Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Tựa An Hưởng Tuổi Vàng



 




Sách An Hưởng Tuổi Vàng
Chúng ta sống trong sự biến đổi, sống với sự biến đổi. Một đại hiền triết cổ Hi Lạp, một trong những vị mà người ta gọi là những triết gia trước Socrate, dạy rằng “người ta không bao giờ rửa chân hai lần ở một dòng suối”. Vì nước suối chảy đi và khi ta xuống suối rửa chân lần thứ hai, mặc dù vẫn chỗ ấy, trên hòn đá ấy, nhưng không còn là nước cũ. Lời nói của đại hiền Hi Lạp đã cho ta hai cách nói siêu dụ, thông thường đến nỗi rằng ta nói luôn tới ‘dòng đời’ và ‘dòng lịch sử’ mà không còn nghĩ đến gốc nguồn từ một điểm đã hai ngàn rưởi năm xưa, ở một nền văn minh bên trời Tây đã chết.
[More]

Giới thiệu của Hoàng Đạo Thế Kiệt


“AN HƯỞNG TUỔI VÀNG”
Một cuốn sách cần đọc
Hoàng Đạo Thế Kiệt


Ở vào tuổi chúng tôi, trên dưới 70, thì sức khỏe là vấn đề trọng đại nhất. Câu hỏi hàng ngày khi mở đầu câu chuyện với mọi người:
“…Có khỏe không?”, nay không chỉ còn là xã giao, lấy lệ, mà đã trở thành ân cần, quan tâm thật sự, về tình trạng sức khỏe gần đây của người đối thoại.
Chính vì thế mà sau khi đọc cuốn AN HƯỞNG TUỔI VÀNG của Bác sĩ NGUYỄN Ý ĐỨC gửi tặng, tôi đã thấy đây là một cuốn sách rất hữu ích cho những người đã lớn tuổi hay sắp lớn tuổi , nên không ngại ngần giới thiệu với bà con, nhất là sau khi được biết đây là cuốn sách đầu tiên về vấn đề này của người Việt-Nam, như bác sĩ TRẦN NGỌC NINH đã viết trong lời giới thiệu.
[More]

Lạc Thủy Đỗ Quý Bái

Điểm Sách bằng Thơ

” AN HƯỞNG TUỔI VÀNG”
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức


Gối đầu “AN HƯỞNG TUỔI VÀNG”
Càng nghiền ngẫm đọc, lại càng thấy hay
Mấy trăm trang sách quý này
Cơng phu soạn thảo, sánh tầy năm kho (1 )
Bác sỹ Ý-ĐỨC tặng cho
Lãn Ông Y Tập, đem so khác gì! ( 2 )
Lương Y Từ Mẫu ai bì
Cả đời thâm cứu cũng vì tha nhân
Lời văn sáng sủa, ân cần
Khuyên lão niên giữ tinh thần an khang
Khi dí dỏm, lúc nhẹ nhàng
Cho lòng độc giả rộn ràng niềm vui.
Hỏi ai tránh khỏi mỉm cười?
MÂY MƯA, thầy ví như người đạp xe: (3 )
Khi cưỡi xe, đạp đê mê
Trọn đời cũng chẳng quên nghề ĐẠP ( 4 ) đâu.
Cưỡi xe, âu yếm khác nhau:
Bánh xe bơm cứng, khởi đầu cuốc đi
VU SƠN vui thú kể chi!
Nhưng lên yên trước, rồi thì mới bơm
Lên yên lý thú nào hơn?
Đọc rồi các cụ cười ròn thêm tươi
Càng thêm hăng hái yêu đời
“TUỔI VÀNG AN HƯỞNG”, thảnh thơi đề huề.


Lạc Thủy ĐỖ QUÝ BÁI
25-7-2000


(1) Lấy ý câu văn của Ba Giai. Nguyễn Văn Giai là tác giả bài Hà Thành Chính Khí Ca : ” Có cậu học trò, tài cao bẩy bước, học đủ năm kho “
(2) Lãn Ông Y Tập là tập sách tâm đắc của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
(3) Thí dụ dí dỏm nơi trang 187 của sách “AN HƯỞNG TUỔI VÀNG”
(4) ĐẠP :Đạp mái, đạp xe.

[More]

TRần Mộng Tú với Sức Khỏe Tuổi Già

Trần Mộng Tú

MỘT CUỐN SÁCH HAY


Trong ba năm (2003-2005) thời gian tôi làm chủ bút cho nguyệt san Phụ Nữ Gia Đình, bác sĩ Nguyễn Ý Đức (ở Texas) cùng với BS Nguyễn Văn Đức (ở California) đã đóng góp bài hàng tháng cho trang Y Tế. Cho đến hôm nay, mặc dù tôi đã không còn làm chủ bút nữa, cả hai vẫn gửi những bài chuyên về y tế rất hữu ích cho tờ báo này.


Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức viết nhiều lắm, mở báo nào ra cũng thấy bài của ông, và gần như hầu hết những trang mạng có bài của ông được đưa lên, cả những trang mạng thuộc các tôn giáo khác nhau. Độc giả yêu thích những bài viết của ông, vì ngoài những hướng dẫn về y tế, ông còn thêm vào đó những mẩu chuyện, những suy nghĩ, những ưu tư rất “đời thường” khiến người đọc cảm thấy gần gũi, thân mật và có cảm tưởng như những vấn đề được nêu ra là của chính mình chứ không phải của ai khác. Đọc một bài hướng dẫn y tế vừa hữu ích cho sức khỏe của mình vừa thích thú như đọc một truyện ngắn , chắc ai cũng hài lòng.
[More]

ÔNG BÀ VÀ CÁC CHÁU.



Con người có bố có ông


Như cây có cội, như sông có nguồn


(Thi Ca Bình Dân)



Ngày nay, ta ít thấy hình ảnh một ” Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Đầu râu tóc bạc, da đã nhăn, má đã lõm, lưng đã còng, đi đâu cũng phải chống gậy. Ông tôi không phải làm việc gì nặng nhọc nữa “.


Mà là hình ảnh một ông tôi bây giờ, cũng tuổi đó, tráng kiện hơn, vẫn còn đi làm, tham gia vào công việc xã hội, đồng thời, cùng với Bà tôi, rất siêng năng việc đi thăm và góp phần chăm sóc các cháu.



Lập gia đình sớm, có con sớm, lại nhờ tăng tuổi thọ, nên nhiều người, ngoài bốn mươi đã hãnh diện làm ông, bà. Nhiều bà khi được con gái báo tin có bầu, đã thảng thốt kêu lên: tôi mà sắp làm bà ngoại hay sao! Và nghĩ đến việc sẽ được lên chức, làm bà cả ba, bốn chục năm nữa. Thế là sẽ có rất nhiều thời giờ vui chơi với các cháu nội ngoại, mà lòng thấy rộn ràng.
[More]

SỰ THĂNG TRẦM CỦA TUỔI GIÀ

Trong Tam Đa, Ngũ Phúc (1), THỌ đứng hàng đầu.

Ước vọng sống lâu vẫn là điều mong muốn của con người từ ngàn xưa. Nó đứng trên cả tiền tài, danh vọng, đông con nhiều cháu. Chả thế mà thứ dân khi gặp nhau thì trang trọng chúc bách niên giai lão là thỏa mãn rồi. Còn vị quyền cao phủ chùm đất nước thì không bằng lòng với bách niên, mà đòi dân đen phải tung hô vạn tuế! vạn tuế ! hoặc muôn năm! muôn năm!



Nhưng trăm người trăm ý.
[More]

TÌNH MUỘN VẪN LÀ TÌNH

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Mỗi khi khi đi khám bệnh, bác Minh rất thích nói chuyện với bác sĩ. Hết chuyện bệnh tật, bác chuyển sang chuyện chính trị, chuyện quê hương đất nước, chuyện cộng đồng. Gặp được ông thầy thuốc vui tính, lại nhằm vào ngày vắng khách, hai người đủ chuyện nhỏ to. Chuyện vãn xong, bác lấy toa thuốc thơ thới ra về.


Đến nhà, bà Minh hỏi ông có kể cho bác sĩ cái chuyện mà mình vẫn thắc mắc không, thì bác cười trừ, đáp: định nói nhưng thấy kỳ quá. Bác lại thầm trách cái ông thầy thuốc, chẳng chịu hỏi mình về vấn đề đó để mình được trút bầu tâm sự.
[More]

TÌNH BẰNG HỮU-BẠN GIÀ

Tục ngữ Mỹ có câu nói: “Tiếp tục kiếm thêm bạn mới nhưng hãy duy trì bằng hữu cũ, vì bạn mới là bạc mà bạn cũ lại là vàng”.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu của chúng ta trang trọng bạn xưa với:


” Trong đời mấy bậc cố tri,


Mấy trang đồng đạo, mấy nghì đồng tâm”


Nhà thơ Lê Đại Thanh viết:


“Bạn là một nửa bản thân tôi


Nửa da thịt,nửa trái tim ,khối óc”



Nhiều người tuổi cao cũng có chung ý nghĩ là, khi về già, ngoài việc có một sức khỏe tốt, một gia đình êm ấm, thì tình bạn lâu năm là một hành trang quý giá mà họ đã mang theo được cho tới giai đoạn cuối của cuộc đời.
[More]

THƯƠNG TIẾC

Canh khuya, tỉnh giấc hai hàng lệ

Vừa năm kia, mất Mẹ chưa khuây;


Áo khăn tang tóc còn đây,


Chưa xong tang Mẹ, lại ngay tang Chồng


Tương Phố



Thương tiếc là tỏ lòng nhớ tiếc, đau thương khi mất một người nào hoặc mất cái gì. Đây là một cảm xúc, một phản ứng bình thường của con người trước những thất thoát, đổi thay, chia lìa. Nó cũng là một kinh nghiệm bồn chồn, day dứt, là con đẻ của sự yêu thương, là nối tiếp của nỗi nhớ.
[More]

NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao niên thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như đã có thời kỳ lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của họ giảm bớt, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến họ mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết.

