Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Hãm Hiếp

Đây là một kinh nghiệm rất đau đớn và tâm tư, phản ứng của nạn nhân khá phức tạp.
Cảm giác tội lỗi.
Nhiều nạn nhân cảm thấy tội lỗi vì xã hội thường lên án họ với một lý do nào đó. Nhưng không ai xứng đáng để bị hãm hiếp dù họ ăn mặc hở hang, khêu gợi hoặc quá chén say xỉn. Xin nhớ, bị hãm hiếp không bao giờ do lỗi của mình.
Sợ hãi
Sợ hãi sau khi bị hãm hiếp là cảm giác thường xảy ra. Vì bị hãm hiếp là điều rất đáng sợ. Sau sự việc, nhiều nạn nhân cảm thấy rất khỉng hoảng, rơi vào tâm trạng giống như khi đang bị hiếp.
Xa lánh
Xa lánh tất cả những gì liên quan tới bị hãm hiếp là thái độ bình thường. Nhiều nạn nhân còn tránh mọi sự giúp đỡ để không phải nhớ lại thảm trạng. Tuy nhiên, xa lánh ngay sau tai nạn thì tạm được nhưng về lâu về dài thì không nên, vì cần hỗ trợ.
Tức giận
Tức giận với hung thủ, với bản thân và với họ hàng hoặc xã hội là phản ứng bình thường. Theo các nhà chuyên môn, sự tức giận có thể góp phần giúp hàn gắn niềm đau.
Mất niềm tin
Nhiều khi cần một thời gian dài để nạn nhân có thể lấy lại niềm tin với mọi người.
Nếu bị người quen biết hãm hiếp , nạn nhân có thể cảm thấy mất tin tưởng vào sự nhận xét của mình với mọi người.
Nếu bị người lạ hiếp thì nạn nhân cảm thấy không tin bất cứ ai mà mình không biết.
Không tự kiểm soát
Nạn nhân mất tự kiểm soát. Lý do là họ đã mất khả năng kiểm soát cơ thể mình khi bị hiếp. Một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi là phải lấy lại quyền tự kiểm soát này.
Cảm giác tê dại
Sau tai nạn, nạn nhân thường rơi vào tâm trạng tê dại hoàn toàn, không một chút cảm xúc, cảm giác và đây cũng là cách để đối phó với rủi ro.
Hồi tưởng
Nhiều nạn nhân có những cơn ác mộng, hồi tưởng về bị hãm hiếp. Những hồi tưởng này cũng làm tan nát tâm hồn nạn nhân khác chi khi đang bị hiếp. Họ mất ăn mất ngủ, bỏ các sinh hoạt thường lệ.
DFW mình mới có một vị thành niên đồng hương bị hiếp dâm, đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, cần được hỗ trợ cứu giúp.
Xin bà con mở rộng từ tâm.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Comments are closed