Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Ôm Rơm Rặm Bụng


Cô Lan làm thư ký văn phòng. Ai nhờ việc gì, cô cũng “yes sir”. Để rồi chiều chiều về trễ. Tới nhà lại túi bụi nấu cơm, rửa bát, lo coi bài vở cho con. Trong khi đó đức lang quân “xả hơi”, ngồi coi TV bên ly cà phê thơm nóng.
Đó là tâm trạng của nhiều người không phải việc của mình nhưng cứ làm, không những vô bổ mà còn gây vất vả, phiền phức cho mình. Phải chăng là họ chưa quen thốt ra một chữ “Không”, để từ chối. Vì cả nể, sẵn sàng giúp đỡ. Vì không muốn làm ai mích lòng. Hoặc cho đây là “dịp hiếm có” để thi thố tài năng”…Nhưng hậu quả của không biết nói “Không” cũng nhiều. Họ đã lơ là với mấy việc cần làm cho mình, rồi lại còn khiến mình mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, sức khỏe suy kém, căng thẳng tinh thần, đưa tới kiệt sức…Ấy là chưa kể miệng lưỡi thế gian: Rõ “vô tích sự”, “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, “Hám danh”, “Ôm rơm nặng bụng”…
Vậy thì phải làm sao bi giờ?
Hãy xét lại khả năng của mình để từ chối mà vẫn không gây sứt mẻ cho bang giao tình nghĩa. Từ chối không có nghĩa là ích kỷ vì ta sẽ dành trọn vẹn thời gian cho công việc đang làm. Từ chối cũng dành cơ hội để người khác “xung phong”, góp phần vào công việc chung.
Một lời từ chối lịch sự, nhẹ nhàng mà cương quyết “Rất tiếc nhưng đã có hẹn với bạn rồi”. Hoặc “Cảm ơn nhiều đã nghĩ tới tôi nhưng công việc đang bề bộn, e rằng không trọn vẹn hoàn tất việc bạn nhờ”. Và “Liệu tôi có thể giới thiệu người khác được không?”
Nếu cần thời gian suy nghĩ thì đừng để chờ quá lâu, lỡ việc người ta.
Trước một yêu cầu mang thêm bạn tới dự tiệc cưới thì: “Tiếc quá nhỉ, nhưng chỗ ngồi đã sắp xếp, không thêm được” hoặc “Các cháu chỉ muốn cưới hỏi trong vòng thân tình, quyến thuộc mà thôi”.
Với người gõ cửa rao hàng thì “Rất tiếc, nhà tôi không cho tôi mua hàng tại nhà như vậy”.
Đừng ngập ngừng nước đôi “không chắc tôi có thể nhận lời”, để được cho là có thể đồng ý sau này.
Biết nói không ngắn gọn, lịch sự nhưng cương quyết là việc làm quan trọng để giản dị hóa đời sống và giảm thiểu stress.
BS Nguyễn Ý Đức
Comments are closed