Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Tàn Tật nhưng không Tàn phế

Tàn Tật nhưng không Tàn phế

Vào ngày 5 tháng 11 năm 2012, truyền thông khắp nơi đều loan báo một tin tức quan trọng liên quan tới sự tiến bộ của khoa học và ý chí của người bị tật nguyền. Thanh niên Zac Vawter 30 tuổi đã thành công bước lên 2100 bậc thang của tòa Willis Tower cao 130 tầng với sự trợ giúp của cẳng chân giả bên phải. Anh bị mất chân này trong một tai nạn xe gắn máy ba năm về trước và phải cắt bỏ tới trên đầu gối. Bình thường, những chân tay giả như vậy chỉ giúp người tàn tật về phưong diện thẩm mỹ nhiều hơn là sử dụng vào công việc này nọ.Và bước lên cầu thang là một hành động khó thực hiện, cho nên họ thường lên lầu bằng cầu thang máy. Với chân nhân tạo bionic mới, Vawter có thể dùng trí óc với sự quyết tâm của mình để điều khiển bước đi và đã toại nguyện.

Thành ra, dù bị tàn tật nhưng với ý chí khôn ngoan, con người không bắt buộc phải rơi vào cảnh tàn phế, bất khiển dụng.

Theo Cơ quan Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng trên dưới 1 tỷ người ở khắp năm châu mang một loại tàn tật nào đó về tinh thần hoặc thể chất khiến họ gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Số người tàn tật này ngày một gia tăng, vì  người già sống lâu, vì có nhiều loại bệnh kinh niên trầm trọng.

Tàn tật được định nghĩa như có một sự suy yếu  về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, kém khả năng suy luận học hiểu, giới hạn sự tham gia đóng góp với xã hội.

Đã có rất nhiều người tàn tật mà họ vẫn vươn lên để thành công. Như Oscar Pistorius tham dự Thế vận hội 2012 trong môn chạy 400 mét với cặp cẳng chân bằng hai mảnh thép. Như nhà vật lý toán học Abert Einstein điếc từ năm 3 tuổi, nhạc sĩ van Beethoven  điếc từ khi 28 tuổi. Hoặc khoa học gia liệt tứ chi Stephen Hawking nổi tiếng nhứt thế kỷ 20 sau Einstein,  và nhiều người tàn tật khác đã  đóng góp nhiều công ích cho nhân loại…

Có ý kiến cho rằng, ngày nay người tàn tật phải đối diện với nhiều chướng ngại nhưng chướng ngại lớn nhất vẫn là mặc cảm tự ty, tủi nhục, tự mình làm khổ mình.

Vì thế, người bại liệt tứ chi Stephen Hawking đã tự nhủ: “Thực là phí thì giờ để giận dữ về sự tàn tật của mình. Ta phải hòa thuận với nó . Không ai chia sẻ thời gian cho ta nếu ta luôn luôn giận dữ, than vãn”.

Đây có lẽ cũng nên là lời tự nhủ làm lòng của những ai đang chẳng may tàn tật.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 

Comments are closed