Đây là một vấn đề mà các xã hội Đông và Tây có giải pháp khác nhau mặc dầu có chung một mục tiêu là giúp đỡ người già trong giai đạn khó khăn nhất cuả đời họ.


Xin lần lượt xét về tình trạng người già trong hai xã hội này.


Xã hội Tây Phương


Tại các xã hội Tây phương, điạ vị người già tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát tài chánh. Khi có đủ diều kiện kinh tế, người già không lo bị sống cô đơn v���i các chứng bệnh kinh niên. Họ có thể thuê mướn những chuyên viên y tế để chăm sóc tại gia hoặc lựa chọn lối sống tập thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc người già với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất.


Nhưng đó cũng là thiểu số. Còn phần đông người già với hạn hẹp tài chánh phải nhờ vả hoặc gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, cơ sở cộng đồng, các tổ chức từ thiện.


Tại các quốc gia kỹ nghệ hóa, như Hoa kỳ chẳng hạn, nhu cầu công ăn việc làm đã khiến gia đình phân tán, trái ngược với tình trạng các gia đình sinh sống gần gũi nhau trong các trang trại lớn vào đầu thế kỷ 20. Do đó, đa số người già thường sống cô đơn trong ngôi nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên. Con cái họ thường là ở xa, có khi cách cả hàng ngàn cây số.


Thêm vào đó, đa số người già ở đây đều trải qua nhiều cuộc hôn nhân trong đời, rất ít người sống cùng với người phối ngẫu nguyên thủy. Con cái nhiều dòng, con ông con bà, con chúng ta, khó có sự đoàn kết trong tình máu mủ ruột thịt.


Nhận thức được sự khó khăn này, chính phủ Mỹ đã lập ra chương trình An Sinh Xã Hội, chương trình chăm sóc y tế miễn phí cho người già từ 65 tuổi sắp lên ( medicare ). Chính phủ còn trợ cấp cho các chương trình giúp đỡ người già do các cộng đồng địa phương thực hiện. Các cộng đồng này điều hành nhiều trung tâm cao niên, cung cấp bữa ăn trưa với giá rẻ cho người già, cung cấp vài dịch vụ y tế căn bản như khám sức khoẻ, đo huyết áp, khám mắt, thử đường, cholesterol trong máu. Nhiều trung tâm còn tổ chức các cuộc giải trí lành mạnh, như thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp v.v.


Các trung tâm cao niên này đã tạo ra một môi trường làm vơi bớt nỗi cô đơn cuả họ.Các bữa cơm tập thể cũng cung cấp cho họ những chất dinh dưỡng căn bản hàng ngày. Một cuộc khảo sát về ích lợi của bữa ăn tập thể đối với người cao niên cho thấy họ có khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn người già dùng bữa ăn cô độc ở nhà. Có thể đây cũng là một yếu tố tâm lý chứng minh người già cần một môi trường gia đình hay đoàn thể để tâm hồn được ổn định, đưa đến sự cải thiện các chức năng cơ thể.


Tóm lại, ở Mỹ người già có thể vừa trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình vừa dựa vào sự trợ giúp của chính phủ và cộng đồng xã hội.


Người già ở Việt Nam


Ở các xã hội Đông phương như Việt Nam chẳng hạn, người già căn bản là nương tựa vào gia đình trong giai đoạn chót của cuộc đời. Xã hội Việt Nam chưa có những chương trình giúp đỡ người già hoặc có những trung tâm cao niên được tổ chức chu đáo như ở Mỹ.


May mắn thay, người Việt Nam có truyền thống hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Người Việt nào cũng xem mình có bổn phận đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ .


“CÔng cha như nuí Thái Sơn,


Nghiã mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”,


là điều tâm niệm của con dân Việt.


Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội. Đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn kinh tế, chính trị của xã hội. Người già có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này.


Những người thiếu may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ vả bà con nội ngoại.


Cũng do truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cuộc sống chung giữa người già và người trẻ dưới mái ấm một gia đình thường rất hài hòa, ổn định. Trong xã hội Tây phương sự sống chung này không nhiều vì mỗi bên đều muốn có sự riêng tư.


Người già Việt viễn cư


Đối với người Việt định cư tại nước ngoài, quý vị cao niên vẫn còn thừa hưởng cái truyền thống hiếu thảo của dân tộc. Các cụ vẫn còn được con cái phụng dưỡng như hồi còn ở bên nhà. Tuy đã có các chương trình trợ cấp của chính phủ, các cụ vẫn không chọn lối sống cô độc, lẻ loi trong nhà người già.


Ngoại trừ khi quá yếu đau, sự hiện diện của các cụ còn là một lợi ích cho con, đặc biệt cho cặp vợ chồng trẻ. Khi cả hai vợ chồng đều đi làm thì các cụ trở thành quản gia cho họ. Khi họ có con nhỏ, các cụ kiêm luôn việc giữ trẻ, đôi khi phụ trách cả công việc bếp núc. Các cụ vui vẻ làm những công việc đó cho con cái mà không than phiền.


Sự xung khắc do khoảng cách tuổi tác ít khi xẩy ra, chỉ trừ một số rất nhỏ trong đó hoặc dâu, rể đã tiêm nhiễm nặng chủ nghiã cá nhân Âu Mỹ. Trong trường hợp này, các cụ tuy bị khổ tâm không ít, nhưng vì thương cháu nên không nỡ đoạn tuyệt với dâu rể. Sự khổ tâm, chịu đựng này thường đưa đến những hậu quả tâm thần trầm trọng.


Một số các cụ cảm thấy cô đơn vì không có bạn đồng trang lứa để hàn huyên, trao đổi. Các cụ không thích đến các trung tâm cao niên để giải trí như người địa phương, đôi khi vì thiếu phương tiện di chuyển. Mà các trung tâm này cũng chỉ có ở các thành phố có đông người mình định cư, và số người tham dự vẫn ít oi.


Nói tóm lại, môi trường thích hợp nhất đối với các cụ vẫn là gia đình trong đó các cụ sống thoải mái giữa đông đảo con cháu. Tâm lý chung là các cụ thường chọn ở với con trai vì theo quan niệm Đông phương, dâu là con mà rể là khách. Các cụ thà nhờ vả nương tựa con trai và con dâu hơn.


Quan niệm này khác với quan niệm Tây phương, đặc biệt là người Mỹ. Họ cho rằng con trai chỉ là con cho tới khi nó lấy vợ, còn con gái thì là con của họ suốt đời ( A son is a son until he gets a wife, a daughter is a daughter all her life ). Quả thật khi người con trai Mỹ lấy vợ thì đương sự đặt trọng tâm sinh hoạt vào nhà vợ, tách khỏi cha mẹ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.


Nhưng dù ở với con nào, các cu ta vẫn được sống thoải mái hơn các cụ Mỹ cùng hoàn cảnh. Lý do là dù hội nhập vào xã hội Mỹ, người mình vẫn còn giữ truyền thống tốt đối cha mẹ.


Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ ta hưởng được sự chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần. Yếu tố tinh thần lại có ảnh hưởng không ít tới tới sức khoẻ thể xác của các cụ. Cho nên truyền thống phụng dưỡng cha mẹ không những tốt đẹp về phương diện văn hoá mà còn tốt về phương diện kinh tế bằng cách giảm thiểu tốn kém về các dịch vụ y tế dành cho các cụ.


Trong các gia đình Việt Nam còn giữ được nền nếp cổ truyền, các cụ do tuổi tác được con cháu trọng nể, đương nhiên trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trật tự và tình đoàn kết cuả các thành phần trong gia đình. Các cụ giữ vai trò xúc tác cho mọi hoạt động của các con cháu nhắm thăng tiến, hướng thượng và xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Vai trò của các cụ trong việc tiếp tay giáo dục trẻ con không bị hạn chế, chống đối như các cụ già trong xã hội Âu Mỹ.


Tuy nhiên, tình trạng này trong tương lai gần sẽ có một vài biến chuyển. Đám trẻ được trường học dạy cho lối suy tư và hành động tự lập đối với gia đình thường trở nên ương ngạnh. Chúng xem các cụ thuộc thế hệ đã qua, không phù hợp với lý tưởng tự do cuả chúng.


Cho nên nếu các cụ không cởi mở mà quá khắt khe theo lối sống cổ truyền thì e rằng sớm muộn cũng mất đi mối quan hệ tình cảm với lũ trẻ.


Các cụ cần thích nghi với hoàn cảnh mới, với sự hội nhập vào xã hội mới, tìm hiểu tâm tư, ước mơ, lối suy nghĩ của tuổi trẻ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, đặt trọng tâm vào tình thương. Có thế các cụ mới hòa đồng được với sự đổi đời do hoàn cảnh tạo nên.


Mà có hòa đồng, thích nghi thì các cụ mới bảo vệ được sức khoẻ tâm thân, nắm được bí quyết của tiến trình an hưởng tuổi vàng.

