Cholesterol là gì?
Thử máu tôi thấy có kết quả cholesterol là 208mg/dL.Tôi
không biết kết quả này có bình thường không và vai trò của chất này trong cơ thể
là thế nào. Xin bác sĩ vui lòng giải thích.
Mộc Nguyễn
Trả lời
Kết quả cholesterol của ông Mộc chỉ hơi cao một chút. Bình
thường cholesterol ở mức độ 200mg/dL. Theo chúng tôi mức độ này chấp nhận được,
tuy nhiên ông nên dè dặt, đừng tiêu thụ nhiều chất béo quá. Sau đây xin nói về
cholesterol.
Cholesterol là một dạng chất béo lưu hành trong dòng máu.
Cholesterol có tự nhiên trong một vài loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng
động vật nhưng đa số (90%) cholesterol là do gan và vài mô bào khác trong cơ thể
sản xuất từ các chất béo bão hòa mà ta tiêu thụ.
Mặc dù là thành phần tự nhiên trong máu, nhưng khi quá cao,
cholesterol sẽ gây ra một số rủi ro cho sức khỏe. Những lý do đưa tới cao
cholesterol là chế độ dinh dưỡng sai, lạm dụng rựou bia hoặc bệnh bẩm sinh.
Khi ta tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa nhiều hơn nhu cầu thì
lựơng cholesterol sẽ gia tăng. Chúng tràn ngập mạch máu khiến cho thành động mạch
trở nên dày, cứng và bệnh cao huyết áp sẽ xảy ra. Lâu ngày, thành động mạch trở
nên yếu, lồi ra, mỏng đi và tới một lúc nào đó sẽ rách vỡ, đưa tới cơn suy tim
hoặc tai biến động mạch não.
Có 3 loại cholesterol:
a.Cholesterol tỷ trọng thấp LDL và cholesterol tỷ trọng rất
thấp VLDL. Cả hai đều có khuynh hướng là bám dính vào thành động mạch khiến cho
sự lưu thông của máu bị rối loạn và từ đó là rủi ro đưa tới bệnh tim.
b.Cholesterol tỷ trọng cao HDL được coi như tốt vì chúng có
thể quét bỏ các chất béo khác kết dính ở thành động mạch
Chỉ Số Đường Huyết
Hôm trước đây, khi nghe dài nói về sức khỏe, họ có nói tới
Chỉ số dường huyết. Câu chuyện hơi phức tạp đối với tôi, vì tôi không biết rõ
chỉ số này là gì cả. Xin bác sĩ giải thích giùm. Nguyễn Giác Ngộ.
Trả lời.
Thực ra, chỉ số đường huyết là một khái niệm hơi mới vì từ
hơn ba thập niên vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vai trò quan trọng của
thực phẩm carbohydrat đối với sức khỏe con người. Chỉ Số Đường Huyết (Glycemic
Index) có liên quan tới mỗi loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phẩm gốc động
vật như thịt cá có lượng carbohydrate không đáng kể, không ảnh hưởng tới đường
huyết cho nên không có CSĐH..
Chỉ Số Đường Huyết (CSĐH) là mức độ nhanh/ chậm của
Carbohydrat trong một loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới số lượng đường huyết
sau bữa ăn từ 2-3 giờ đồng thời cũng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin.
Mỗi loại thực phẩm có tốc độ khác nhau để chuyển thành glucose
trong máu. Thực phẩm chuyển hóa mau tăng đường huyết nhanh có CSĐH cao hơn đồng
loại phân hóa chậm, nâng đường huyết từ từ, có CSĐH thấp.
Chỉ số được xếp hạng từ 0 tới 100 tùy theo thực phẩm đó tăng
đường huyết nhiều hoặc ít. 100 là CSĐH của đường glucose được nhiều nhà nghiên
cứu dùng làm mốc để so sánh. Glucose xuất hiện trong máu ngay sau khi tiêu thụ.
Chỉ số này diễn tả phẩm chất của carbohydrate trong món ăn chứ không phải số lượng
Carbohydrat trong món ăn.
Chẳng hạn CSĐH của gạo Jasmine Thái Lan là 109 thì gạo Ấn độ
Basmati thấp hơn, 58. Như vậy gạo Thái lan nâng đường huyết nhanh, cao hơn gạo Ấn
độ.
Khái niệm CSĐH được khởi xướng ở Canada, rất phổ biến ở Úc rồi
lan sang Âu châu và Hoa Kỳ. Khái niệm này được cho là có vai trò đáng để ý đối
với bệnh nhân tiểu đường, vận động viên và người mập phì vì sẽ giúp họ lựa chọn
thực phẩm carbohydrat thích hợp với hiện trạng.
Theo các nhà nghiên cứu, liên tục tiêu thụ thực phẩm
Carbohydrat có CSĐH cao sẽ đưa tới một số hậu quả:
-Insulin cao sẽ báo hiệu cho gan hay là năng lượng cần thiết
cho cơ thể đã có đủ, không cần lấy năng lượng từ kho dự trữ chất béo.
-Đường glucose trong máu cao không dùng hết sẽ được chuyển
sang chất béo để dự trữ.
Và hậu quả là sẽ lên cân.
Ngoài ra, tuyến tụy liên tục sản xuất insulin vì đường huyết
cao sẽ khiến cho cơ thể quen với hormon này cũng như tuyến tụy suy vì làm việc
quá sức. Hậu quả là insulin ngày một ít và trở nên kém hiệu nghiệm trong việc
đưa glucose vào tế bào và hậu quả là có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, mập phì, bệnh
tim.
Ngược lại, dùng thực phẩm có CSĐH thấp có thể giảm rủi ro tiểu
đường loại 2, bệnh tim, giảm rủi ro mập phì.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức