế này và quốc hội đồng ý với dự luật có tên là Luật Giảm Quảng Cáo Thương Mại Ồn Ào- Commercial Advertisement Loudness Mitigation Act-CALM. Dự luật đã được Tổng Thống Barack Obama ban hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Nguyên văn đạo luật như sau: “Cơ quan Liên bang về Truyền thông được phép đưa ra quy định cấm các quảng cáo kèm theo chương trình phim ảnh: 1) quá ồn ào hoặc lanh lảnh; 2) có độ ngân nga rõ ràng là cao và 3) có mức độ âm thanh tối đa cao hơn mức độ âm thanh của chương trình đang phát sóng.
Các cơ sở truyền hình phải điều chỉnh tệ trạng này và luật có hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 2012.
Đây là một tin mừng, vì chỉ vài tháng nữa, khán thính giả truyền hình sẽ thoát khỏi cực hình phải nghe những lời quảng cáo lanh lảnh điếc tai khiến họ phải vội vàng vồ lấy remote control mà bấm nút mute.
Để bảo vệ quyền hạn của mình, FCC yêu cầu khán thính giả theo dõi sự điều chỉnh của các đài phát hình. Nếu còn vi phạm, hãy thông báo cho cơ quan này qua số điện thoại 1-888-835-5322.
Sống tại quốc gia lo cho dân chu đáo như vậy kể cũng happy đấy quý vị nhỉ!. Chả bù với bà con mình ở bên nhà…
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
[More]

Hãy Nói Có Với Tuổi Già

Hãy Nói Có với Tuổi Già
Vâng, cụ bà Dana Jackson 100 tuổi, một cư dân của nhà dưỡng lão Rosewood, thành phố Bowling Green, Thổ Nhĩ Kỳ đã nói có với tuổi già, khi kết hôn với người bạn tâm giao Bill Stauss kém bà 13 tuổi, vào ngày 6 tháng 2 năm 2012. Bà cho hay: “Tôi cảm thấy như mình mới 50 tuổi”. Có nghĩa là bà chưa già.
[More]

Giá Trị Của Nghịch Cảnh

Giá trị của nghịch cảnh
Từ nhiều thế hệ, dân chúng xã Nhật Tân vẫn trồng hoa đào để bán trong dịp Tết. Đời sống cũng đủ ăn. Nhưng liên tiếp trong mấy năm gần đây, hoa bị đàn sâu về ăn hại tàn phá không còn một bông. Xóm làng hoang mang lo sợ.
Rồi một người bỗng nghĩ ra là thử trồng dưa xem sao. Thế là ông ta bắt đầu làm vườn gieo hạt trồng dưa. Dưa mọc nhanh, sâu không phá và mang lại lợi nhuận khả quan. Bà con bắt chước làm theo. Và xã Nhật Tân trở thành nơi sản xuất dưa ngon nhất nước. Ai cũng vui mừng vì có của ăn của để.
Một điều ít người nghĩ tới là họ đã làm một tượng đài ghi ơn những con sâu phá hoại hoa đào trước đây. Vì không có chúng thì họ đâu có được sung túc như ngày nay.
Thành ra thành bại ở đời là chuyện bình thường. Chỉ có điều là ta có biết chuyển “bại thành thắng”, chuyển “thua thành được” hay không.
Chẳng thế mà, khi nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp tại đại học Harvard năm 2008, bà J. K.Rowling, tác giả sách Harry Potter, không nói tới sự thành công mà nhấn mạnh ở sự Thất bại. Theo bà, sống ở đời mà không bao giờ thất bại là chuyện hiếm có. Làm sao vươn ra khỏi thất bại mới là điều quan trọng.
Giáo sư tâm lý Antoine Bechara tại California cho biết mỗi thất bại là cơ hội để não bộ học hỏi và phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng từng viết:
“Nếu không thất bại sao có thành công,
Xưa nay anh hùng từng thua mới được.
Để chuyển bất hạnh thành tốt lành, cần vài hành động chín chắn khôn ngoan.
-Hãy đứng lên và đừng tiếc nuối vì ta đã có thiện chí làm một điều gì đó thay vì không làm gì cả.
-Mỗi thất bại đều có những lý do. Tìm hiều nguyên nhân đưa tới trở ngại để rút kinh nghiệm cho việc làm về sau, như Albert Einstein đã nói, “Học từ ngày đã qua, sống cho ngày hôm nay và hy vọng vào những ngày sắp tới”.
-Duy trì nhiệt tâm, không bỏ cuộc mà làm lại với tất cả hăng say thiện chí, nếu không thì nhiệt tình sẽ giảm dần rồi buông suôi.
-Liên tục có những ước vọng. Dành thì giờ nuôi dưỡng ước vọng để chúng “động viên” mình trong công việc kế tiếp.
-Và giữ vững niềm tin. Đừng e ngại khoảng cách giữa ước vọng và sự thực. Có ước vọng là ta sẽ thành công. Đừng lo sợ vấp ngã lầm lẫn.
Vì như Theodore Roosevelt nhận xét, “Người duy nhất không bao giờ lầm lẫn là người chẳng bao giờ làm gì cả”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
[More]

