Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Tựa

Chúng ta sống trong sự biến đổi, sống với sự biến đổi. Một đại hiền triết cổ Hi Lạp, một trong những vị mà người ta gọi là những triết gia trước Socrate, dạy rằng “người ta không bao giờ rửa chân hai lần ở một dòng suối”. Vì nước suối chảy đi và khi ta xuống suối rửa chân lần thứ hai, mặc dù vẫn chỗ ấy, trên hòn đá ấy, nhưng không còn là nước cũ. Lời nói của đại hiền Hi Lạp đã cho ta hai cách nói siêu dụ, thông thường đến nỗi rằng ta nói luôn tới ‘dòng đời’ và ‘dòng lịch sử’ mà không còn nghĩ đến gốc nguồn từ một điểm đã hai ngàn rưởi năm xưa, ở một nền văn minh bên trời Tây đã chết.

Cuốn sách này của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức nói về một sự thay đổi trong thời chúng ta trên dòng đời và dòng lịch sử, là sự già lão. Và tác giả muốn một ông thầy già viết cho cuốn sách vài lời gọi là Tựa.


Thực ra thì sách An Hưởng Tuổi Vàng này cũng chẳng cần phải giới thiệu vì đã đáp ứng một nhu cầu rất lớn, phải nói là mỗi ngày một lớn hơn trong xã hội Việt Nam vì số người già tăng trưởng rất nhanh, trong ba phần tư thế kỷ vừa qua. Không phải vì chiến tranh kéo dài thiếu mười sáu tháng đầy ba mươi năm đã làm mất đi một số lớn những người tuổi trẻ, trai nhiều hơn gái trong dân số và sự gia tăng tỉ số người già chỉ giả tạo. Ngay cả nếu ta bổ xung trên giấy tờ những tuổi bị khuyết trên biểu đồ tháp dân số theo tuổi của nước ta rồi so với tháp tuổi năm 1925 hay 1930, thì thấy ngay sự khác biệt: hình tháp xưa có một cái ngọn dài và nhọn hoắt, còn tháp nay tuy thót giữa ( ảnh hưởng của chiến tranh) nhưng đáy rộng ( vì sự sinh sản qúa mạnh trong phần tư thế kỷ vừa qua, có thể gọi cho vui là sự nở rộ của tý nhau khi chiến cuộc chấm dứt ở mặt trận và rút về phòng the); còn các tuổi già và chưa già, từ năm mươi trở lên thì đông đảo với một bề ngang đáng kể trên hình tháp tuổi dầy dặn hơn xưa nhiều. Sự kiện này nói nôm na có nghĩa là các cụ nhiều hơn, nhiều gia đình có ít là một hai và có thể đủ bốn ông bà nội, ngoại và số gia đình tứ hay ngũ đại đồng đường không còn hiếm như ngày xưa. Sự sống lâu trên bảy mươi tuổi chỉ còn “cổ lai hi” như một câu văn sáo mà đời văn minh đã ném vào thùng rác của lịch sử như thanh Ngư Trường Kiếm và cái búi tóc củ hành.


Tôi không nói rằng ngày xưa không có người sống lâu. Bỏ những chuyện huyền thoại, dầu là phương Đông như chuyện Bàn Cổ của Trung Hoa ( mà ta thường gọi là ông Bành Tổ) hay Methusalem trong Kinh Thánh và cả truyền thuyết về tuổi thọ của các vua thời Hồng Bàng của ta, chúng ta đều có biết và có thấy tận mắt một vài vị lão trượng trong làng hay trong một vài gia đình quen thuộc, chẳng những là bảy tám mươi mà có khi tới hơn trăm tuổi. Thời nào, ở đâu, trừ khi còn ăn lông ở lỗ trong những vùng trinh nguyên chưa khám phá, những vùng mà ngày xưa khi chưa có sự hiểu biết gì về y khoa khoa học ta gọi là “ma thiêng nước độc” hay “lam sơn chướng khí” cũng có thể có một vài người, nhờ “thể chất” nghĩa là nhờ di truyền qua gen hệ, nhờ những điều kiện sinh sống và các cách sinh hoạt tương đối không thường, sống lâu và chết già hơn các người chung quanh. Sự đồn đại tăng tuổi thọ cũng có, vì lý do này nọ tuỳ theo văn hoá nhưng sự sống lâu của một số cụ là thực có, và thực đáng quý vì các cụ không những là sự hãnh diện của gia đình, mà còn là hy vọng đúng và là những gương sáng cho toàn thể nhân dân nữa. Nhưng ngày xưa sống lâu như các cụ hiếm lắm. Nhân sinh thất thập… Còn ngày nay chẳng những số các cụ nhiều hơn, mà tỉ số các cụ trong xã hội tăng lên.


Tại sao có nhiều người già hơn trong dân số ngày nay? Tại sao nhân dân Việt Nam già lão hơn? Vì trong bách kỷ vừa qua có những tiến bộ song song trên bốn diện: kinh tế, công chính, giáo dục và y tế. Trong một bài tựa bắt buộc là phải ngắn hơn sách, tôi không thể đi sâu hơn về bất cứ một diện nào trong bốn diện ấy và nếu nói về cả mọi mặt thì khác gì là viết lịch sử chiều dài của quốc dân Việt Nam. Phần lớn quý vị đọc sách có lẽ cũng chỉ tìm hiểu những điều thực tế mà chính mình có thể dùng được có lợi cho bản thân. Sách của BS Nguyễn Ý Đức nhắm vào hai mục tiêu, thuộc hai diện cuối cùng trực tiếp quan hệ đến sự sống lâu một cách khoẻ mạnh. Và vì rằng sức khoẻ là sự sống với một cơ thể, sinh lý và tâm thần bình thường và nếu có thể hơn bình thường một chút là điều kiện không thể không có để hưởng thụ hạnh phúc, nên An Hưởng Tuổi vàng có thể và một phần nào phải được coi là cuốn sách đầu tiên để sống yên vui với các người thân trong tuổi già.


Dĩ nhiên rằng như thế chưa phải là không còn vấn đề gì đâu. Sống lâu, già cả là tốt lắm và không phải là dễø. Nghệ thuật sống già cả là một vấn đề khác và cũng không dễ. Về cả hai đường, cái vốn liếng đắp xây từ lúc trẻ vô cùng quan trọng. Và đây là lời cuối cùng của tôi, không phải với các cụ đồng tuế hay cao niên hơn tôi, mà là với các người trẻ tuổi. Sự giữ gìn sức khoẻ, sự trao dồi văn hoá, sự di dưỡng tâm tính, sự tôn kính và thương yêu mọi người trong gia đình, sự bao dung trong tinh thần dân chủ với tất cả mọi người, là những điều mà tôi nghĩ là quan trọng ngang nhau để có thể sống lâu và an hưởng tuổi vàng với sự kính trọng của làng nước, sự kiêu hãnh của con cháu và chắt, chút và với sự vui vẻ trong nội tâm của mình. Nhưng phải biết sống như thế từ lúc mới lớn lên và biết suy nghĩ càng sớm càng hay.


Vào khoảng phần tư đầu tiên của thế kỷ vừa chấm dứt, khi tôi sinh ra, hy vọng được sống trung bình của người Việt Nam chỉ có hai mươi lăm năm. Ngày nay đời sống trung bình của người dân trong nước là vào khoảng 60 đến 65 năm. Với những người Việt Nam sinh đẻ ở Hòa Kỳ, Tây Âu hay Nhật Bản, sự sống có thể trung bình lên tới 70 năm, chỉ thua kém những người bản xứ chừng dăm ba năm thôi. Những khám phá mới của y học lại cho phép tiền phóng rằng người ta có thể sống già hơn nhiều nữa, và một số người có điều kiện đã có thể tính đến chuyện sống không tật bệnh đến ngoài một trăm năm mươi tuổi. Sự hiểu biết về sinh học tiến bộ một cách nhanh chóng không ai lường trước được và nếu có một đạo sĩ tu tiên nào trở lại được cõi đời này ở Hoa Kỳ hay Anh, Pháp,Đức thì sẽ phải nói rằng nằm mơ cũng không thể tưởng được rằng cái mộng trường sinh nay đã có linh đơn để trở thành sự thật. Nhưng trước hết, trong đời này không còn đạo sĩ nữa. Và vấn đề ngày nay là sống lâu như thế để làm gì? Ai cấp dưỡng cho một cách vui vẻ và đầy đủ để an hưởng tuổi vàng lâu dài gần một trăm năm nếu ta không lo trước ngay từ bây giờ.



Bác sĩ TRẦN NGỌC NINH


Cựu Giáo sư đại học Sài gòn và Vạn Hạnh

















































MỤC LỤC


CON NGƯỜI VỚI SỰ TRƯỜNG SINH.
NÓI VỀ TUỔI HẠC,TUỔI VÀNG.
SỰ LÃO HÓA
TUỔI GIÀ HƯ CẤU VÀ SỰ THỰC
TỰA
Những thay đổi cơ thể khi về già
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CƠ THỂ KHI VỀ GIÀ.
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ HÌNH DÁNG BỀ NGOÀI.
THAY ĐỔI NGŨ QUAN
Vài vấn đề ưu tiên sức khỏe tuổi già
CAO NIÊN MÀ PHONG ĐỘ
TẬP LUYỆN CƠ THỂ
VÀI VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CHO SỨC KHOẺ
VẤN ĐỀ AN TOÀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Dược phẩm-Dược thảo
GỐC TỰ DO VÀ CHẤT CHỐNG OXY-HOÁ.
MỘT VÀI DƯỢC THẢO THƯỜNG DÙNG
SỰ DÙNG DƯỢC PHẨM Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Tình cảm người cao tuổi
BẠC ĐÃI NGƯỜI CAO TUỔI
CHĂM SÓC CHA MẸ GIÀ
CÒN LẠI ĐÔI TA
KHÔNG ĐỀ
NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
SỰ THĂNG TRẦM CỦA TUỔI GIÀ
THƯƠNG TIẾC.
TÌNH BẰNG HỮU-BẠN GIÀ
TÌNH MUỘN VẪN LÀ TÌNH
HAI THẾ HỆ, MỘT TẤM LÒNG
ÔNG BÀ VÀ CÁC CHÁU.
[More]

CHUYỆN ĐÀN ÔNG

From: Hai Pham Thanh

To: [email protected]


Sent: Monday, August 01, 2005 10:48 AM


Subject: Kính gửi bác sĩ Hồ Đắc Duy!


Kính gửi bác sĩ Hồ Đắc Duy!


Cháu đã đọc nhiều bài viết của bác sĩ và biết bác sĩ luôn rất bận rộn với công việc nhưng cháu có mấy vấn đề không biết trao đổi cùng ai ngoài bác sĩ ra, nên đành phải mạo muội làm phiền đến bác sĩ vậy. Cháu rất mong nhận được lời khuyên của bác sĩ và cháu cũng rất mong đợi nhận được thư riêng của bác sĩ gửi cho cháu!
[More]

Bạo hành gia đình

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Ở một số quốc gia, vào thời kỳ mà quan niệm “tứ đức tam tòng” được ăn sâu vào tâm thức, khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như là sở hữu của người chồng. Người chồng có bổn phận hoặc có quyền “dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như là chuyện thế gian sự thường.


Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp xa xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười, giải thích: “Đàn ông ở đây chúng tôi đều hành động như vậy vì đó là làm điều tốt để giúp vợ tu thân”!
[More]

Bác sỹ hồi hưu giúp người Việt

Bác sĩ 70 tuổi được nhiều người thương mến vì các bài viết và nói chuyện đề cập tới sức khỏe của đồng bào Việt Nam

bài của Patrick McGee


Star-Telegraph ngày 13 tháng 11 năm 2005


( chuyển ngữ của Nhật báo Việt Nam Mới số 1261 ra ngày thứ Bảy 26-11-2005)


ARLINGTON, TEXAS – Đối với nhiều người Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất. Dù đã ở tuổi nghỉ ngơi nhưng vị bác sĩ 70 tuổi này vẫn không ngừng làm việc bằng cách viết sách, viết chuyên mục trên báo chí, nói chuyện trên đài phát thanh về các đề tài sức khỏe và đôi khi cũng về quê hương Việt Nam nơi ông chào đời để đẩy mạnh các chương trình y tế.
[More]

Ý Nghĩa của nghề "Lang Y"


Giới thiệu sách “Câu Chuyện Thầy Lang”


Thầy Lang hay Lang Y là tên gọi thân thương của người dân vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ để chỉ một ông thầy thuốc. Thầy Lang là một người được kính trọng trong vùng. Ngoài công việc chẩn bệnh và điều trị cho mọi người, ông còn có một số kiến thức tổng quát khá uyên bác mà dân chúng thường tới học hỏi.


“Câu Chuyện Thầy Lang” là một tác phẩm của bác sĩ Nguyễn Ý Đức viết về những suy nghĩ, tâm trạng của một thầy thuốc tây y khi đối diện với nỗi hoang mang, thắc mắc, dằn vặt về bệnh tật của bệnh nhân hay của người thân. Sách được diễn tả trong phong thái tinh thần của một vị lương y thuần túy Việt Nam.


Nói cái gì, nói ra làm sao để làm vơi đi nỗi
[More]

Vi khuẩn quanh ta

Lời nói đầu

Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là:


“Nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về bệnh hiếm Bò Điên. Nhưng nhiều người không để ý tới sự quan trọng phải rửa tay khi nấu nướng ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị dại”.


Theo nhiều chuyên viên dịch học, 2/3 các trường hợp cảm lạnh và quá nửa các trường hợp tiêu chẩy mà ta mắc phải đều gây ra do những vi khuẩn nằm ở trong mái ấm gia đình của chúng ta. Chúng lúc nhúc, nhởn nhơ khắp nơi, từ phòng tắm, vệ sinh tới buồng ngủ phòng khách, trong bếp, trên da thịt ta, bàn ghế đồ đạc.. và ngay cả trong thực phẩm mua về hoặc đã nấu, để dành.
[More]

Bác sỹ hồi hưu giúp người Việt

Bác sĩ 70 tuổi được nhiều người thương mến vì các bài viết và nói chuyện đề cập tới sức khỏe của đồng bào Việt Nam

bài của Patrick McGee


Star-Telegraph ngày 13 tháng 11 năm 2005


( chuyển ngữ của Nhật báo Việt Nam Mới số 1261 ra ngày thứ Bảy 26-11-2005)


ARLINGTON, TEXAS – Đối với nhiều người Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất. Dù đã ở tuổi nghỉ ngơi nhưng vị bác sĩ 70 tuổi này vẫn không ngừng làm việc bằng cách viết sách, viết chuyên mục trên báo chí, nói chuyện trên đài phát thanh về các đề tài sức khỏe và đôi khi cũng về quê hương Việt Nam nơi ông chào đời để đẩy mạnh các chương trình y tế.
[More]

Vi khuẩn quanh ta

Lời nói đầu

Janet Anderson, giáo sư về dinh dưỡng của Đại Học Utah có nhận xét là:


“Nhờ truyền thông mau lẹ, công chúng đều có hiểu biết khá cặn kẽ về bệnh hiếm Bò Điên. Nhưng nhiều người không để ý tới sự quan trọng phải rửa tay khi nấu nướng ăn uống trong bếp, nơi còn có nhiều rủi ro hơn là ăn phải thịt con bò bị dại”.


