Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Dòng Máu Chẩy.

                                 Dòng Máu Chẩy.

Vào cuối năm 1980, các nhà nghiên cứu ở Mayo Clinic tại Rochester, Minnesota đã so sánh dòng máu chảy ở bàn tay của một người nam và người nữ khỏe mạnh với bàn tay của người bị bệnh Raynaud. Bệnh này gây ra do giảm máu lưu thông tới ngón tay, mũi và lưỡi.Kết quả là ngay khi nhiệt độ trong phòng bình thường, sự lưu hành của máu ở bàn tay phụ nữ ít hơn là ở tay người nam.

Các nghiên cứu kế tiếp gợi ý rằng hệ thống giao cảm tức là  giây thần kinh kiểm soát cử động không tự chủ như nhịp tim, hơi thở cũng như thu hẹp của các mạch máu sẽ làm máu lưu hành khó hơn.

Điều khám phá lý thú nhất là hệ thống thần kinh giao cảm rất dễ điều khiển. Sau một thời gian tính nhẩm hoặc thở xâu hoặc cơ thể người đàn bà nóng hơn lên một độ bách phân, máu lưu hành không những chỉ bằng của người nam, có khi lại nhiều hơn./.

Comments are closed