Hãy Chiếu Sáng Sự Sống

Hãy Chiếu Sáng Sự Sống
Quý vị có biết rằng, chúng ta sống được trên trái đất này là nhờ có ánh sáng mặt trời. Ấy vậy mà đa số chúng ta đang bị thiếu những tia nắng đó .
Chúng ta đã dành một số thời gian khá nhiều làm việc trong văn phòng với rất ít ánh sáng rồi lại vội vã về nhà để ăn, để đọc, để coi tv, nghe nhạc, dùng computer hoặc tập thể dục rồi vào phòng tối ngủ cho tới sáng.
Nếu có ra ngoài nắng thì nhiều người lại mang kính dâm để bảo vệ mắt, mặc quần áo phủ kín cơ thể để tránh rám nắng ung thư da. Và sự việc cứ như vậy tiếp diễn, ngày này tháng nọ. Chúng ta vô tình đã mất đi những tác dụng có ích của một chút tia nắng lên sự sống của ta, lên cơ thể ta.Từ đó, sức khỏe của chúng ta suy giảm.
[More]

Già Cậy Con

Già Cậy Con…
Vào mùa Xuân năm 1983, chính quyền Reagan cho hay là các tiểu bang có thể làm luật yêu cầu con cái đóng góp trong việc chăm sóc cha mẹ già để giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, sáng kiến này không được công luận hỗ trợ, với nhiều ý kiến phản bác. Chẳng hạn có một ràng buộc nào bắt con cái phải có trách nhiệm về đời sống của cha mẹ. Nếu có, tới mức độ nào. Và ngược lại thì cũng có thắc mắc là liệu cha mẹ có “nợ” gì con cái không.
Đây là khái niệm nằm trong câu nói của văn hóa dân gian người Việt mình: “Trẻ cậy cha, già cậy con”.


Xét cho cùng thì giữa cha mẹ và con cái đều có những mối “Nợ” qua lại.
Với trách nhiệm của con cái, quan tòa Sir William Blackstone (1723 – 1780) của Anh có viết trong tác phẩm luật nổi tiếng Commentaries on the Laws of England như sau:
“…những người bảo vệ sự yếu đuối khi ta còn bé bỏng đều có quyền nhận sự hỗ trợ của ta khi suy nhược tuổi già; những người mà bằng sự nuôi dưỡng và giáo dục đã giúp con cái thành đạt đều tới lượt nhận được sự hỗ trợ của con cái khi cần”.


