Những Thay Ðổi Về Hình Dáng Bề Ngoài
1-Thay đổi về lông-tóc :Những thay đổi về tóc của con người có nhiều điều khó hiểu mà chưa có giải đáp và gồm có thay đổi về số lượng, mầu sắc, phẩm chất.
Về mầu sắc, sự kiện tóc bạc hay tóc hoa dâm là những dấu hiệu sớm của tuổi về gìa. Tóc bạc bắt đầu từ hai bên thái dương rồi lan lên đỉnh đầu. Mới đầu, nó còn có tính cách muối tiêu,trắng đen lẫn lộn, sau đó thì muối nhiều hơn tiêu. Sở dĩ tóc thành trắng là vì loại tế bào sinh hắc tố (melanin) giảm đi, tóc thành không có mầu. Tuy được coi là một dấu hiệu sớm của tuổi về già, nhưng sự kiện bạc tóc chỉ xẩy ra ở khoảng 65% người cao tuổi, còn 35% thì hoặc tóc không bạc hay chỉ bạc khi tuổi rất cao. Có nhiều trung niên, 25-30 tuổi tóc đã bạc. Thành ra sự bạc tóc này không phải là chỉ dấu của sự hóa gìa các bộ phận trong cơ thể, cũng như không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay tới tuổi thọ. Còn huyền thoaị Ngũ Tử Tư, sau một đêm trầm suy, sáng dậy tóc đã trắng sóa cũng vẫn chỉ là huyền thọai, không có căn bản gỉai thích khoa học.
Rụng tóc : Rụng tóc là một hiện tượng bình thường trong tiến trình hóa gìa giống như khi da đầu bị nhiễm trùng, do ảnh hưởng của một vài loại thuốc, vài thực phẩm. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 100 sợi tóc rụng. Lông nách và lông mu
cũng rụng dần theo số tuổi cao.
Ngòai ra, khi về gìa tóc khô, ròn dễ rụng vì các tuyến nhờn kém họat động.
Ở nữ giới, lông tóc mọc ở cằm trên khi mà số lượng kích thích tố nữ gỉam vào thời tắt kinh. Sự mọc lông này gây nhiều ngượng ngùng cho quý bà. Ta có thể nhổ, caọ hoặc dùng các chất hóa học để làm mất những lông này. Một chi tiết cũng cần được nêu ở đây là, khi qúy bà dùng thuốc có nam kích thích tố, thì lông tóc cũng mọc ra ở mặt và thân thể, nhưng khi ngưng thuốc thì lông tóc ngưng mọc.
2- Thay đổi về da: Không có ai chết vì da trở nên gìa, mặc dù lớp da của con người thay đổi rất nhiều với tuổi cao. Ðã từ lâu, người ta căn cứ trên vóc dáng của nó để mà đoán tuổi con ngươì: Sự mất mâù da, sự nhăn cuả da, sự hư hao của da thường được coi như là phản ảnh của niên kỷ, của tình trạng sức khoẻ tổng quát. Vì, ngoài quần aó mặc, khi nhìn một người thì trước tiên ta chú ý tới lớp da của họ.
2/1 -Da nhăn.- Sự xuất hiện c��a lớp da nhăn đầu tiên trên cơ thể làm nhiều người hoảng hốt. Nhưng lỗi lầm đích thực của phản ứng hoảng hốt này không phải là vì những vết nhăn, mà vì xã hội ta đang sống đã đánh gía thấp người già, nam cũng như nữ. Lớp da nhăn nheo làm con ngươì trông thấy như già đi. Da trở nên nhăn nheo vì ở người già, chất collagen nằm dưới da giảm đi, chất elastin laị tăng lên, làm da mất tính đàn hồi. Chúng ta có thể đo sự mềm diụ đàn tính của da bằng cách kẹp lớp da giữa hai ngón tay trong ít giây, rồi thả ngơn tay, đo coi xem mất mấy giây để lớp da nhăn trở lại bằng phẳng. Thường thì một hai giây, nhưng ở người trên 60 tuổi, thì phải mất vài chục giâ. Sự da nhăn nheo, không có nghĩa là những cơ quan cốt yếu trong cơ thể cũng suy mòn đi. Bởi vì, ở người trẻ tuổi mà da không được chăm sóc thì da cũng vẫn nhăn nheo như thường.
