Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Mùa Xuân ta nói chuyện Tình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.


Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?


Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu…
[More]

Ý Nghĩa của nghề "Lang Y"


Giới thiệu sách “Câu Chuyện Thầy Lang”


Thầy Lang hay Lang Y là tên gọi thân thương của người dân vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ để chỉ một ông thầy thuốc. Thầy Lang là một người được kính trọng trong vùng. Ngoài công việc chẩn bệnh và điều trị cho mọi người, ông còn có một số kiến thức tổng quát khá uyên bác mà dân chúng thường tới học hỏi.


“Câu Chuyện Thầy Lang” là một tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Ý Đức viết về những suy nghĩ, tâm trạng của một thầy thuốc tây y khi đối diện với nỗi hoang mang, thắc mắc, dằn vặt về bệnh tật của bệnh nhân hay của người thân. Sách được diễn tả trong phong thái tinh thần của một vị lương y thuần túy Việt Nam.


Nói cái gì, nói ra làm sao để làm vơi đi nỗi
[More]

Mùa Xuân ta nói chuyện Tình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.


Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?


Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu…
[More]

Bạo hành gia đình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường.


Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
[More]

ASPIRIN, Viên thuốc đa dụng

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Con người có nguy cơ mang những cơn đau do bệnh hoạn kinh niên hoặc do thương tích, giải phẫu. Cơn đau sau có thể làm giảm đi bằng thuốc gây tê mê. Cơn đau trước như nhức đầu, đau xương khớp cần sự trị liệu bằng các thuốc giải đau, để người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt, sản xuất. Aspirin là một trong các thuốc giải đau lâu đời đó.


Tự điển Webster’s Dictionary đã định nghĩa Aspirin như sau: “Một hợp chất kết tinh từ salicylic acid, có mầu trắng và có công dụng bớt đau nhức và hạ nhiệt độ”ä Nhưng trong tương lai, định nghĩa trên chắc phải kèm thêm một số chữ nữa, chẳng hạn: ” và có công dụng giúp phòng ngừa các chứng đột tim”. Thực vậy, tin tức y học quan trọng này đã được công bố trên tạp san Y Học uy tín New England Journal of Medecine, số ngày 28 tháng Giêng năm 1988.
[More]