Theo nhiều chuyên viên dịch học, 2/3 các trường hợp cảm lạnh và quá nửa các trường hợp tiêu chẩy mà ta mắc phải đều gây ra do những vi khuẩn nằm ở trong mái ấm gia đình của chúng ta. Chúng lúc nhúc, nhởn nhơ khắp nơi, từ phòng tắm, vệ sinh tới buồng ngủ phòng khách, trong bếp, trên da thịt ta, bàn ghế đồ đạc.. và ngay cả trong thực phẩm mua về hoặc đã nấu, để dành.
[More]

Báo cáo của Táo làng y

Như thường lệ, vợ chồng Táo Y Tế năm nay cũng làm một rì po rất nghiêm chỉnh lên Thiên Đình về tình hình sức khỏe nơi hạ giới. Theo báo cáo, trong năm 2003, những vấn đề y tế sau đây cần được Ngọc Hoàng lưu ý, để hỗ trợ nhân đạo, cứu giúp chúng sinh.

Bệnh liệt kháng HIV-AIDS.


Bệnh này vẫn là mối đe dọa lớn cho một số quốc gia châu Phi và châu Á. Số người nhiễm bệnh gia tăng với 27 triệu ở Phi châu, trên 7 triệu ở Á châu. Cứ một trong năm người lớn ở nam châu Phi bị nhiễm HIV, có quốc gia với 40% dân số . Ở Á châu, Trung Hoa và Aán Độ chiếm khoảng 5 triệu. Tại Việt Nam số người nhiễm HIV cũng lên tới con số đáng ngại là 180,000 với 20,000 người bị AIDS. Riêng Hoa Kỳ có khoảng 900,000 người nhiễm bệnh, mỗi năm có trên 40,000 trường hợp mới và nhờ có dược phẩm đầy đủ nên số tử vong giảm. Trong năm 2003 có khoảng 3 triệu người trên thế giới thiệt mạng vì bệnh này.
[More]

ASPIRIN, Viên thuốc đa dụng

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Con người có nguy cơ mang những cơn đau do bệnh hoạn kinh niên hoặc do thương tích, giải phẫu. Cơn đau sau có thể làm giảm đi bằng thuốc gây tê mê. Cơn đau trước như nhức đầu, đau xương khớp cần sự trị liệu bằng các thuốc giải đau, để người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt, sản xuất. Aspirin là một trong các thuốc giải đau lâu đời đó.


Tự điển Webster’s Dictionary đã định nghĩa Aspirin như sau: “Một hợp chất kết tinh từ salicylic acid, có mầu trắng và có công dụng bớt đau nhức và hạ nhiệt độ”ä Nhưng trong tương lai, định nghĩa trên chắc phải kèm thêm một số chữ nữa, chẳng hạn: ” và có công dụng giúp phòng ngừa các chứng đột tim”. Thực vậy, tin tức y học quan trọng này đã được công bố trên tạp san Y Học uy tín New England Journal of Medecine, số ngày 28 tháng Giêng năm 1988.
[More]

Báo cáo của Táo làng y

Như thường lệ, vợ chồng Táo Y Tế năm nay cũng làm một rì po rất nghiêm chỉnh lên Thiên Đình về tình hình sức khỏe nơi hạ giới. Theo báo cáo, trong năm 2003, những vấn đề y tế sau đây cần được Ngọc Hoàng lưu ý, để hỗ trợ nhân đạo, cứu giúp chúng sinh.

Bệnh liệt kháng HIV-AIDS.


Bệnh này vẫn là mối đe dọa lớn cho một số quốc gia châu Phi và châu Á. Số người nhiễm bệnh gia tăng với 27 triệu ở Phi châu, trên 7 triệu ở Á châu. Cứ một trong năm người lớn ở nam châu Phi bị nhiễm HIV, có quốc gia với 40% dân số . Ở Á châu, Trung Hoa và Aán Độ chiếm khoảng 5 triệu. Tại Việt Nam số người nhiễm HIV cũng lên tới con số đáng ngại là 180,000 với 20,000 người bị AIDS. Riêng Hoa Kỳ có khoảng 900,000 người nhiễm bệnh, mỗi năm có trên 40,000 trường hợp mới và nhờ có dược phẩm đầy đủ nên số tử vong giảm. Trong năm 2003 có khoảng 3 triệu người trên thế giới thiệt mạng vì bệnh này.
[More]