2/2.- Da khô : Ở người cao tuổi, sự bài tiết mồ hôi giảm vì những tuyến mồ hôi, tuyến nhờn ít đi hoặc kém hiệu năng, làm da trở nên khô và hay ngứa.
2/3- Thay đổi khả năng điều hoà thân nhiệt: dưới lớp bì và biểu bì là một lớp da mỏng chứa nhiều chất mỡ có công dụng chống sự thất thóat thân nhiệt. Ở người cao tuổi, lớp mỡ này mất đi, nhất là ở mu bàn tay, mặt, gan bàn chân. Các cảm giác ngoài da cũng kém đi, nhất là cảm giác đau đớn nên người cao tuổi hay bị phỏng ở bàn chân. Số lượng những mạch máu nhỏ ở da gỉam ở người cao tuởi, nên người gìa chịu đựng độ lạnh kém người trẻ. Một hậu qủa có thể gây chết người vì kém chịu lạnh này là sự gỉam thân nhiệt, xẩy ra khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức an toàn.
2/4- Chậm lành vết thương – Xúc giác giảm cộng thêm sự suy yếu của hệ thống miễn nhiễm kéo dài độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với hoá chất kích thích nên người gìa hay bị tổn thương về da. Ở người gìa, khả năng lành da khi bị tổn thương cũng rất chậm.
3- Thay đổi về chiều cao: -Với tuổi cao, con người như co lại, và dáng điệu ngay thẳng hiên ngang lúc trai tráng không còn nữa. Trung bình, khi về gìa, đàn ông thấp đi khoảng 2cm, đàn bà 1,5 cm. Ðây là do ảnh hưởng của một số yếu tố như sự gỉam nước trong cơ thể, các bắp thịt yếu, thay đổi vóc dáng, sự hoại cốt, xương sống hao mòn và biến dạng. Riêng ở nữ giới, nguyên nhân chính cuả ngắn chiều cao vẫn là do sự hư xương
4- Thay đổi về sức nặng của cơ thể – Kết qủa của nhiều cuộc nghiên cứu đều xác nhận là, sức nặng của cơ thể tăng lên ở tuổi trung niên rồi giảm xuống lúc tuổi gìa. Ðồng thời, tế bào mỡ tăng lên và thay thế vào chỗ những tế bào thịt bị mất đi vì ta khôngsử dụng đến chúng.Tế bào mỡ xuất hiện nhiều nhất ở vùng bụng và hông.
5- Một số những thay đổi khác– Nhận xét chung cho thấy,về gìa vòng ngực tăng lên,sống muĩ và tai dài ra môt chút.Trên xương đầu thì những khớp nối của xương dính liền laị, xương sọ dầy lên. Móng tay, móng chân mọc chậm đi, đổi mầu và có những lằn gợn gồ ghề.
6- Thay đổi về dung lượng nước trong cơ thể – Ở tuổi thanh niên, 60% sức nặng của cơ thể là nước, khi về già chỉ còn có 51%. Nữ giới cũng vậy: từ 51% lúc trẻ xuống 46% lúc về gìa. Nguyên do là số lượng tế baò hoặc mất đi hoặc teo đi.
Trên đây là những thay đổi bình thường xẩy ra trong tiến trình lão hoá. Ngày nay khoa học đã chứng minh là ta có thể làm những thay đổi này chậm lại bằng cách sống theo quy luật thiên nhiên, tránh lạm dụng những chất có hại cho cơ thể, vận động cơ thể đều đặn cho khí huyết lưu thông, gân cốt thư dãn, cũng như giữ cảnh lòng luôn luôn an lạc, như lời người xưa : Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu
Những Thay Ðổi Về Giác Quan
Tất cả ngũ quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ mó đều suy giảm bắt đầu từ tuổi trung niên. Rồi với thời gian chồng chất, giác quan lần lần ra đi, để ta trong bóng tối, im lặng. Ngay thú vui đọc sách, nghe âm nhạc, nếm món ăn ngon đều trở nên khó khăn. Chúng tôi xin lần lượt tìm hiểu về những thay đổi, mất mát đó.
