Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Bệnh trầm cảm


4-Làm sao để biết là tôi bị bệnh Trầm Cảm?
Thường thì khi bạn rơi vào tâm trạng buồn rầu, chịu không nổi thì bạn than phiền với người này người khác rồi đi bác sĩ để kể lể tự sư. Bác sĩ sẽ hỏi bạn thêm nhiều chi tiết về dấu hiệu của bệnh, hoàn cảnh đưa tới buồn phiền như tình trạng gia đình, công ăn việc làm. Thầy thuốc cũng khám tổng quát cơ thể hoặc làm vài thử nghiệm để tìm kiếm các nguyên nhân gây ra bệnh.
5-Xin cho biết các dấu hiệu của Trầm Cảm.
Có rất nhiều dấu hiệu mà sau đây là những điểm thường thấy:
a-Không còn hứng thú với các việc mình thường làm hoặc tận hưởng;
b-Cảm thấy buồn bã, trống trải;
c-Khóc lóc dễ dàng, nhiều khi không có lý do;
d-Đôi khi lại thấy trong người như tê dại, khóc cũng không được;
e-Cảm thấy mình trở nên vô dụng với mặc cảm tội lỗi;
g-Đôi khi nghĩ rằng thà chết cho xong
h-Không tập trung, kém suy xét, hay quên;
i-Không quyết định trong công việc háng ngày;
k-Bồn chồn, đứng ngồi không yên hoặc uể oải chậm chạp;
l-Mất ngủ hoặc ngủ li bì;
m-Thay đổi khẩu vị, ăn nhiều hoặc biếng ăn, trở nên mất cân hoặc mập phì.
6-Trầm cảm có thể điều trị khỏi được không?
Có chứ. Bệnh có thể chữa bằng dược phẩm, tâm lý trị liệu
7-Thế nào là Tâm lý trị liệu?
Tâm lý là những tình cảm, nhận thức, ý chí của mỗi người. Tâm lý trị liệu tìm hiểu hoàn cảnh đưa tới rối loạn tâm thần và các vấn đề tâm lý rồi giúp người bệnh phát triển nhân cách, tự hiểu mình hơn để giải quyết khó khăn của chính mình. Người trị liệu không hướng dẫn các quyết định của bệnh nhân.
8-Còn dược phẩm thì sao?
Về dược phẩm thì có cả vài chục loại khác nhau được dùng để điều trị trầm cảm. Để lựa chọn thuốc thích hợp cho tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lưu ý đến mấy diểm sau đây:
a-Nếu bạn đã bị trầm cảm và đã được điều trị thuyên giảm với một loại thuốc nào đó thì bác sĩ sẽ tiếp tục cho bạn dùng tiếp.
b-Nếu thân nhân của bạn bị bệnh và được điều trị hữu hiệu với một thuốc thì thuốc đó cũng được dùng cho bạn;
c-Thuốc trị trầm cảm nào cũng cho một vài tác dụng phụ, có ảnh hưởng trên sức khỏe và bệnh mà bạn đang có. Nên khi lựa thuốc, bác sĩ cũng phải cân nhắc ở điểm này và lựa thuốc có càng ít tác dụng phụ cho bạn càng tốt;
d-Tâm lý bệnh nhân là rất ngại uống thuốc. Nên bác sĩ sẽ lựa thuốc nào để bạn uống ít lần mà vẫn giảm triệu chứng trầm cảm;
e-Thuốc bây giờ rất đắt nên bác sĩ cũng lựa loại hợp với túi tiền của bạn hoặc các hãng bảo hiểm sức khỏe đồng ý trả tiền thuốc;
g-Vì phải theo dõi kết quả điều trị cũng như tác dụng tốt xấu của thuốc, thường thường thì bác sĩ cũng lựa thuốc mà họ đã biết rõ và thường cho bệnh nhân. Như vậy cũng tránh được sự dò dẫm, khiến bệnh nhân không nản lòng;
h-Thuốc phải sớm có tác dụng, giảm triệu chứng của bạn như là bớt buồn rầu, có nhiều nghị lực hơn, ăn ngủ bình thường…
i-Có thể là bạn đang dùng vài thuốc cho vài bệnh nào khác. Bác sĩ cũng phải cân nhắc coi các thuốc đó có tác dụng qua lại với nhau, có làm giảm hiệu lực của nhau hay không;
k-Thuốc và thực phẩm đôi khi cũng có ảnh hưởng lên nhau, nên bạn phải hỏi bác sĩ xem uống thuốc lúc nào: khi ăn hoặc khi đói bụng? Kiêng cữ món ăn nào không?…
Kết luận.
Trầm cảm là bệnh có thề chửa được hoặc bằng thuốc, hoặc bằng lời nói tư vấn.. Điều quan trọng là người bệnh cần hợp tác với người cung cấp dịch vụ điều trị tức là với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý gia, nhân viên xã hội..và nhất là uống thuốc đều đặn.

Comments are closed