Còn cha mẹ thì cũng có “nợ” đối với các con.
Nợ đầu tiên và quan trọng là cha mẹ có trách nhiệm giúp con phát triển để trở thành người trưởng thành có lý trí và đầy đủ khả năng cũng như cố gắng bảo vệ chúng với những hành vi có hại do chính chúng gây ra. Rồi một hướng dẫn đúng đắn, một tinh thần kỷ luật vững chắc, một niềm tin tôn giáo căn bản làm chỗ dựa cho linh hồn.
Cha mẹ còn “nợ” con cái sự dạy dỗ trong việc tôn trọng quyền hạn, ý kiến người khác, tôn trọng pháp luật bằng hành động của mình để chúng noi gương. Trẻ bị lường gạt thì lớn lên sẽ lường gạt người khác.
Con cái cũng cần được cha mẹ tôn trọng sự riêng tư, chẳng hạn không đọc lén thư từ, bút ký, không lục ngăn kéo, túi xách tay của các con…


Khi lớn lên, đôi khi con cái cũng hành động “trật đường rầy”. Chúng cần được điều chỉnh nhưng không quá gắt gao, hạ phẩm giá mà có cân nhắc khuyến khích kèm theo lời khen với một nụ cười. Đứa trẻ lớn lên mà không thấy tình thương trong gia đình thì sau này chúng cũng khó mà có tình cảm thương yêu với tâm hồn hoan lạc.


Nhưng cha mẹ không nợ con những dịch vụ thời đại, như “Ông bà ơi, giữ các cháu hộ chúng con tuần sau nhé. Chúng con đi vacation”. Hoặc “Con cần mua xe mới, cha mẹ giúp con một nửa tiền nhé”…
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

[More]

Đừng Như Con Bướm…

Đừng Như Con Bướm…

Sách Sử Ký có ghi lại chuyện công tử Quý Trát, con vua nước Ngô, đi chu du thiên hạ. Qua nước Từ ông vào yết kiến nhà vua.
Vua Từ thấy Quý Trát có thanh gươm quý cứ chăm chăm nhìn mà không dám nói xin. Quý Trát biết ý,cũng muốn tặng nhưng chưa tiện vì cuộc du hành chưa hoàn tất.
Khi trở về, qua nước Từ, ông được tin nhà vua đã băng hà. bèn tới thắp nhang viếng mộ và để lại thanh gươm, kính tặng.
Quý Trát đã giừ lời hứa mặc dù chỉ mới là ý định trong lòng.


Trong đời sống hàng ngày có nhiều lúc ta hứa với người này người kia một điều nào đó. Lời hứa có thể là quả quyết hoặc mơ hồ nhưng đều ảnh hưởng tới mối giao tế giữa mình với người khác. Giữ được lời hứa thì uy tín của mình sẽ tăng lên trong khi đó phụ lời hứa thì sự thất bại trong trường đời là điều thấy trước. Cho nên hiền triết Khổng Phu Tử xưa kia có nói: “Nhân vô tín bất lập”, người không giữ được chữ tín thì không đứng được ở đời. Ông cũng đặt chữ Tín vào nhóm Ngũ Thường với Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.


Thực tế mà nói thì giữ lời hứa quả tình là điều quan trọng.
Một người đang ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng với ý nghĩ quyên sinh mà lời hứa cứu giúp đã được thực hiện thì một mạng sống đã được duy trì.
Đôi trẻ kết hôn giữ được lời hứa đầu bạc răng long thì chắc có nhiều hạnh phúc. Nhưng cũng có những hoàn cảnh hứa nhiều mà thực hiện chẳng được bao nhiêu, vì không ý thức được khả năng, vì vui miệng hứa trăng hứa cuội, vì huênh hoang tỏ vẻ ta đây hứa càn. Thánh Kinh nhắc nhở “Kẻ to miệng hứa… mà không giữ lời hứa chẳng khác nào có mây, có gió mà chẳng có mưa” (Cn 25,14).
Và trở thành con người bất tín.
Bất tín thì sẽ cô đơn lạc lõng trong xã hội. Như thi sĩ William Shakespeare cảnh cáo “Đừng tin kẻ dù đã một lần sai hẹn”.
Cho nên Napoleon Đệ Nhất nhắc nhở : “Cách giữ lời hứa tốt nhất là không bao giờ hứa”.
Nhưng mấy ai sống chung với nhau mà lại làm được như vậy.
Thực tế hơn, văn hào Jean Jacques Rousseau khuyên: “Chậm rãi đưa ra lời hứa bao giờ cũng trung thành giữ được lời hứa”.
Hoặc theo sử gia Irving Washington “Đừng nhận cái gì mà ta không thể thực hiện nhưng hãy cẩn trọng giữ lời hứa”,.
Và khi đã:
“Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.
Cũng như:
“Nói chín thì phải làm mười.
Nói mười làm chin, kẻ cười người chê”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

