Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Ranh giới giữa châm biếm và phỉ báng

Ranh giới giữa châm biếm và phỉ báng

 

Mình nghĩ ngoài việc xét nội dung của bức thông điệp còn phải xem nó được phát ra trong bối cảnh nảo và nó nhắm vào ai hoặc ám chỉ ai thì sẽ rõ được tính chất.

Mình nhớ có lần – lẽ dĩ nhiên là trước đây khi mình còn trẻ – dẫn một nhóm 3 ông nước ngoài đi công tác địa phương , chẳng hiểu thế nào có hai bố cãi nhau . Lúc mình đến để đưa về tỉnh. thì khicos mặt mình đám cãi nhau chấm dứt ngay nhưng mình cảm thấy cái không khí ấy .Trên xe đi về , mình buông một câu :” Les grands esprits se rencontre “. Rồi mình lại choang một câu nữa 

: ” Les petits esprits se dispute ” .Câu này như là cái tát vào các tay ấy ! Không khí trở nên rất nặng nề ! Về sau mình phải ” chữa cơm khê ” mãi mới lấy lại không khí bình thường cho đoạn đường công tác sau.

Rõ ràng là thông điệp ấy trong bối cảnh ấy thì chỉ có thể hiểu là mình nói các tay ấy , và là một nhận xét nặng nề.

 Nhưng nếu cũng với những câu nói ấy nhưng ở bối cảnh khác thí dụ như mình đứng cùng các tay ấy trên gác nhìn xuống thấy hai nhân viên cãi nhau thì chẳng làm sao với các tay ấy cả là vì mình chúng mình cùng nhìn và nói về hai cậu nhân viên kia .

Thường thì châm biếm chung chung không nhắm vào đâu hay không ám chỉ thì không sao nhưng có ám chỉ thì sẽ bị trả đòn !

Mình nhớ hồi mình còn bé , mấy bà hàng xóm trêu mình , nói :” Tầu Tây ống khói bằng đồng ” . Hồi ấy ai nối tên bố mình ra thì coi như xúc phạm mình – bố mình tên là Đồng mà – Mình tức lắm và mình trả đòn : 

_ Cháu đố các bác nhé !

– Ừ, đố gì ?

– Cháu đố : vừa bằng cái đố đánh ngã bố mày đánh ngã thày tao , lao đao đánh cả tao lẫn mày !

Rồi mình giải luôn : đấy là chai rượu.

Rõ ràng là không phải là ở lời giải câu đố mà là cho mấy mụ lớn tuổi ấy cũng ngang tầm mình thôi : bố mày, thày tao , tao lẫn mày !

Mấy mụ ấy cũng phải lắc đầu : chịu con lão Đồng !

 

Chẳng hiểu có ăn nhằm gì với câu chuyện Chiển nêu không nhưng chuyện trò với nhau một chút, nhớ lại kỷ niệm thời bé dại kẻo từ bữa đổ cột cờ, gẫy giáo  mình sợ như Bàng Thống sắp đến gò Lạc Phượng !

 

Ơn Trời hôm nay cái bàn phím không dây lại không giở quẻ chứ gõ “nhất dương chỉ ” ở cái bàn phím cảm ứng thì chắc không thể gõ tới đây được. Mà cũng mỏi mắt lắm rồi !

Chiển ơi, print ra giấy rồi đốt gửi xuống cho Ngữ đọc với nhé kẻo khi mình xuống gặp nó nó lại trách là mình quên nó !

 

Thôi giữ gìn sức khỏe . Bảo trọng !

Bye bye.

 

Mai Thanh Thụ

(gửi đăng)


 

Comments are closed