I- Thay đổi về mắt.- Thị gíac.- Một ngày nào đó, khi cầm tờ báo lên để đọc một mẩu tin, ta phải đẩy tờ báo xa ra một chút nữa mới đọc được, thì ta thấy có lẽ mình đã già rồi. Thật vậy, những thay đôỉ ở mắt đôi khi là những thay đổi sớm báo hiêụ tuổi về già. Những vết da nhăn chung quanh đuôi mắt , những tuí mỡ nhỏ nơi mi dưới, những quầng đen, lần lần xuất hiện. Mi mắt trên không có hạch mỡ, da sẽ trở nên khô và nhăn. Mi dưới, ngược laị, có nhiêù hạch nhờn, giừ chất nhờn, làm mi mắt sưng lên. Những cơ thịt mất tính đàn hôì, cộng với mỡ dưới da tiêu đi, tạo thành những tuí nhỏ dưới con mắt. Ðây là những thay đổi có tính cách tích tụ và không thể đảo ngược được. Nhưng săn sóc da cẩn thận có thể dữ khóe mắt trẻ lâu : dùng dâù chống nắng khi ra ngoaì nắng, mỹ phẩm làm mềm da, ngủ đầy đủ vì da dưới mắt rất mỏng manh dễ bị ảnh hưởng của mệt mỏi và tâm trạng căng thẳng (Stress), đừng ruị mắt vì làm vậy da sẽ nhăn và sệ..
Phần trắng của mắt đổi thành bớt trắng vì mạch máu nôỉ lên kèm theo những li ty khoáng chất đọng xuống. Mầu sắc tinh anh cuả con ngươi thuở tráng niên không còn nữa vì những tế bào gây mầu mất đi. Giác mạc mất độ cong. Thuỷ tinh thể, trong suốt và deỏ của thuở trẻ, trở thành đục và cứng, ánh sáng vào võng mạc giảm đi khiến ta nhìn sự vật mờ mờ. Những bắp thịt vận động mắt bớt tính đàn hồi, khả năng bắt hình của mắt gỉam. Võng mạc, nơi thu nhận hình ảnh ánh sáng, cũng thay đổi: mạch máu nuôi dưỡng võng mạc ít đi, một số tế bào sẽ chết và taọ ra những điểm mù (blind spot) của thị giác.
Thị gíac bắt đầu yếu từ tuổi 45. Khả năng nhìn gần kém cũng như điều tiết cặp mắt với khoảng cách khác nhau đều khó khăn. Vì thế khi một lão bà đang chăm chú khâu vá, có người tới gần chào, bà ta ngẩng đầu lên, ngó nghiêng và phải mất cả chục giây tập trung trước khi bà nhìn rõ người chào. Phân biệt mầu sắc khó khăn nhất là với mầu xanh và mầu lục, nhìn các mầu cuả cầu vồng như mờ dần, khiến sự vật không còn đường nét và chiều sâu. Muốn đọc hàng chữ nhỏ phải mang kính lão. Nhiều người, vốn cận thị, khi về gìa không cần mang kính cận, vì nhãn cầu đổi từ hình bầu dục sang tròn triạ hơn, hình ảnh laị hiện lên gíac mạc. Tầm mắt thu hẹp, trí nhớ thị giác giảm, khả năng thị giác ưóc lượng khoảng cách không chính xác. Vì đồng tử thu hẹp, ánh sáng thu nhận giảm đi quá nửa so với tuổi trung niên khiến người già cần thêm ánh sáng để nhìn rõ sự vật. Trong bóng tối, họ cần tời gian lâu hơn để điều chỉnh thị năng, nhưng cũng hay bị chóa mắt khi ánh sáng quá chói, nên người già gặp trở ngai khi lái xe ban đêm.Chứng đục thuỷ tinh thể, do sự thay đổi cấu taọ của chất proteine <đạm chất > trong tinh thể này, thường là một bệnh của mắt, nhưng cũng có thể xẩy ra với tuổi già. Áp xuất ở trong con mắt tăng lên, gây chứng tăng nhãn áp Glaucoma.