[More]

Cho Vừa Lòng Nhau

Cho Vừa Lòng Nhau
Bạn có biết, ngoài vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thực phẩm, nếm vị mặn ngọt chua đắng của thức ăn nước uống, lưỡi còn tham dự vào sự phát âm, hoàn thành tiếng nói để con người có thể đối thoại giao tế với nhau.
Là một cấu trúc với các mô bào mềm, cho nên lưỡi có thể uốn éo khiến cho lời ăn tiếng nói lên bổng xuống trầm, ngọt ngào dễ nghe nhưng cũng có lúc đay nghiến, xóc họng, chua cay. Cho nên cổ nhân ta mới có nhận xét rằng “Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo”.


Truyện xưa kể lại rằng:
“Có một ông chủ muốn thử lòng tên gia nhân, bèn bảo y làm thịt một con heo rồi mang bộ phận nào ngon nhất thì nấu cho ông một món nhậu để đãi khách quý. Người giúp việc y lời, lấy cái lưỡi nấu món sốt vang tuyệt hảo hầu ông chủ. Một lần khác, ông chủ cũng khiến anh ta làm công việc tương tự, nhưng lấy bộ phận nào dở ẹc nhất để làm món ăn mời khách, một người mà ông ta không ưa. Gia nhân bèn tái bản món lưỡi heo sốt vang như trước.
Ngạc nhiên ông chủ hỏi cho ra lẽ, thì gia nhân bèn đáp: Thưa lão gia, cũng một cái lưỡi, khi tốt với nhau thì thốt ra những lời ân tình, trìu mến nhưng khi hận thù đằng đằng thì cũng cái lưỡi đó ở cùng con người đó lại phát ra những lời độc địa có thể gây ra tán gia bại sản, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác”.


Tâm lý chung của con người là thích nghe những lời nói dịu dàng khiến cho con kiến trong lỗ cũng bò ra. Nhưng có lẽ cũng chẳng nên quá mật ngọt đến nỗi bã lã giả dối, “nói vậy mà không phải vậy”, để người dễ tin “cứ tưởng bở”. Đồng thời cũng nên “liệu lời ăn nói cho vừa lòng nhau”, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” chứ chằng nên quá phũ phàng tiếng bấc tiếng chì. Vì “lời nói chẳng mất tiền mua”.


Do đó, biết xử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan là điều tưởng cũng nên làm. Thủ tướng nước Anh Winston Churchill có nói: “Dù có nuốt đi những lời độc địa thì dạ dày chúng ta cũng không bị trúng độc”.
Đó cũng là kinh nghiệm mà người xưa vẫn nhắc nhở “Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”, vì “vết thương dao cắt dễ lành, lưỡi đâm khó chữa”.
Gặp một người có ngôn từ độc ác thì cũng chẳng nên chấp nhất, “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”, chỉ gây thêm hận thù.
Cho nên tục ngữ ca dao mình có câu nói:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



[More]

Sám Hối Bảy Ngày

Sám hối bẩy ngày…

Đó là vế dưới của câu ngụ ngôn, “Một lời nói dối, sám hối bẩy ngày” của dân gian mình.
Người châu Phi có một câu tương tự “The end of an ox is beef, and the end of a lie is grief”. Cuối cùng thì con bò đực trở thành miếng beefsteak và hậu vận của nói dối là sầu hận.


