Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

TẰNG HẮNG

Hỏi 

Kính Thưa Bác Sĩ,

Tôi là một trong những độc giả thường xuyên theo dõi những bài viết về y khoa của Bác Sĩ trên tuần báo Trẻ và các báo khác.

 

Xin Bác Sĩ cho biết chữ “TẰNG HẮNG” trong tiếng Anh gọi là gì.  Tôi tìm không ra trong tự điển VN.

 

Cám ơn BS.

– Tường

 

Đáp 

Cảm ơn bạn đã nêu ra một câu hỏi rất lý thú, vì nhiều người có thể đang có mà không để ý tới, kể cả các bác sĩ.

 

Theo tôi hiểu, tiếng Anh của tằng hắng hoặc Đằng hắng  là “Clear Throat” và có ít nhất  3 ý nghĩa:

 

– Động tác ở cuống họng để loại bỏ một chất nào đó dính ở họng, do dị ứng, cảm lạnh, trào ngược dạ dày-thực quản hoặc viêm xoang gây ra. Chất này gây khó chịu, cần được tằng hắng để loại ra ngoài qua miệng hoặc nuốt xuống dạ dày.

 

– Để đánh tiếng là có người hoặc lôi cuốn sự lưu ý của người khác. Chẳng hạn mình tới gặp ai mà họ quay lưng không thấy thì mình làm cử động tằng hắng, để họ biết sự có mặt của mình.

 

– Trước khi nói, nhiều khi ta cũng tằng hắng, làm sạch họng cho giọng nói trong sáng, lưu loát hơn.

 

Để làm sạch họng, có thể súc miệng với nước muối, nhâm nhi nước trà nóng thêm chút mật ong, tránh thức ăn cay chua có tác dụng kích thích và uống nhiều nước.

Comments are closed