[More]

KHÔNG ĐỀ

Khi tiếp xúc với quý vị cao niên, cũng như gia đình và bạn bè họ, vì nghề nghiệp hay qua giao tế trong đời sống hàng ngày, chúng tôi được nghe nhiều mẩu ưu tư, nhiều lời tâm sự cuả tuổi về già. Có những vị về già với phong cách, thoải mái thì cũng nhiều vị gặp một số khó khăn, thử thách. Chúng tôi xin ghi lại sau đây một vài tâm sự.
[More]

CAO NIÊN MÀ PHONG ĐỘ

Bác sĩ E. F. Schmerl, chuyên khoa tâm thần người cao niên, đã nêu ra nhận xét: ” Có cả ngàn cửa ngõ đưa tới sự già trước tuổi và chết yểu. Một trong những cửa ngõ đó là dáng điệu ( posture ) xấu của con người”.

Trong tác phẩm “Nhà Quê Ra Tỉnh” của nhà biên khảo Đoàn Thêm, các nhân vật Dần, Tỵ, Hợi khi nói về lớp người lớn tuổi mấy chục năm về trước, ” đều phàn nàn rằng các cụ gắng uốn nắn con cháu, mà chính mình lại có những thái độ hoặc cử động không ngoạn mục chút nào. Đi, đứng, ngồi thì bệ vệ như quan to, hoặc co ro khúm núm, hoặc nghiêm trang trịnh trọng qúa đến nỗi thành cụ non từ khi ba bốn mươi tuổi. Nhiều ông mới chừng 50 đã còng lưng, bước đi thì lê gót với đôi giầy ta lẹp kẹp”.



[More]

VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém rõ, việc di động đứng-ngồi khó khăn, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm làm cho thân thể mất thăng bằng, dễ bị té ngã; trí nhớ suy kém khiến dễ uống nhầm loại thuốc hoặc nhầm phân lượng.

Do đó phải đặt vấn đề an toàn của người già trong đời sống hàng ngày. Trước hết cần chú ý tới môi trường sinh sống, chủ yếu là nhà ở.
[More]

MỘT VÀI DƯỢC THẢO THƯỜNG DÙNG

Hiện nay, phong trào dùng cây cỏ thiên nhiên với mục đích chữa bệnh đang gia tăng trong dân chúng. Có người dùng theo lời giới thiệu của bạn bè. Có người vì bệnh không chữa được bằng tây y, đã đi tìm thầy thuốc cổ truyền.

Nhưng cỏ cây dù thiên nhiên, có loại an toàn, công hiệu, cũng có loại không có công dụng gì, đôi khi nguy hiểm vì tác dụng phụ. Nên nếu đã dùng, thì ta cần biết qua về thảo chất, về dược tính của cỏ cây đó.


Trong bài này, dựa vào các tài liệu đáng tin cậy, chúng tôi xin trình bầy đặc tính mấy món dược thảo đang rất phổ thông, mà có thể một số quý vị đang dùng.


1- Ginkgo Biloba.-


Việt Nam ta goị là cây gỗ Bạch Quả, cao tới 30 thước, lá hình cái quạt, hạt giống như qủa trứng. Hạt và lá được dùng làm thuốc. Cây Ginkgo đã mọc ở Trung Hoa từ nhiều triệu năm, nhập cảnh Âu châu năm 1730, vào Hoa Kỳ năm 1784. Hiện nay, cây được trồng nhiều ở miền Đông Nam nước Pháp, ở Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ.


Hạt Gingo đã được người Trung Hoa dùng để trị bệnh từ năm 2800 trước Thiên Chúa. Từ hơn 20 năm nay, lá Ginkgo rất thông dụng trên thị trường dược thảo và đã có nhiều cuộc nghiên cứu khoa học về công dụng trị bệnh, nhất là ở nước Đức.


Ginkgo chứa nhiều dược chất có tác dụng làm dãn động mạch, khiến máu lưu thông dễ dàng, được dùng trị các trường hợp giảm tuần hoàn ở não bộ, nhất là người cao tuổi, ở tai, rối loạn tuần hoàn ngoại vi.


Nhiều thử nghiệm đã xác nhận công dụng trị liệu của Bạch Qủa trong chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, nâng cao khả năng nhận thức, trí nhớ và giao tế trong đời sống hàng ngày.


Ginkgo làm giảm chứng đau bắp chân khi đi bộ lâu do tuần hoàn ngoại vi kém. Bạch qủa hiện cũng đang được thử nghiệm để trị sự rối loạn tình dục gây ra do vài loại thuốc trị trầm cảm.


Trong các chứng nhức đầu, ù tai, chóng mặt, đổi tính, cáu gắt, ngủ gật, u buồn của tuổi già, Ginkgo cũng có công hiệu.


Ginkgo còn được coi như một chất chống oxy hoá ( anti- oxidant ), được dùng để trì hoãn sự lão hóa.


Bên Nhật, người ta còn dùng Ginkgo để trị bệnh ung thư, bệnh hư giác mạc, bệnh thiếu chú ý ( Attention Deficit Disorder ) của người lớn.


Hiện nay, hình thức Ginkgo thường dùng là chất chiết ( G.B.extract) rút ra từ lá khô, do công ty Willmar Schwabe, Đức quốc, sản xuất đầu tiên và phổ biến trên thị trường.


Phân lượng dùng là 40-80mg, ba lần trong ngày, và dùng liên tục trong 4-6 tuần lễ.


Tác dụng phụ thường nhẹ xẩy ra trong mấy ngày đầu khi mới dùng thuốc, gồm có buồn nôn, ói mửa, tiêu chẩy, chóng mặt, nhức đầu.


Không nên dùng Bạch Qủa khi đang uống thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin.


2-St John Wort.-


Tên khoa học là Hypericum perforatum, thường được biết qua tên St John Wort vì loại cây này nở hoa mầu vàng rất đẹp vào ngày kỷ niệm sinh nhật Thánh St John the Baptist, 24 tháng Sáu mỗi năm.


Cây có nguồn gốc ở Âu Châu từ thời kỳ trung cổ, nay được trồng khắp nơi trên thế giới. Vào thời Trung cổ, SJW đã được dùng để trừ ma qủy, làm trong sạch không khí, khiến được mùa ngũ cốc khi đốt trên ngọn lửa vào đêm trước lễ St John. Dân chúng cũng tin là nằm ngủ trên một cành SJW trước ngày sinh nhật Ông Thánh này thì sẽ được bình an suốt năm. Từ nhiều thế kỷ trước, nó được coi như có thể chữa được bệnh u sầu, nhiễm độc tiểu tiện, tiêu trừ vi trùng, mau lành vết thương ngoài da. SJW được Hippocrates, Dioscorides giới thiệu, rồi bị rơi vào lãng quên cho đến vài chục năm mới đây, một loại trà từ cây này được tung ra thị trường quảng cáo là trị được trầm cảm, lo âu.


Đại học Duke được Viện Quốc Gia Bệnh Tâm Thần trợ cấp trên 4 triệu đồng để thực hiện dự án 3 năm nghiên cứu sự an toàn và công hiệu của SJW trong việc trị bệnh u sầu.


Tại Âu Châu, nhất là bên Đức, SJW được các bác sĩ biên toa cho bệnh nhân 7 lần nhiều hơn thuốc Prozac; được mệnh danh là Prozac Thiên Nhiên và được xếp hạng có công dụng trung bình, giữa hai loại âu dược trị trầm cảm chính hiện có.


Ở Hoa Kỳ SJW hiện rất được nhiều ngưòi dùng để chữa trầm cảm, vì được coi là an toàn, công hiệu, rẻ tiền, và không cần toa bác sĩ.


Mới đây, SJW được các chuyên viên về bệnh AIDS của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ để tâm nghiên cứu vì một dược chất của cây này có tác dụng vào một vài loại siêu vi trùng, trong đó HIV.


Phân lượng thường dùng là 300mg, 3 lần mỗi ngày, trong 8-10 tuần lễ.


Tác dụng phụ của nó ít hơn tác dụng phụ của một vài âu dược trị trầm cảm, như ngứa, mệt mỏi, lên kí, nhức đầu, đau bụng nhất là mẫn cảm của da ( cháy da) khi đi ra ngoài nắng. Ở thú vật, SJW có tác dụng vào tử cung, nên khi có thai, ta cần cẩn thận khi dùng thuốc này.


Chưa có bằng chứng tác dụng tương quan giữa SJW với các âu dược khác. Tuy nhiên nếu đang uống âu dược trị trầm cảm thì nên cho bác sĩ hay khi dùng dược thảo St John.


3-Saw Palmetto.-


Trong tương lai gần đây, Saw palmetto có hy vọng là dược thảo đầu tiên được chứng nhận là có công dụng trị một bệnh đặc biệt.


Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ dang cứu xét đơn xin xác nhận giá trị cuả SJW để trị trầm cảm, Ginkgo Biloba để trị rối loạn trí tuệ và Saw Palmetto, trị xưng nhiếp hộ tuyến.


Đây là một loại cây cọ cao từ 1 tới 3 thước, lá rộng tới gần một thước, mọc trên bãi cát từ miền Nam Carolina tới Florida, Texas. Vào mùa xuân, cây nở rộ hoa mầu trắng, trái của nó bắt đầu chín mọng từ mùa Hạ sang mùa Thu.


Thổ dân lục địa Mỹ Châu đã dùng trái cây cọ này để ăn và trị vài chứng rối loạn tiểu tiện đàn ông từ năm 1700. Trong nửa đầu của thế này, nó còn được dùng cho tới năm 1950 thì bị loại ra khỏi danh sách của National Formulary Hoa Kỳ, trong khi đó thì ở Âu châu nó vẫn còn rất phổ thông.