Sách Quốc văn Giáo khoa thư kể chuyện bé Ất có tính hay nói dối. Đã nhiều lần Ất kêu cháy nhà để đánh lừa người ta rồi cười. Một hôm cha mẹ nó đi vắng, chẳng may nhà bị cháy thật. Ất chạy vào làng cầu cứu nhưng không ai tới vì cho là Ất lại nói dối,. Thế là căn nhà cháy tan. Lúc đó Ất mới biết nói dối là thiệt cho mình, nhưng đã quá muộn.


Theo các nhà chuyên môn, con người bắt đầu nói dối ở tuổi lên 4, lên 5, khi mà các cháu biết sử dụng lời nói dối vô hại để được cha mẹ cưng chiều. Rồi do thói quen, lớn lên chúng tiếp tục hành động tương tự. Để tự bảo vệ. Để có chút tiếng tăm. Có thêm lợi nhuận tài chánh cũng như tỏ ra là mình biết nhiều.


Nghiên cứu cho hay, ngưởi Mỹ nói dối ít nhất là 11 lần trong một tuần lễ.
Ở quê hương hiện nay thì nói dối hầu như là chuyện bình thường. Nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét, “Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa”.


Khi nói dối thì mắt la mày lét, hơi thở hơi nhanh, mồ hôi ướt trán, giọng nói thay đổi với “ừm” “ừ” tằng hắng. Nhưng người mặt trơ trán bóng nói dối nhờn môi thì lại tỉnh bơ cười toét.


Diderot có nhận xét rằng “Lợi điểm của nói dối chỉ kéo dài chốc lát nhưng cái lợi của sự thực thì vĩnh viễn”.
Còn George Bernard Shaw nghiêm khắc hơn, “Hình phạt đối với kẻ nói dối là không ai tin hắn mà chính hắn cũng không dám tin ai.”.
Các tôn giáo đều khuyên không bao giờ nói dối.


Mới đây giáo sư tâm lý Anita Kelly, Đại học Notre Dame -Indiana cho hay khi con người nói dối nhiều thì sức khỏe suy sụp, khi bớt nói dối thì sức khỏe khá hơn. Vì đương sự cảm thấy ít lo sợ sự giả dối bị phanh phui.


Nhưng ở đời lại có những hoàn cảnh trái ngược, như La Fontaine viết “Đối với chân lý, người ta lãnh đạm dửng dưng mà đối với dối trá thì lại hăng say vồn vã”.


Vì tư lợi, ích kỷ…
Đời sao mà nhiều mâu thuẫn!!!


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.


[More]

