ASPIRIN, Viên thuốc đa dụng

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Con người có nguy cơ mang những cơn đau do bệnh hoạn kinh niên hoặc do thương tích, giải phẫu. Cơn đau sau có thể làm giảm đi bằng thuốc gây tê mê. Cơn đau trước như nhức đầu, đau xương khớp cần sự trị liệu bằng các thuốc giải đau, để người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt, sản xuất. Aspirin là một trong các thuốc giải đau lâu đời đó.


Tự điển Webster’s Dictionary đã định nghĩa Aspirin như sau: “Một hợp chất kết tinh từ salicylic acid, có mầu trắng và có công dụng bớt đau nhức và hạ nhiệt độ”ä Nhưng trong tương lai, định nghĩa trên chắc phải kèm thêm một số chữ nữa, chẳng hạn: ” và có công dụng giúp phòng ngừa các chứng đột tim”. Thực vậy, tin tức y học quan trọng này đã được công bố trên tạp san Y Học uy tín New England Journal of Medecine, số ngày 28 tháng Giêng năm 1988.
[More]

CHUYỆN ĐÀN ÔNG

From: Hai Pham Thanh

To: [email protected]


Sent: Monday, August 01, 2005 10:48 AM


Subject: Kính gửi bác sĩ Hồ Đắc Duy!


Kính gửi bác sĩ Hồ Đắc Duy!


Cháu đã đọc nhiều bài viết của bác sĩ và biết bác sĩ luôn rất bận rộn với công việc nhưng cháu có mấy vấn đề không biết trao đổi cùng ai ngoài bác sĩ ra, nên đành phải mạo muội làm phiền đến bác sĩ vậy. Cháu rất mong nhận được lời khuyên của bác sĩ và cháu cũng rất mong đợi nhận được thư riêng của bác sĩ gửi cho cháu!
[More]

Vi khuẩn quanh ta

Lời nói đầu

Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là:


“Nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về bệnh hiếm Bò Điên. Nhưng nhiều người không để ý tới sự quan trọng phải rửa tay khi nấu nướng ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị dại”.


Theo nhiều chuyên viên dịch học, 2/3 các trường hợp cảm lạnh và quá nửa các trường hợp tiêu chẩy mà ta mắc phải đều gây ra do những vi khuẩn nằm ở trong mái ấm gia đình của chúng ta. Chúng lúc nhúc, nhởn nhơ khắp nơi, từ phòng tắm, vệ sinh tới buồng ngủ phòng khách, trong bếp, trên da thịt ta, bàn ghế đồ đạc.. và ngay cả trong thực phẩm mua về hoặc đã nấu, để dành.
[More]

Ý Nghĩa của nghề "Lang Y"


Giới thiệu sách “Câu Chuyện Thầy Lang”


Thầy Lang hay Lang Y là tên gọi thân thương của người dân vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ để chỉ một ông thầy thuốc. Thầy Lang là một người được kính trọng trong vùng. Ngoài công việc chẩn bệnh và điều trị cho mọi người, ông còn có một số kiến thức tổng quát khá uyên bác mà dân chúng thường tới học hỏi.


“Câu Chuyện Thầy Lang” là một tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Ý Đức viết về những suy nghĩ, tâm trạng của một thầy thuốc tây y khi đối diện với nỗi hoang mang, thắc mắc, dằn vặt về bệnh tật của bệnh nhân hay của người thân. Sách được diễn tả trong phong thái tinh thần của một vị lương y thuần túy Việt Nam.


Nói cái gì, nói ra làm sao để làm vơi đi nỗi
[More]

Bác sỹ hồi hưu giúp người Việt

Bác sĩ 70 tuổi được nhiều người thương mến vì các bài viết và nói chuyện đề cập tới sức khỏe của đồng bào Việt Nam

bài của Patrick McGee


Star-Telegraph ngày 13 tháng 11 năm 2005


( chuyển ngữ của Nhật báo Việt Nam Mới số 1261 ra ngày thứ Bảy 26-11-2005)


ARLINGTON, TEXAS – Đối với nhiều người Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất. Dù đã ở tuổi nghỉ ngơi nhưng vị bác sĩ 70 tuổi này vẫn không ngừng làm việc bằng cách viết sách, viết chuyên mục trên báo chí, nói chuyện trên đài phát thanh về các đề tài sức khỏe và đôi khi cũng về quê hương Việt Nam nơi ông chào đời để đẩy mạnh các chương trình y tế.
[More]

Bạo hành gia đình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường.


Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
[More]