Trái Saw Palmetto có tác dụng ức chế nam kích thích tố testosterone, giảm sưng và viêm của tế bào và được dùng nhiều ở Âu châu để trị chứng sưng không ung thư nhiếp hộ tuyến. Tại Đức, cơ quan y tế đã chấp thuận cho bán một dược phẩm tinh chế hoà tan trong mỡ của cây cọ này.


Tập san y học của Hiệp Hội Y Sĩ Hoa Kỳ, số tháng 9 năm 1998, lần đầu tiên đã để ý và nêu ra nhiều cuộc nghiên cứu trên khắp thế giới về công dụng của Saw Palmetto trong việc trị sưng nhiếp tuyến.


Phí tổn mỗi ngày cho dược thảo này từ 25 tới 50 mỹ kim, trong khi âu dược thì tốn tới 200 mỹ kim.


Theo Physicians Desk Reference for Herbal Medecines, Saw Palmetto được dùng trong giai đoạn đầu của sưng nhiếp hộ tuyến lành.


Tác dụng phụ rất ít như vài rối loạn về tiêu hoá (ói mửa, đau bụng nhẹ ). Mồi ngày uống từ 1 tới 2 gờ ram.


Một điểm quan trọng là, nhiều người vì dùng thuốc này mà không đi khám bác sĩ để xác định tính lành- dữ của sưng nhiếp hộ tuyến. Nên khi khám phá ra thì ung thư bộ phận này đã đi tới giai đoạn bất khả trị.


4- Ephedra.-


Họ Ephedra, ta gọi là Ma Hoàng, gồm có nhiều loại, mọc ở Châu Âu, Trung Hoa, và đã được dùng làm thuốc chữa bệnh ở Trung Hoa từ trên 5000 năm.


Dược chất chính cuả Ma Hoàng là chất Ephedrine đã được nhà hoá học Nhật Bản N. Nagai phân tích từ năm 1887. Đến năm 1924, giáo sư K.K. Chen ở Đại học Bắc Kinh công bố đặc tính trị liệu cuả Ephedrine trong các bệnh suyễn, nghẹt mũi, kích thích thần kinh. Ephedrine làm thư dãn ống phổi, khiến không khí lưu thông dễ dàng, đồng thời làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.


Ở Việt Nam, Ma Hoàng được nhập cảng từ Trung Hoa và được dùng để trị các bệnh như ngoại cảm phong hàn, ho hen.


Hiện nay, ở Mỹ, thuốc có chất Ephedrine được quảng cáo có công dụng trong việc làm giảm kí, mà nhà sản xuất gọi là herbal phen-phen, thay thế cho âu dược Pondimin, Redux hiện đã bị cấm bán vì nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.


Vì có tính kích thích thần kinh , làm sảng khoái, nên nhiều tay nghiền cần sa, ma túy cũng dùng Ephedra để yêu đời hơn. Một số lực sĩ đã lạm dụng thuốc này để có bắp thịt nở nang.


Ephedra có nhiều tác dụng phụ như làm mất ngủ, nhức đầu, nóng nẩy, cao huyết áp, sạn thận, kinh phong, rối loạn nhịp tim, kích thích não và tim, đôi khi đưa tới tử vong. Do đó, cơ quan FDA rất quan tâm tới dược thảo này và đề nghị giới hạn phân lượng dùng mỗi ngày không quá 24mg.


5- Họ Aloe-


Nhiều gia đình ta ở trong bếp đôi khi thấy có trồng một chậu nhỏ cây Aloe, vừa làm cảnh vừa dùng lá nó để đắp lên vết phỏng da xẩy ra trong khi nấu nướng.


Loại cây này có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Phi, đã có tài liệu ghi nhận công dụng trị bệnh từ năm 1750 TTC. Người dân Ai Cập dùng trị da nhiễm trùng từ 550 TTC. Danh Mục Dược Khoa Hoa Kỳ năm 1820 đã ghi công dụng của Aloe vera và từ năm 1920 đã được trồng để dùng trong dược phòng.


Từ lá Aloe, người ta lấy ra được một chất gel để dùng ngoài da và chất nước vắt để giúp nhuận tràng, chữa lở bao tử. Gel Aloe làm vết thương mau lành bằng cách làm co vết thương và tăng tiết chất collagen, nên được dùng khi bị phỏng da, chầy da. Mới đây nó cũng được dùng để trị bệnh vẩy nến da (Psoriasis) và làm tăng cường tính miễn nhiễm của cơ thể.


Trên thị trường, gel Aloe được giới thiệu như có công hiệu làm mềm da, sạch da, chống ngứa, diệt trùng, làm da tăng trưởng mau, đôi khi trị cả da dị ứng với lá thường xuân (poison ivy).


Bên Nhật, Aloe còn được dùng để trị bệnh ung thư do khả năng chống viêm và chặn tăng trưởng tế bào ung thư.


Kết qủa nghiên cứu tại University of Maryland cho thấy Aloe có thể diệt siêu vi trùng bệnh mụn giộp ( herpes ) và vài loại trùng bệnh cúm, trong khi đó , thử nghiệm tại University of Missouri cho thấy Aloe gel có thể dùng để ngừa thụ thai.


Aloe kích thích tuỵ tạng bài tiết Insulin, nên đang có nghiên cứu dùng Aloe để trị bệnh tiểu đường.
Kết luận


Kỹ nghệ bào chế dược thảo ở khắp nơi trên thế giới hiện giờ đang rất phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân. Các nhà sản xuất cũng đang tranh đấu để dược thảo của họ sớm được đối xử công bằng như âu dược chứ không phải chỉ là thực phẩm phụ như hiện nay. Triển vọng đó chắc cũng không còn quá xa, vì ngay tại Mỹ, Quốc Hội cũng như Hiệp Hội Y Sĩ Hoa Kỳ đã quan tâm tới vấn đề dược thảo và các phương pháp trị liệu không chính thống mỗi ngày một phổ thông này.

[More]

SỰ DÙNG DƯỢC PHẨM Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Thuốc hay dược phẩm được định nghĩa là chất lấy ở thực vật, khoáng vật, sinh động vật, hóa chất với mục đích trị bệnh, phòng ngừa bệnh, phục hồi các chức năng của cơ thể hoặc thay đổi quá trình sinh sản v.v.., khi được dùng đúng lúc, đúng cách, trong một thời gian nhất định. Trước năm 1920, dược phẩm trên thị trường rất ít, công dụng tuy giới hạn nhưng an toàn hơn. Ngày nay, có rất nhiều thuốc công hiệu nhưng lại gây một số tác dụng phụ nguy hại, bất lợi. Nếu trong việc cho toa, bác sĩ cần cân nhắc loại thuốc thích hợp với y chứng, phân lượng vừa đủ và thời gian xử dụng, thì người bệnh cũng cần thực thi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ: thuốc nào, bệnh nấy. Quý vị lão niên ta rất chăm lo tới sức khỏe, nên rất chăm chỉ trong việc tìm thuốc trị bệnh. Thấy có một triệu chứng bệnh nào là quý vị kiếm thuốc ngay: do bác sĩ biên toa, hoặc qua sự giới thiệu của bạn bè, đọc sách báo y học, mua trên mạng vi tính.

Thành ra, một vị trên 65 tuổi, có khi uống đến cả 7,8 thứ thuốc trong một ngày. Thuốc bệnh do bác sĩ cho về cao huyết áp, thuốc bao tử, thuốc đau nhức, phong thấp, vài viên thuốc ngủ, kèm thêm ít thuốc ta để bổ gân, bổ thận do bạn bè giới thiệu, lại còn sinh tố, anti oxidant.


Với một hỗn hợp nhiều hóa chất khác nhau như vậy e rằng chúng sẽ gây ra những tác dụng tương phản, đôi khi có hại, cho một cơ thể đã có nhiều thay đổi về cấu tạo cũng như chức năng.


Hàng năm, số bệnh nhân cao tuổi nhập viện khẩn cấp do hậu quả của sự xử dụng thuốc không đúng cách lên rất cao, nhất là với thuốc về bệnh tâm thần.


Chúng tôi xin cùng quý vị tìm hiểu thêm về vấn đề xử dụng thuốc này để duy trì một sức khỏe bình thường hơn.



Công dụng của dược phẩm.


Về phương diện trị liệu, sự xử dụng dược phẩm nhằm vào những mục tiêu


chính như:


1-Trị lành bệnh.


Khi mắc một bệnh nhiễm vi trùng, như sưng phổi, ta sẽ có những triệu chứng ho, nóng sốt cao, mệt mỏi, khó thở. Sau khi khám bệnh, bác sĩ cho uống thuốc khángï sinh trong vòng 7-10 ngày. Sau đó nhiệt độ giảm, ta bớt ho và trở lại bình thường. Như vậy thuốc kháng sinh đã tiêu diệt vi trùng và ta đã lành bệnh .


2 -Thay thế những yếu tố thiếu trong cơ thể –


Một người mắc bệnh thiếu máu, hồng huyết cầu thấp, vì ruột không hấp thụ được sinh tố B12. Bác sĩ cho chích mỗi tháng một mũi Vit B12 để thay thế sinh tố thiếu trong cơ thể.


Bệnh nhân bị tiểu đường vì tụy tạng tiết ra rất ít Insulin, sẽ được chích Insulin nhân tạo mỗi ngày để giữ mức đường trong máu bình thường.


Sư thay thế như vậy là cần thiết và đạt được mục tiêu làm cơ thể trở lại bình thường sau thời gian bệnh vì thiếu những chất kể trên.-


3- Ngăn ngừa sự phát triển một bệnh.


