Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

NO HƠI

Hỏi 

Tôi năm nay 64 tuổi, sức khỏe cũng tốt, bị bệnh tiểu đường, đang uống thuốc. Không có bệnh gì khác, ngoài no hơi, như có cái gì chặn trước ngực, rất khó chịu. Bác sĩ cho tôi biết tại sao và chữa bằng cách nào. Có phải kiêng ăn gì không.

Cảm ơn bác sĩ.

– Lê N (Sachse) 

 

Đáp 

Thưa bà,

Quá nhiều hơi trong ruột và bao tử sẽ đưa đến khó chịu cho cơ thể chẳng hạn tức bụng, no hơi. Hơi sẽ thoát ra miệng khi ta ợ hoặc trung tiện. Theo một số nghiên cứu, người khỏe mạnh trung tiện tới 15 lần mỗi ngày và đó là hiện tượng bình thường.

 

Nguyên nhân:

 

– Sự không hấp thụ hết một số chất tinh bột và đường trong thực phẩm. Các vi khuẩn trong ruột non sẽ làm các chất này lên men và tạo ra nhiều loại hơi như carbon dioxid, methane và hydrogen. Bình thường, các hơi này không có mùi. Hơi có mùi khi thực phẩm tiêu thụ có chất sulfite như rau broccoli, cauliflower, giá đậu hoặc la de.

 

– Các thực phẩm như táo, đậu, cải bắp, nước giải khát có nhiều hơi carbonate;

 

– Khi ăn, nuốt nhiều không khí, nhất là khi vội vàng cười nói ăn nhanh hoặc khi trầm cảm buồn phiền. Bình thường khi ăn hoặc nuốt nước miếng ta cũng nuốt vào khoảng 17 ml khí nitơ và oxy

Phòng ngừa:

 

– Khi ăn nên nhai chậm rãi, ngậm miệng, từ từ nuốt thức ăn;

 

– Tránh hoặc giới hạn thực phẩm sinh ra nhiều hơi, nhất là các loại đậu, cải bắp, hành, giá đậu, chuối, mận. Sữa và pho mát cũng gây no hơi nếu cơ thể thiếu diêu tố lactase để tiêu hóa đường lactose trong sữa;

 

– Giới hạn đường thay thế như sorbitol, manitol có nhiều trong bánh kẹo gọi là “sugar-free”.

 

– Không lạm dụng dược phẩm chống acid trong bao tử;

 

– Có thể dùng chất chống gas như Simethicone, Phazyme; Mylanta gas, Pepto Bismol, Lactaid.

 

 

Comments are closed