Bó Dũa và Tờ Giấy Nhám

Bó Đũa và Tờ Giấy Nhám
Vào một ngày rảnh rỗi, ông bố kêu bốn người con tới uống trà, luận bàn thế sự. Rồi ông lấy ra một bó đũa và một túi tiền. Ông nói với các con “Nếu ai bẻ được bó đũa, cha sẽ thưởng cho gói tiền này”.
Bốn người con hăm hở thay phiên nhau cầm bó đũa lên mà bẻ. Cố gắng tới mặt đỏ tía tai mà không anh nào bẻ gẫy được. Và đành xin chịu thua.
Ông già bèn cởi giây cột những chiếc đũa với nhau, rồi chậm rải bẻ từng chiếc đũa. Các con nhao nhao nói “Bẻ từng chiếc thì con cũng bẻ được”.
Mìm cười, ông già nhắn nhủ “Đúng vậy, nếu chia lẻ bó đũa ra thì ai cũng bẻ gẫy được, còn như giữ nguyên bó thì làm sao mà bẻ cho được. Đây là bài học mà các con nên nhớ mãi suốt đời. Sống với nhau mà không có sự hợp quần thì không có sức mạnh, không hỗ trợ được cho nhau và đối phương dễ bề lợi dụng, thao túng”.
Câu chuyện trên khiến ta liên tưởng tới tờ giấy nhám, một tờ giấy rất bình thường mà nhiều công dụng. Giấy nhám có thể làm nhẵn thín những mảnh gỗ sần sùi, có thể làm sáng loáng những mảnh kim loại lâu ngày rỉ sét.
Mà giấy nhám chỉ được làm thành với những hạt cát long lanh, một chút keo và tờ giấy.
Để trên lòng bàn tay, cát có thể bị một hơi thở thổi bay tứ phía. Chút keo hòa vào nước sẽ chỉ là nước, dễ bốc hơi và không còn dính. Và tờ giấy có thể bị vò nát xé tan từng mảnh.
Nhưng khi cát trộn lẫn với keo, rồi trải mỏng lên tờ giấy chờ cho khô thì tất cả sẽ thành tờ giấy nhám, vừa dai vừa sắc với nhiều công dụng.
Ở đời, không ai có thể sống lẻ loi. Lẻ loi thì làm sao có cơm mà ăn có áo mà mặc, có nhà để ở. Rồi lại còn biết bao nhiêu nhu cầu khác nữa cho đời sống.
Mà chung sống tất phải có cạnh tranh, đụng độ, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua. Yếu mà không đoàn kết với nhau thì sẽ bị thiệt thòi, bóc lột.
Nhìn ra thế giới, bao nhiêu nước lớn ăn hiếp nước bé cách này cách khác. Bằng vũ lực. Bằng bao vây lũng đoạn kinh tế. Bằng lấn biển chiếm đất.
Trong phạm vi bé nhỏ cộng đồng, nhóm thiểu số không ngồi lại với nhau thì chẳng mấy lúc mà nhóm đa số lấn hiếp, dành hết quyền lợi. Nhất là cộng đồng người Việt còn mới mẻ.
Vì thế, mới có những ca dao nhắc nhở:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại, nên hòn núi cao”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
[More]

Quyền Hạn Của Bệnh Nhân

Quyền Hạn Người Bệnh
Bạn có biết, mọi người bệnh đều có một số quyền hạn được luật pháp quốc gia bảo vệ và đa số các cơ sở y tế đều ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của người bệnh. Bệnh nhân cần hiểu rõ về các quyền hạn này để biết mình sẽ được đối xử như thế nào.
1-Quyền được biếtvề bệnh
Bệnh nhân có quyền được thông báo về bệnh trạng của mình, các rủi ro và ích lợi của phương thức điều trị một cách chính xác và giản dị để người bệnh hiểu rõ.
2-Quyền lựa chọn bác sĩ
Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thích hợp với nhu cầu của mình đồng thời cũng có quyền hỏi thêm ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế khác khi thấy cần.

3-Quyền được cấp cứu
Khi bị thương tích, bệnh hoạn trầm trọng bệnh nhân có quyền được nhận vào các cơ sở y tế khẩn cấp ở bất cứ nơi nào để được điều trị.


4-Quyền góp ý kiến
Bệnh nhân có quyền cũng như trách nhiệm tham gia vào việc điều trị bệnh của mình; có quyền từ chối điều trị dù là do bác sĩ đề nghị. Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ giải thích cho bệnh nhân các hậu quả về sự từ chối này.


5-Quyền được tôn trọng và không bị đối xử khác biệt
Người bệnh phải được tôn trọng. không phân biệt đối xử trong mọi trường hợp như chủng tộc, mầu da, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, nguồn gốc thanh toán y phí và được thông báo chi tiết về chi phí trong các dịch vụ y tế
Bệnh nhân phải được tôn trọng sự riêng tư, được thân nhân thăm viếng trong khi điều trị tại bệnh viện
Sự tương kính giữa bệnh nhân và nhân viên y tế là điều kiện cần thiết cho việc cung cấp và tiếp nhận chăm sóc sức khỏe.