Với thi sĩ, thì đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, khoa học gia thì coi con mắt là những tuyến di chuyển hoá năng và điện năng lên óc, với nhà dinh dưỡng, đầu bếp thì cặp mắt là thước đo coi thức ăn nào thích hợp, nhưng với người thường chúng ta thì chỉ quan tâm tới mầu mắt nâu hay xanh, hình dáng mắt bồ câu hay lá dăm…cho tới khi nào thấy thị giác bắt đầu kém thì mới ưu tư suy nghĩ tới tuổi sẽ già. Mất hay giảm thị năng có thể đưa ta tới sự thu mình với xã hội, tự cô lập rồi rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn rầu.
2- Thay đổi về thính giác.- Diễn biến những thay đổi ở tai thường chậm chạp, không đau đớn, bắt đầu từ ngay khi mới sanh, và âm thầm liên tục trong suốt cuộc đời con người. Có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng tới khả năng nghe, thì cũng có những thay đổi chỉ có ảnh hưởng thẩm mỹ như :tai to lên, dái tai dài ra, lông mọc trong ống tai ngoaì, nhiều dáy tai hơn, những tế baò lông ở tai trong bắt đầu hư hao, gây ra sự nghễnh ngãng hay điếc, các mạch máu nuôi tai cũng nhỏ dần.
Thính giác có ba mức độ: Nghe âm thanh hậu trường (như tiếng động trong thành phố), giúp ta nhận diện không gian quanh mình, mà khi mất đi khiến ta như lạc lõng, cô đơn. Âm thanh tín hiệu báo cho ta một bất thường, nguy hiểm có thể đến như tiếng hú cuả con chó sói, mất âm thanh này đưa ta vào tình trạng bất an, cảm giác thiếu thốn. Âm thanh biểu tượng cho ta hiểu ý nghiã cuả ngôn ngữ, lời nói mà sự mất mát làm ta mất truyền thông, gây cô lập trong xã hội.
Về khả năng thính giác thì nhiều nhà khoa học đều cho là có một sự mất mát không thể tránh được khi con người trở về gìa.Ở Mỹ, khoảng một nửa số người già trên 50 tuổi có khiếm khuyết về thính gíac mà đa số đều có thể điều chỉnh được. Một khiếm khuyết thính giác vĩnh viễn, không chữa được của người gìa là sự mất khả năng nghe âm thanh có tần số cao mà nguyên nhân là do sự thoái hóa của các tế bào lông ở tai trong. Ðây là hội chứng nghễnh ngãng của tuổi già (Presbycusis ), bắt đầu từ tuổi 20-30, nhưng rõ rệt vào tuổi 50. Một phần ba người trên 65 tuổi bị chứng này,và khi tới tuổi 85,thi qúa nửa mắc phải. Người cao tuổi đôi khi nghe được tiếng nói nhưng không phân biệt được ý nghĩa, nên ta cần hơi lên cao giọng một chút, đồng thời nói chậm dải, rõ ràng, với câu ngắn và nhìn vào mắt họ.
Giảm hoặc mất thính giác có thể điều chỉnh được bằng giải phẫu hay mang trợ thính cụ. Có điều cần nhớ là trợ thính cụ không mang lại toàn bộ khả năng nghe mà chỉ khuếch đại âm thanh.