Cũng trong trường hợp bệnh tiểu đường, Insulin còn duy trì bệnh ở tình trạng không gây ra những biến chứng nguy hiểm như hư mắt, hư thận và nếu ngưng Insulin, bệnh sẽ trầm trọng thêm lên.


Người bị cao huyết áp nếu ngưng uống thuốc trị cao máu, bệnh sẽ nặng hơn và có thể gây tai-biến-mạch-máu-não, kích xúc tim.


Trong các bệnh này, dược phẩm không những có công dụng điều trị mà còn ngăn ngừa biến chứng của bệnh.


4-Thuốc để làm dịu một triệu chứng.


Thí dụ như khi ta bị đau nhức mình mẩy vì làm vườn quá sức hay nhức đầu vì uống rượu quá nhiều, thường thường ta uống một viên Tylenol hay Aspirine.


Thuốc không làm hết bệnh, mà chỉ làm dịu cảm giác đau, khó chịu. Nhiều khi chẳng cần thuốc, mà chỉ cần nằm nghỉ vài giờ là hết đau.


Số lượng thuốc dùng trong mục đích xoa dịu này rất nhiều, đôi khi có sự lạm dụng.


5- Phòng ngừa bệnh.


Các thuốc này hoặc tạo ra tính miễn dịch hoặc hỗ trợ hệ thống miễn nhiễm của cơ thể như chích ngừa cúm, phong đòn gánh.


Nhờ sự chích ngừa này mà nhân loại tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm, gây tử vong cao ở các thế kỷ trước, như bệnh đậu mùa, dịch hạch…



Các tác động có hại của dược phẩm.


Với những công dụng như trên, thuốc giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của con người, nói chung, và của lão niên ta nói riêng.


Mà thuốc thường thường cũng chỉ là một hóa chất, có công dụng như nói ở trên, đồng thời cũng có tác dụng phụ không tốt, bất kể là thuốc gì, dùng nhiều hay là ít. Đó là những tác-động-có-hại của thuốc (Adverse drugs reaction).


Theo định nghĩa của Cơ Quan Y Tế Thế Giới thì tác động này là bất cứ một đáp ứng không mong muốn nào của cơ thể, xẩy ra khi dùng thuốc theo phân lượng để ngừa bệnh, định bệnh hay trị bệnh. Tác động có hại được chia nhiều loại:



1- Dị ứng thuốc.


Có nhiều tác động hại không phải do dị ứng, nhưng vẫn được công chúng hiểu nhầm là dị ứng. Chẳng hạn như sau khi uống thuốc, ta bị ói mửa, đại tiện lỏng, sót ruột..thì chỉ là tác dụng tại chỗ của thuốc vào bao tử.


Dị ứng là do sự tác động của kháng thể đã có trong máu, chống lại sự hiện diện của dược phẩm, và gây ra một số những triệu chứng khó chịu, đôi khi nguy hiểm. Nó có tác dụng ngược lại với cơ chế miễn dịch, chống sự xâm nhập của vi trùng.


Ban chẩn với những lấm tấm đỏ trên da là phản ứng thông thường nhất của dị ứng. Trường hợp nặng sẽ có nóng sốt, khó thở, thở khò khè, ngứa toàn thân, huyết áp giảm, tim đập liên hồi, suy nhược tổng quát …có thể nguy hiểm cho tính mạng, nếu không được cấp cứu.


Phản ứng này thường thấy khi chích thuốc Penicillin, Insulin hay hóa chất dùng trong việc chụp hình quang tuyến X. Nó có thể xẩy ra tức thì hay chậm lại một thời gian. Cũng nên nhớ là dị ứng có thể xẩy ra dù chỉ dùng một phân lượng rất nhỏ dược phẩm.


2- Tác dụng độc của dược phẩm.


Dược phẩm là một hóa chất, mà bất cứ hóa chất nào cũng có tác dụng độc cho cơ thể, ngoài giá trị chữa bệnh.


Viên Aspirin mà ta thường uống để làm dịu nhức đầu, phong thấp thì cũng làm màng bao tử trầy hư, gây xuất huyết. Thuốc chữa các bệnh ung thư làm rụng tóc. Thuốc trị cao huyết áp gây loạn cương dương. Thuốc ngừa máu đóng cục trong vài bệnh tim làm loãng máu, gây xuất huyết, khó cầm khi bị thương hay giải phẫu.


Đây không phải dị ứng nhưng là tác dụng của hóa chất mà trước khi dùng nó, ta đã được giải thích rõ ràng.



3- Tác dụng do phân lượng không đúng.


Thuốc uống ít quá, không có công hiệu, mà nhiều quá thì dễ gây phản ứng có hại.


4- Tác động bất thường , không rõ nguyên nhân.


Đáp ứng của từng cá nhân với thuốc, như lượng nhỏ thuốc tê có thể gây nóng sốt, hay thuốc Tifomycine gây hủy hoại hồng cầu.


Sau đây là một số yếu tố có thể khiến tác động bất thường của thuốc dễ xẩy ra:


a- Đã có những bệnh dị ứng.


b- Đã có phản ứng với thuốc trong quá khứ.


c- Uống nhiều thuốc khác nhau vì có nhiều bệnh kinh niên.


d- Điều trị bởi nhiều bác sĩ chuyên khoa, mỗi người cho toa thuốc khác nhau.


e- Có khó khăn về tài chánh, không mua đủ thuốc, dùng thuốc cũ, quá hạn


g- Khiếm khuyết thị giác, thính giác, không nhìn rõ mặt thuốc cũng như không nghe rõ lời dặn của bác sĩ, dược sĩ rồi uống thuốc không đúng cách.



5-Tác dụng giữa thuốc và thực phẩm.


Đa số thuốc ta dùng ở nhà là thuốc uống, mà thuốc và thực phẩm đều được hấp thụ vào máu qua bao tử, nhất là ruột non.


Hiệu quả của thuốc có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi, tùy theo loại thực phẩm và tùy theo uống thuốc trước hay sau khi ăn.


Do đó ta cần hỏi bác sĩ, dược sĩ khi nhận thuốc, để tránh phản ứng bất lợi.



6-Uống nhiều thuốc khác nhau.


Vấn đề đặc biệt quan trọng ở người cao tuổi là uống nhiều thuốc cho nhiều bệnh hay nhiều triệu chứng. Thuốc đôi khi có tác dụng tương phản nhau, gây không tốt cho cơ thể.


Hơn nữa, ở người cao tuổi, khả năng hấp thụ ở bộ máy tiêu hóa, biến hóa thuốc ở gan , và bài tiết dược phẩm qua thận đều giảm tới 40% so với tuổi trẻ, trung niên. Thời gian bán hủy của thuốc ở huyết tương kéo dài, và độc tính của thuốc tăng thêm.



Vài cách tránh những điều bất lợi khi dùng thuốc. Để sự xử dụng thuốc có công hiệu, không phản ứng, ta cần lưu ý những điều sau đây:


1-. Kê khai với bác sĩ tất cả những bệnh mình đang có, những thuốc mình đang uống, cả thuốc mua tự do ở chợ hay thuốc do bạn bè giới thiệu.


Mồi lần đi khám bệnh, mang ống, chai thuốc đã dùng để bác sĩ dễ nhận diện thuốc. Nhiều vị nói, “ấy kỳ trước bác sĩ cho tôi viên hạt dưa trắng, tốt lắm”, hay là “tôi đang uống thuốc nước mầu hồng”, thì chả ai biết là thuốc gì.


2-. Theo lời chỉ dẫn của bác sĩ dược sĩ, đọc kỹ nhãn thuốc với cách dùng, giờ uống, uống lúc nào, bụng đói hay no, mấy lần một ngày.


Chẳng hạn thuốc uống bốn lần trong một ngày, có thể là uống vào những bữa ăn và trước khi đi ngủ; hoặc cũng có thể là uống mỗi 6 giờ đồng hồ, kể cả thức dậy ban đêm để uống.


Với thuốc nước , ta cần lắc chai cho thuốc hòa đều với nhau trước khi uống.


Không tự ý tăng hay giảm phân lượng, vì ít quá, không có công hiệu, nhiều quá sẽ gây hại.


Uống cho hết thời hạn bác sĩ dặn, chứ không phải thấy giảm bệnh là ngưng thuốc.


Không uống thuốc trong bóng tối, có thể nhầm loại thuốc.


3-. Thông báo cho bác sĩ tác dụng phụ hay phản ứng của thuốc mình đã có.


4-. Giữ thuốc nơi an toàn, xa tầm tay trẻ con, trong chai, lọ từ nhà thuốc tây, để tránh nhầm thuốc. Vứt bỏ thuốc quá hạn.


5- Ráng nhớ tên thuốc cũng như công dụng của thuốc.


6-Nếu có thể, nên mua thuốc ở một tiệm, như vậy dược sĩ sẽ có toàn bộ hồ sơ thuốc của mình, có thể theo dõi, giải thích tác dụng các loại thuốc khác nhau cho mình.


Người dược sĩ không chỉ đóng vai trò cung cấp thuốc như trước đây. Họ có nhiệm vụ liên lạc với bác sĩ để tham khảo, lựa thuốc thích hợp cho bệnh nhân, hướng dẫn cách dùng thuốc, tác dụng tốt xấu của thuốc, theo dõi xem bệnh nhân có uống thuốc đều đặn không, phân lượng cho có gì bất thường hay không.



Trình bầy dược phẩm.


Nói đến thuốc, tưởng cũng nên tìm hiểu qua về cách thức trình bầy các tên thuốc.