6.Quyền được giữ bí mật tình trạng sức khỏe của mình
Bệnh nhân có quyền thổ lộ cho người cung cấp dịch vụ y tế các chi tiết về bệnh trạng của mình. Các dữ kiện này phải được bảo vệ bí mật.
Bệnh nhân có quyền coi lại và làm bản sao hồ sơ bệnh lý của mình cũng như yêu cầu sửa đổi nếu thấy không đúng hoặc không đầy đủ.


7.Quyền than phiền, khiếu nại
-Bệnh nhân có quyền được giải quyết một cách công bằng, nhanh chóng mọi than phiền của mình đối với nơi điều trị, cách chữa, bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Các than phiền này cũng gồm thời gian chờ đợi quá lâu, giờ giấc không thích hợp, cách đối xử của nhân viên, tiện nghi của cơ sở điều trị.
Biết quyền hạn để tự bảo vệ sức khỏe là quan trọng.



Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

[More]

Quấy Nhiễu Tình Dục

Quấy nhiễu tình dục.
Quấy nhiễu tình dục là một trong những trường hợp bạo hành ngoại hạng đối với phụ nữ tại nơi làm việc và là một đối xử khác biệt không hợp pháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, từ 40 đến 80% nữ giới bị sách nhiễu như vậy trong khi làm việc.
Ý nghĩa của quấy nhiễu tình dục có thể rất bao quát và gây ra nhiều tranh luận tùy theo quan điểm của mỗi người.
[More]

Ba Cây Chụm Lại…

Ba Cây Chụm Lại…
Quốc Văn Giáo Khoa Thư có ghi lại câu chuyện như sau:
“Thầy trò đi chơi, ngồi nghỉ chân trước cửa chùa.Thấy một người trèo lên cây gạo, định phá cái tổ quạ. Có hai con quạ trong tổ bay ra, kêu ầm lên. Một chốc quạ từ tứ phía bay đến, xúm lại mổ người kia bu cả đầu, toạc cả mặt, phải vội vàng trụt xuống.
Thấy thế, thầy giáo bảo học trò rằng: “Lũ quạ biết bênh vực nhau như vậy tức là cái nghĩa hợp quần đấy. Các con nên coi gương mà bắt chước. Các con phải yêu mến nhau, đùm bọc lấy nhau như con một nhà”.
[More]

Đại Thụ và Cây Sậy

Đại Thụ và Cây Sậy

Tại một khu rừng nọ, có một cây đại thụ và một cây sậy mọc gần nhau đã từ nhiều chục năm. Đôi bên vẫn thường tâm sự qua lại mặc dù một bên thì lừng lững cao ngất trời xanh, một bên thì mảnh mai không quá đầu người.
Một hôm đôi bên luận bàn về sức mạnh của nhau.
[More]

Dúng Giờ

Đúng Giờ

Có một cặp tình nhân hẹn gặp nhau ở một công viên tĩnh mịch.
Nàng tới đúng giờ, ngồi đợi. Hai phút trôi qua rồi năm phút, rồi mười phút… “Chẳng thấy bóng anh đâu”. Mà chỉ có một trai lạ, thấy nàng một mình, xà vào làm quen. Thì may mắn, xe chàng lao tới…
Thế là một màn giận hờn đấm lưng, tức tưởi nước mắt mắng vốn. Và chàng cúi đầu nhận lỗi…Hai người đã hẹn hò nhưng một người đã trễ hẹn.
[More]

Memorial Day

Memorial Day
Mỗi quốc gia đều có một ngày để cùng nhau tưởng nhớ ghi ơn những người đã nằm xuống vì sự vẹn toàn độc lập của giang sơn gấm vóc, vì quyền làm người có tự do dân chủ. Ngày đó có thể có những danh xưng khác nhau như Ngày Kỷ Niệm Memorial Day, Ngày Đình Chiến Armistice Day, Ngày Tưởng Nhớ Remembrance Day, Ngày Chiến sĩ Vô Danh Unknown Warrior… nhưng đều có chung một mục đích là biểu lộ lòng tôn kính với các anh hùng liệt sĩ, những người đã vị quốc vong thân, có công với đất nước.
[More]