3- Thay đổi về khứu giác và vị giác.- Taọ hóa cho ta những khả năng để nhìn thấy ánh sáng và sự vật, để nghe những âm thanh, tiếng động, để cảm thấy sự thay đổi của hơi nóng và sức ép của không khí. Nếm và ngửi là hai khả năng để nhận ra và phân biệt vị chất hóa học. Mất khả năng ngửi một bông hồng thơm hoặc nếm một bát canh cải ngọt, là giảm biết bao nhiêu thú vui của cuộc đời.
Khứu giác giúp ta khám phá những phân tử li ti mà hầu hết các loại động vật hoặc thực vật phát tiết ra dưới dạng muì vị. Khả năng này rất cần thiết cho động vật để tự vệ, để săn mồi và trong nhiều trường hợp,trong việc yêu đương. Ngửi được không phải là do caí cục thịt nhô ra giữa mặt, mà là do cả triệu những tế bào nằm trong soang muĩ. Những tế bào này thu nhận kích thích chuyển lên vùng khứu gíac ở óc để phân tích thành những mùi khác nhau. Bình thường mũi có thể phân biệt được 18 mùi nhưng nếu được huấn luyện, ta có thể ngửi được cả ngàn mùi vị khác nhau.
Khả năng phân biệt các loại mùi tốt nhất lúc tuổi 20-40, rồi giảm dần với số tuổi già.Vaò tuổi bẩy tám mươi, 60% ngươì gìa mất đi một phần nào khả năng khứu giác. Nguyên nhân của sự mất mát naỳ chưa được biết rõ: có thể là hệ thống thần kinh ngửi bị hư hao với thời gian, cũng có thể là do ảnh hưởng của sự nhiễm trùng hoặc tác dụng cuả các hóa chất, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết nóng lạnh bất thường. Một chứng cớ là khả năng ngửi ở những người hút thuốc lá nặng giảm rất nhiều.
Vị gíac gíup ta thưởng thức những vị chua, đắng, mặn, ngọt của vật chất, của thực phẩm. Rải rác trên lưỡi, cuống họng, vòm miệng là cả ngàn những nụ vị giác để nếm, thu nhận, phân biệt các hóa chất rồi chuyển về trung tâm vị giác trên óc để phân loại. Vị giác phụ thuộc nhiều vào khứu giác, cho nên khi khả năng ngửi cuả muĩ kém thì vị giác cũng giảm theo. Khi già, vị giác đối với các chất ngọt, đắng, chua giảm đi, còn vị giác mặn thì không thay đổi mấy. Nguyên nhân sự giảm này là do các nụ vị giác teo mất, nước miếng ít đi, vệ sinh răng miệng kém.
5- Thay đổi về Xúc giác.- Ðây là cảm giác, sự hay biết khi đụng chạm hay tự mình sờ mó. Cảm giác này mang lại tình người khi chung đụng, diễn tả một an uỉ, một hỗ trợ, một thoa dịu cũng như làm nhẹ bớt sự đau đớn tâm thân. Nó cũng giúp ta nhận biết, phân biệt hình thù, chất lượng cuả sự vật. Cảm xúc này được hoàn tất nhờ nhiều bộ phận tiếp nhận nằm rải rác trên da. Khi có sự thay đổi trên da về đàn tính, nuôi dưỡng vì tuổi cao thì chức năng cảm xúc thay đổi: thời gian nhận, phân tích, đáp ứng tín hiệu sờ mó lâu hơn. Hậu quả là một vài nguy cơ tai nạn có thể xẩy ra: Một giây lưng, nịt vú quá chặt, mà ta không cảm thấy, làm trầy da. Giây giầy quá chặt làm cản trở máu lưu thông ở bàn chân. Nằm hoặc ngồi lâu ở cùng vị trí gây thương tích cho phần mềm da thịt. Kém cảm giác với độ nóng đưa tới phỏng da, mà giảm cảm giác với độ lạnh dễ gây cóng cơ thể.
Rất khó mà phục hồi lại sự mất mát về xúc giác, mà người già vẫn cần sự trìu mến vuốt ve cuả người thân yêu. Hãy sưởi ấm tình già bằng những bàn tay ấm áp./.