Tại Hoa kỳ, trước năm 1938, hễ có tiền là ta có thể mua tự do bất kể thuốc gì, không cần toa bác sĩ, trừ thuốc có chất ma tuý.


Thế rồi, khi đó có một viện bào chế tung ra thị trường một dược phẩm chứa chất hòa tan độc, làm chết cả trăm người. Chính quyền bèn can thiệp, và từ năm 1951 cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm (Food and Drug Administration- FDA ) của chính phủ liên bang Hoa Kỳ phân định rõ ràng thuốc cần toa bác sĩ và thuốc bán tự do.


Thuốc được bán với những tên khác nhau, nhưng căn bản dược hóa chất vẫn là một.


Khi viện bào chế khám phá ra một chất hóa học có giá trị chữa bệnh, họ bèn đặt cho nó một cái tên riêng(biệt dược), như đã trình tòa (Brand name ), độc quyền bán thuốc này ít nhất trong dăm năm.


Sau thời gian đó các viện bào chế khác tự do chế hóa chất đó thành dược phẩm cùng có công dụng nhưng dưới tên chung (generic ), nhiều khi mang tên khoa học của hóa chất. Thuốc generic rẻ hơn từ 25 tới 80 % và công hiệu tương đương với biệt dược.


Nhưng giới tiêu thụ thì vẫn thích biệt dược hơn, vì họ cho là tốt hơn. Tên của thuốc tên riêng thường ngắn, gọn, dễ nhớ và được quảng cáo rộng rãi, tốn kém rất nhiều nên bán với giá cao hơn. Do đó bảo hiểm cũng như thẻ khám bệnh người già, người kém lợi tức thường khuyến khích bác sĩ biên thuốc tên chung.



Dươc ïphẩm được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau.


Thuốc có thể là để chích thịt, dưới da, mạch máu, khớp xương, có khi chích thẳng vào tim.


Thuốc uống thì hoặc là viên, nước.


Có thuốc để dưới lưỡi, xịt mũi, miệng tác dụng rất mau.


Có thuốc dán trên da, hóa chất ngấm thẳng vào mạch máu, hay thuốc nhét hậu môn, cửa mình.


Lại còn thuốc nhỏ lỗ tai, con mắt, thuốc mỡ, thuốc nước bôi ngoài da.


Hình thức khác nhau nhưng chúng có cùng công hiệu và có những tiện lợi tùy theo loại thuốc và bệnh trạng.


Nhiều khi uống viên thuốc vào, nó chặn ở họng hoặc vì hòa tan, nó làm sót đau thực quản nơi ngực, ta có thể dùng mẹo như sau: trước khi uống thuốc, làm trơn cuống họng với một ngụm nước,nuốt thuốc với một miệng đầy nước rồi sau đó uống chừng 1/2 ly nước cho thuốc trôi xuống bao tử.


Nên đứng hoặc ngồi để uống thuốc và giữ vị thế này trong vài phút trước khi nằm để tránh trường hợp thuốc dội ngược lên miệng.
Kết luận


Sir Wiiliams Osler, người thầy thuốc kiêm giáo sư Y khoa nổi danh của Gia Nã đại, có nhận xét : “Sự muốn dùng dược phẩm có lẽ là một đặc trưng lớn nó phân biệt con người với loài vật”.


Nhưng, để sự xử dụng này được công hiệu như ý muốn và tránh được tác dụng không tốt, cần có sự hợp tác chân tình giữa bệnh nhân với bác sĩ, dược sĩ và sự hỗ trợ của gia đình người bệnh.

[More]

CÒN LẠI ĐÔI TA

Nay thử tìm hiểu về sinh hoạt của cặp vợ chồng đã trên ba mươi năm chung sống, con cái ở riêng, và hai người bắt đầu về hưu. Họ sẽ thích nghi ra sao để cùng nhau bạch đầu giai lão, cũng như để:

“Đôi chồng vợ ra vào khắng khít, mắm muối mà vui ” Vương Hồng Sển.


Hôn nhân vợ chồng thuở ban đầu khắng khít là do yêu nhau, rồi lấy nhau. Mặc dù biết là mỗi người có nhu cầu, sở thích riêng, nhưng vì mới, còn tâm đầu ý hợp, còn tập trung tất cả vào nhau trong ái ân, nên họ đã quên đi để thành vợ chồng. Đó là TÌNH.


Rồi với ngày tháng, hóa chất đam mê ban đầu cũng lợt phai. Từ đây, gắn bó tình già sẽ do sự hiểu nhau, sự chia sẻ vui buồn, phụ thuộc lẫn nhau, thích nghi, trọn vẹn cho nhau. Mức độ thỏa mãn trong hôn nhân ở giai đoạn này được nhìn qua phẩm chất của đời sống hai người: hạnh phúc bên nhau, đồng lòng, cố kết với nhau, biểu lộ thương yêu, giảm thiểu phiền não. Hai người có thể yêu nhau trở lại khi cùng nhìn về một hướng, sắp xếp cho tương lai cũng như tận hưởng hiện tại, giải quyết trở ngại, khó khăn. Bây giờ đối với nhau cần có NGHĨA.



Con cái với cha mẹ già.


Đã có nhiều bằng chứng rằng con cái giữ một vai trò quan trọng nào đó trong hoàn tất đời sống lứa đôi của người cao tuổi.


Không có con, tuổi già như cô đơn, đời sống trống rỗng, không đầy đủ. Mà khi chúng ra ở riêng, người làm cha mẹ có những tâm trạng khác nhau. Có cặp vợ chồng cho là sự vắng bóng con cái sẽ tăng thêm tình khắng khít giữa hai người, họ sẽ hạnh phúc hơn, có nhiều thì giờ cho nhau, sẽ cùng nhau thực hiện nhiều chương trình một cách tích cực hơn. Hai người sẽ như đi vào thời gian trăng mật thứ hai.


Cũng có nhiều người mang một niềm trống trải, thầm lặng, thấy đâu đây như vắng thiếu vài tiếng nói, mấy dáng người. Họ sợ là sẽ bị cô đơn, và cuộc sống sẽ không được trọn vẹn.



Khi đã về hưu.


Nói đến về hưu, ngày nay thường là nghỉ ở công việc chính, đã theo đuổi mấy chục năm qua, và bắt đầu một số sinh hoạt nào đó không có tính cách ràng buộc và không phải là nguồn tài chánh căn bản cho những năm còn lại. Vấn đề cần lưu tâm là hai người sẽ có 24 giờ bên nhau, trong một hôn nhân thông thường là tình bớt, nghĩa tăng. Có nhiều vui buồn, khó khăn mà hai người cần khắc phục, để mang lại thỏa mãn vợ chồng trong những năm về cuối.


Nên lưu ý tới tâm trạng khác nhau trước sự về hưu:


a-Phân vân khi sắp nghỉ;


b-Háo hức trong thời gian đầu, cho là mình sẽ tận hưởng nó và có nhiều chương trình để làm;


c-Vỡ mộng khi thấy cuộc sống chậm lại, những dự kiến không thực hiện được;


đ-Thức tỉnh, sắp đặt lại hướng đi, việc làm thích hợp với thực tại;


e-Rồi ổn định trong môi trường sinh hoạt mới được hoạch định.


Có người đã nói: cưới nhau dễ, sống đời cũng không khó gì, nhưng sống trong hôn nhân và hạnh phúc với nhau không phải là dễ, nhất là khi chỉ còn hai người. Nhiều người thấy thời gian gần nhau mỗi ngày quá nhiều, làm gì cho hết.


Khi chồng về hưu trước, thì vợ cho là sẽ mất đi một số tự do cá nhân, một số thì giờ dành cho sinh họat riêng tư mà mình đã làm như giao hữu với bạn bè, nhóm hội từ thiện. Họ phải dành thêm một số thời giờ để cung ứng cho nhu cầu mới của chồng, đồng thời vẫn phải làm công việc gia đình như trước. Nhưng đa số các bà đều vui vẻ vì có cơ hội gần các ông nhiều hơn.


Mà chồng vì mất đi môi trường làm việc trước đây, lại ít liên hệ giao tế xã hội, nên có nhiều thì giờ với vợ, cũng như phụ thuộc vào vợ . Khi vợ nghỉ hưu trước thì đa số các bà đều cảm thấy thoải mái, vì có thêm thì giờ với chồng đồng thời để làm một số công việc gia đình mà trước đây vì đi làm nên không thực hiện được .



Một khía cạnh quan trong trong thời gian về hưu là chia sẻ công việc nhà.


Quan niệm “chồng chúa, vợ tôi” đã quá xưa. Đa số cặp vợ chồng về hưu đều đồng ý là phải có sự chung sức lo công việc trong nhà, mỗi người một số trách nhiệm, công việc do đôi bên cùng thỏa thuận. Những việc như mua sắm lặt vặt, rửa bát, sửa soạn ăn sáng có thể thay phiên. Cắt cỏ, sửa hư hao nhỏ trong nhà chắc phải dành cho quý ông. Bữa ăn chính, mua thức ăn, sắp xếp, trang hoàng nhà cửa vẫn phải nhờ đến ” bà nó “.


Tài chính, tiền nong đều cùng nhau trách nhiệm, tránh dành ngân khoản chi tiêu riêng vì đã cùng nhau thì còn gì mà phải riêng tư.


Có nhiều cặp không mấy vui vì một bên quá an lạc, hưởng nhàn, để bên kia gánh hết mọi việc trong nhà, gây nhiều căng thẳng.



Giải quyết cách biệt.


Hôn nhân nào chẳng có mâu thuẫn, bất hòa mà giải quyết những bất hòa đó đòi hỏi sự liên tục thương thảo, hiểu nhau, hoà hoãn, nhường nhịn nhau, kiên nhẫn với nhau. Rồi lại còn nuôi dưỡng tình già sao cho “tương kính như tân”.


Người bình dân ta hằng nói :


“Đạo vợ chồng khó lắm bạn ơi,


Chẳng dễ như ong bướm đậu rồi lại bay”.


Ngày xưa, sự đối thoại, tìm hiểu giữa các cụ ta rất giới hạn. Khi có vấn đề, giải quyết thường đơn phương, độc đoán, không có thảo luận. Nên sau đó dù mọi việc được coi như xong, nhưng ấm ức vẫn có trong lòng. Người lao động, ngày thì đầu tắt mặt tối, lo làm đủ ăn, tối nghỉ, đâu còn thì giờ để giải trí, nói chi đến đả thông, bàn luận.


Ngày nay, sự giải quyết dị biệt đã khá hơn. Cặp vợ chồng già đã dành nhiều thì giờ để có sự thông cảm, chia sẻ quan tâm về mọi vấn đề. Cụ bà thường để ý nhiều về an toàn kinh tế cho hai người, cụ ông đặt trọng tâm vào có người bạn đường lâu dài. Họ cũng chia xẻ với nhau về tôn giáo, về vấn đề xã hội. Tuy nhiên, một số ít người khi gặp vấn đề thì hoặc lảng tránh, nói lập lờ để đánh lạc hướng, hay phủ nhận cho xong. Cũng có cụ vẫn hay giữ uy quyền, chỉ thích ra lệnh.


Có nhiều cách để giải quyết những dị biệt, mà thực ra đa số các cụ đều cho là, tới tuổi này rồi, chúng tôi chẳng còn mấy khác biệt.


Họ áp dụng phương thức dân gian ” chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười hớn hở rằng anh giận gì.” Hoặc khi không nhường nhịn được thì cho nó xả hơi ra, mà nên chồng lui, vợ tới, luân phiên xả chứ mà chồng tới, vợ tới thì chắc sẽ nổ như tạc đạn.


Sau đó, bình tĩnh nhận diện vấn đề, cùng góp ý, đả thông cho khỏi ấm ức.


Nhiều người nghĩ thôi kệ nó, vợ chồng ai chẳng có khác biệt, để từ từ rồi đâu sẽ vào đó. Nhưng trên thực tế, dị biệt mà không giải quyết thì nó trở nên khó mà đối phó, làm cản trở sự xích lại gần nhau của hai người.


Lòng tín nhiệm, tin cậy nơi nhau cũng cần cho sự ổn định tình nghiã về già. Nó như mắt xích nối giữa hai người, như sợi chỉ quấn qua quấn lại trong tấm vải quan hệ đôi bên. Họ tin tưởng ở lời đã ước hẹn, và trông đợi phần mình sẽ hưởng. Một bất tín, dù nhỏ, dưới một khía cạnh nào đó của hôn nhân cũng có thể đưa tới bất tín khác, và là nguồn gốc của mọi xáo trộn trong tương lai.


Đôi khi hai người ngồi lại, dở chồng ảnh cũ, ôn lại những vui buồn đã qua, những kỷ niệm của thuở ban đầu. Sự kiểm điểm này là để dùng quá khứ bổ túc, tăng cường cho hiện tại, coi xem ta đã ra sao và đã làm gì để có hôm nay. Nó giúp tìm ra những điểm thiếu sót để từ từ sửa đổi, giúp ta có cơ hội cùng làm những điều hai người thích làm với nhau khi trước. Cũng như giúp hiểu biết hơn những thầm kín của người bạn đường.



Săn sóc thương yêu.


Săn sóc nhau khi đau ốm có ảnh hưởng gì tới liên hệ giữa hai người.


Kinh nghiệm cho hay khi một người đau ốm thì người kia thường tạm hoãn các sinh hoạt riêng tư để săn sóc, và đều cho là sự săn sóc này làm tăng quan hệ vợ chồng. Đôi khi ông chồng hơi có khó khăn hơn bà vợ khi làm dịch vụ này, nhưng nói chung họ đều sẵn sàng, vui vẻ . Ngoài tác dụng tình cảm làm giảm căng thẳng tâm thần, sự quan tâm săn sóc còn mang đến một số ích lợi sinh học như làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, kích thích sức sống người cao tuổi .


Tương tự như săn sóc, sự trìu mến thương yêu cũng mang lại nhiều điểm lợi cho quan hệ vợ chồng già. Khi tỏ tình thương yêu nhau, não bộ sẽ tiết ra kích thích tố Endorphine và Phenylethylalamine (PEA), tạo cho ta một cảm giác yêu đời, sinh động và tăng tuổi thọ.


Bên Anh quốc, người ta nhận thấy các tu sĩ Tin Lành Giáo thường sống lâu hơn tu sĩ Cơ Đốc giáo, và họ kết luận là sự có vợ của tu sĩ Tin Lành đã đóng góp vào việc kéo dài tuổi thọ.


Một bằng chứng nữa là phụ nữ góa thường đoản thọ hơn phụ nừ có gia đình.


Với lợi điểm như vậy, vợ chồng già chắc cũng nên năng quan hệ tình ái. Không cần phải là sự giao hoan vũ bão mà sự vuốt ve mơn trớn, sự gần bên nhau, những lời nói , những điệu bộ gợi tình vào những lúc bất chợt cũng đủ tăng thân ái và làm nhịp tim ai nhẩy lên cao.


Bác sĩ Robert N. Buttler, chuyên gia về các vấn đề của người cao tuổi, gọi đây là ngôn ngữ thứ hai của tình yêu, đối lại với ngôn ngữ thứ nhất, thúc đẩy, đòi hỏi, cấp bách về sinh lý. Theo ông ta, một chút lãng mạn với nhau cần được tiếp diễn mặc dù thú vui xác thịt vì lý do nào đó đã không còn. Cũng nên nhớ là các vị lão niên, lượng nam kích thích tố Testosterone thấp, nên rất cần một chút lãng mạn để gợi tình.
Kết luận


Mặc dù với nhiều cố gắng, hôn nhân trong tuổi cuối đời của đồng hương hiện cũng có nhiều khó khăn, trở ngại. Đã có nhiều trường hợp chia cách không ngờ. Người ta cho là do hoàn cảnh xã hội, địa lý. Cam ngọt trồng đất lạ thành chua.


Nhưng nhìn cho kỹ, phần lớn những dang dở là do có ít tương đồng. Chỉ là tình yêu hơn là tình bạn, nên khi hóa chất say đắm của yêu đương phai nhạt, thì tìm yêu đương mới lạ để thay thế. Để rồi không có ” vợ già canh ngọt, gừng càng già càng cay”. Không cùng “vợ chồng khi nồng khi nhạt”.


Các cụ ta quan niệm tình nghĩa vợ chồng như một ĐẠO: Đạo vợ chồng. Ca dao dân gian thường vang lên:


” Đạo vợ chồng chẳng dễ đổi thay,


Dẫu làm nên võng giá hay rủi ăn mày cũng cứ theo “.


Mong rằng đó cũng là TÌNH NGHIÃ vợ chồng, cái Tình Nghĩa “chồng như giỏ, vợ như hom”, dù đã cũ.

[More]

BẠC ĐÃI NGƯỜI CAO TUỔI

Bạc đãi người cao tuổi là một vấn đề thường xẩy ra trong mọi xã hội, nhưng người ta hay tránh né, không muốn nói tới hoặc tìm hiểu thêm. Nhiều người lại không tin, cho là làm gì có chuyện bạc đãi đó.

Thực tế thì riêng tại nước Mỹ, hàng năm có cả từ nửa triệu tới một triệu người già bị bạc đãi, nhưng rất ít trường hợp được phát giác. Trong tương lai, con số này sẽ cao hơn vì tổng số những người cao tuổi trên khắp thế giới mỗi ngày mỗi gia tăng.



Theo định nghĩa chung, bạc đãi người già là một sư cố tình đối xử tàn tệ và gây thiệt hại về tinh thần lẫn thể xác cho nhóm người này. Sự bạc đãi có thể xẩy ra một lần hoặc tái diễn.


Đôi khi, hành động không tốt xẩy ra vì vô tình, vì không hiểu biết thấu đáo cách săn sóc người cao tuổi vốn đã có sức khỏe kém, sống phụ thuộc vào người khác.



Nạn nhân của sự lạm dụng thường thường là ở lứa tuổi trên 60 nhiều nhất là tuổi 80. Nạn nhân nữ nhiều hơn nam, da trắng nhiều hơn dân da mầu. Người già gốc Á Châu được coi là ít bị ngược đãi, có lẽ nhờ con cháu còn giữ được truyền thống nhớ ơn và phụng dưỡng các đấng sinh thành.


Đa số nạn nhân đều suy yếu về sức khỏe thể xác, có một vài rối loạn về tâm thần. Họ cũng có khó khăn về vấn đề tài chánh, nhiều khi phải phụ thuộc vào thân nhân. Họ thường sống xa với xã hội, đôi khi sợ bị bỏ rơi nên cắn răng chịu đưng, không dám than phiền.



Người lạm dụng, bạc đãi phần lớn lại là thân nhân, và sự bạc đãi thường hay xảy ra ở ngay trong môi trường gia đình. Theo kết quả một nghiên cứu được công bố năm 1998 ở Hoa Kỳ, thì tỷ lệ con cái bạc đãi cha mẹ lên đến 43%; vợ chồng già đối xử không tốt với nhau là 30%.


Một điểm đặc biệt, theo nghiên cứu này, thì sự bạc đãi ở ngoài gia đình ( nhà người già, viện điều dưỡng người cao tuổi, chương trình sinh hoạt ban ngày, trong các trung tâm sinh hoạt cộng đồng..) lại rất thấp và số nam giới đối xử xấu với người nữ nhiều hơn.



Những yếu tố đưa đến bạc đãi


Với người cao tuổi nhận sự chăm sóc của thân nhân, con cái thì ta thấy có nhiều lý do đưa đến sự bạc đãi: người chăm sóc quá kiệt sức, bị căng thẳng vì hàng ngày phải liên tục lo lắng cho người già mà không được nghỉ ngơi, không có sự tiếp tay của người khác; có khó khăn về kinh tế; sợ mất việc vì phải bỏ nhiều thì giờ nghỉ ở nhà để chăm sóc người thân nên chuyển sự bực bội sang họ; sống chung trong một căn nhà nhỏ hẹp không đủ chỗ cho mọi người; thấy mình như bị bắt buộc phải lãnh trách nhiệm lo cho người thân mặc dù hoàn cảnh không cho phép. Đôi khi chính người chăm sóc lại có vấn đề với rượu chè, hút sách, có rối loạn tâm thần hoặc cũng đã từng bị bạo hành khi còn nhỏ.


Trong nhà dành cho người cao tuổi thì sự đối xử không tốt thường xẩy ra khi nhân viên làm việc quá sức, làm việc nhiều giờ liên tục lại không được trả lương thỏa đáng; bực mình vì sự ngang bướng, cứng đầu , đòi hỏi quá đáng của người già. Đôi khi nhân viên làm việc kém chu đáo vì không được huấn luyện cách chăm sóc những người đã già mà lại có sức khỏe suy nhược.



Có nhiều hình thức bạc đãi khác nhau:


1-Về thể xác:


Đụng chạm, tiếp cận tới cơ thể nạn nhân một cách không thích hợp như là cắn, đánh, đấm, đạp, tát , xô đẩy người cao tuổi. Với sự lạm dụng này, nạn nhân có thể mang nhiều thương tích trên mình như các vết bầm, vết cắt, sưng trên da; vết da cháy phỏng do đầu thuốc lá, hóa chấtù; thương tích không biết lý do như gẫy xương, bầm trên mắt, vết cào cấu trên da.


Nhiều nạn nhân gầy ốm vì thiếu ăn, khô nước vì bị bỏ đói khát.Trong trường hợp này, người lạm dụng thường hay kiếm cách che đậy, không đưa nạn nhân đi nhà thương, không cho thân nhân thăm người già riêng rẽ; ấp úng không giải thích được những dấu hiệu thương tích trên người nạn nhân. Nạn nhân thì lo sợ, không dám nói ra và còn tìm cách tránh né bạn bè, thân nhân.


2- Lạm dụng tình dục:


Người già bị lợi dụng để làm tình dưới nhiều hình thức mà không có sự đồng ý như hãm hiếp, sờ soạng…Nạn nhân có mang các thương tích nơi cơ quan sinh dục, ngực; quần áo bị sé rách vớí nhiều vết máu; đi lại, đứng ngồi khó khăn. Nạn nhân thường sợ hãi khi phải đối diện với người khác phái.


3- Hành hạ tâm thần:


Dùng những lời nói cay nghiệt, lăng mạ, làm nhục, làm mất uy tín, mất tự tin, đe dọa, gây sợ hãi, cô lập nạn nhân. Trước những hoàn cảnh này, nạn nhân thấy bất lực, lo sợ, buồn rầu, tự cô lập vì sợ hãi. Đôi khi họ trở nên mất định hướng, rối loạn, không nói lên , không diễn tả được tâm trạng lo âu của mình.


4- Lợi dụng tiền nong:


Khi được người thân tín nhiệm giao cho việc quản trị chi thu thì lại lạm dụng, ăn bớt ăn sén, biển thủ, mạo chữ ký, lấy trộm, dối trá mua một nói mười để thủ lợi. Vì lòng tham, đôi khi không lo thực phẩm đầy đủ, bớt sén cung ứng các nhu cầu thường nhật nhưng vẫn kê khai chi tiêu lớn. Có trường hợp người lạm dụng còn làm những chuyện phi pháp như đổi di chúc, lạm dụng giấy ủy quyền để lấy phần lợi cho mình.



Ngoài sự lạm dụng cố tình, đôi khi cũng có những lỗi lầm chăm sóc do chểnh mảng, do không biết tường tận tình trạng người già; do bị quá căng thẳng không có đủ thì giờ ngủ nghỉ.ø



Sự lạm dụng ở nhà điều dưỡng người già cũng thường xảy ra và cũng có những hình thức như vừa kể cộng thêm việc cho người già dùng nhiều thuốc an thần hoặc trói buộc bằng dây để trấn áp người già. Khi vào thăm một số cơ sở điều dưỡng người cao tuổi, ta thấy các vị này ngủ nằm ngủ ngồi vì được cho uống thuốc ngủ ngõ hầu khỏi quấy rầy nhân viên.



Vài dấu hiệu cho hay có sự lạm dụng


Theo lệ thường, người cao tuổi bị bạc đãi ít khi than phiền, tố cáo vì nhiều lý do.


Một số cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi đề cập tới việc bị bạc đãi; một số ngại bị trả thù; một số không đủ khả năng để khai hoặc không ý thức được là mình đang bị đối xử tồi tệ.


Một vài dấu hiệu có thể khiến ta nghi là có lạm dụng như nạn nhân có những thương tích không giải thích được; bệnh tình đột nhiên trầm trọng hơn, gầy yếu không lý do; vệ sinh cơ thể tồi tệ; sống cô lập, sợ sệt; mất định hướng, rối loạn tâm trí, hoang tưởng, buồn rầu trầm cảm.



Chính quyền với vấn đề lạm dụng


Sự đối xử tồi tệ với người cao tuổi đã được chính quyền các quốc gia lưu tâm và nạn nhân đã được luật pháp bảo vệ. Mới đây, tại tiểu bang California, cơ quan tư pháp đã mở cuộc kiểm tra các nhà điều dưỡng dành cho người già. Kết quả cho thấy 1/3 các cơ sở này đều có những vi phạm trầm trọng trong việc chăm sóc người cao tuổi.


Riêng tại Hoa Kỳ, mỗi tiểu bang đều có biện pháp trừng trị kẻ lạm dụng ngưòi già. Nhân viên y tế nghi ngờ có dấu hiệu lạm dụng đều phải thông báo với nhà chức trách. Chính phủ cũng dành ngân khoản trợ cấp cho các tổ chức bảo vệ người già bị lợi dụng. Có những đường giây điện thoại khẩn cấp để giúp khám phá cũng như báo cáo khi có lạm dụng. Một số điện thoại miễn phí cho liên bang là số 800- 677. 1116. Vài tiểu bang còn có luật trừng phạt tù và tiền khi biết mà không báo cáo những trường hợp đối xử tồi tệ với người cao tuổi.


Tại Việt Nam ta xưa và nay cũng có những điều khoản luật lệ để bảo vệ người già, tránh sự lạm dụng, nhất là do người thân thuộc gây ra.



Vài điều cần lưu ý


Tại các quốc gia, hầu hết người cao tuổi đều sống một mình hoặc với thân nhân, và chỉ có khoảng 10% sống trong các nhà dành cho người già. Cho nên sự đối sử tệ nếu có , thường xẩy ra ở nhà.


Để tránh tình trạng này, ta cần lưu ý giải quyết những hoàn cảnh tạo ra sự việc.


Nhờ thân nhân tiếp tay trong việc chăm nuôi để tránh cảnh một mình phải gánh chịu mọi công việc từ trông nom đến cung cấp mọi nhu cầu vật chất. Sớm phát giác những dấu hiệu khó khăn về phần mình như căng thẳng , mệt mỏi trong việc chăm nuôi. Cầu cứu giúp đỡ ngay khi thấy cần.


Khi đi thăm thân nhân trong nhà người già, nên thăm dò xem nhân viên có được huấn luyện chu đáo cách thức săn sóc. Hỏi thân nhân coi nhân viên đối sử ra sao; phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu bất thường trên cơ thể người già.


Về phần người cao tuổi cũng cần cảnh giác mấy điều sau đây:


Khi sống một mình, cửa ngõ cần luôn luôn cài đóng, nhất là ban đêm; không mở cửa cho người lạ; khi nghi ngờ có người theo dõi mình thì báo cho thân nhân hay ngay; tìm hiểu xem trong khu phố có chương trình hàng xóm canh chừng cho nhau để khi cần thì liên lạc nhờ giúp đỡ.


Khi sống với thân nhân mà nghi ngờ bị lợi dụng thì nói cho bạn bè hoặc người thân khác hay ngay và yêu cầu họ tới thăm mình thường xuyên hơn. Để tránh hoặc giảm thiểu sự đối sử tồi tệ.



Kết luận


Sống tới tuổi cao là điều ai cũng mong muốn. Nhưng sống mà để bị lệ thuộc rồi bị lạm dụng lại là điều đáng tiếc. Cho nên có nhiều vị cao niên đó nghĩ rằng đa thọ, đa nhục là vì vậy.


Thực là: Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.


Giờ đây đốt đuốc đi tìm chắc cũng ít thấy cảnh quạt nồng ấm lạnh của ngươi Hoàng Hương, hoặc biết chịu sự kham khổ để miếng ngon, miếng lành mà nuôi cha mẹ của Mao Nhung.


Đáng buồn thay!

[More]