Gai xương gót chân
Thưa Bác
Sĩ. Tôi 82 tuổi. Huyết áp có lúc 160, có lúc 150. Tôi bị đau khớp chân nhiều,
đi đứng khó khăn. Tôi cũng bị ulcere estomac, nên ít dùng thuốc. Hiện nay gót
chân trái bị epine calcaneus. Uống thuốc thì lúc hết lúc đau. Theo BS, tôi có
nên đi mổ tiếp tục nữa hay không vì tôi đã mổ tới 5 lần (H.B. Thọ)
Trả lời
Bàn chân
trái mà bị gai mọc ra ở đốt xương gót thường thì không gây đau, trừ khi mình cử
động thì gai sẽ cọ vào dây thần kinh và gây ra đau. Khi bị gai cần cắt bỏ gai
đó, nhưng nó sẽ mọc trở lại. Ông đã mổ 5 lần rồi mà vẫn còn đau thì chúng tôi đề
nghị ông thử đi bác sĩ chuyên về bàn chân podiatrist khám thêm coi xem sao và nếu
cần vị này sẽ làm cho ông một đôi dầy có lót chân đặc biệt để giảm đau khi đi bộ.
Tiện
đây, xin lưu ý ông là tôi thấy huyết áp của ông cao đấy. Chẳng hiểu ông có đang
uống thuốc hạ huyết áp rồi hay không, ông nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
Chúc ông
may mắn.
Đậu nành và kích thích tố nữ
Xin BS giúp làm sáng tỏ lời
“đồn” sau đây: Nghe nói đậu nành (và các thức ăn uống chế
từ nó) chứa nhiều estrogen (kích thích tố nữ) làm đàn ông dùng có
thể hoặc biến thái phần nào hoăc mất nam tính hay khả năng tình dục.
Xin BS giải thích rõ. Cám ơn bác sĩ.
(Lê)
Trả lời
Một số
thực phẩm thiên nhiên chứa estrogen nhưng số lượng không đủ nhiều để gây ra các
rủi ro cho sức khỏe như bạn nghe tin đồn. Nếu còn e ngại thì xin bạn tiêu thụ
các thực phẩm này với số lượng vừa phải đủ cho nhu cầu hoạt động của mình thôi.
Hen suyễn
Xin chào
BS Y Đức. Em đi chụp phổi và kết quả là bị xẹp phổi, lý do là bị hen suyễn lâu
năm nên phổi teo đi. Như vậy phổi có bị ung thư hay không? BS tại Úc cho thuốc kháng sinh và trụ sinh và
cũng không giảm. Em bị ho mỗi ngày, và rất mệt. Xin BS cho ý kiến phải làm gì
bây giờ? (Thoa)
Trả lời
Theo sự
hiểu biết của chúng tôi, hen suyễn lâu năm không gây ra bệnh ung thư phổi mà chỉ
đưa tới khó thở vì cuống phổi bị thu hẹp, chứa quá nhiều chất nhờn khiến cho
người bệnh bị ho, khò khè, hụt hơi khi thở và gây trở ngại cho cuộc sống.
Nguyên nhân của hen suyễn thường là do môi trường như dị ứng với phấn hoa, lông
mèo chó, xúc động mạnh, nhiễm trùng, khói thuốc…hoặc là do di truyền. Thuốc
kháng sinh chỉ cần tới khi suyễn do nhiễm trùng và sau khi uống một thời gian
hen suyễn nhiễm thường hết. Người bệnh ho hen khi bị suyễn thường được chữa bằng
các loại thuốc làm cuống phổi mở rộng, bớt chất nhờn, tập hít thở sâu. Chắc là
ông cần tới một bác sĩ chuyên về bệnh phổi và dị ứng để điều trị.
Whey prorein
Thưa bác
sĩ, Có vị bs. về lão khoa ở Mỹ khuyên người già nên dùng Whey Protein để bồi dưỡng.
Theo bác sĩ như thế có tốt không? Xin bác sĩ cho biết ý kiến. Kính chào, (Vinh
Nguyễn)
Trả lời
Whey
Protein là một loại chất đạm còn lại sau khi sữa được chế biến làm fromage. Vì
là chất đạm cho nên chúng tôi có cùng ý kiến như các vị bác sĩ lão khoa là whey
khá tốt để bồi dưỡng sức khỏe, đặc biệt cho người lớn tuổi hoặc người bệnh đang
phục hồi.
Ung thư vú, ứ nước
Con gái của chúng tôi năm nay 35 tuổi. Năm
2010 cháu phát hiện triệu chứng ung thư vú, bên trái. Chúng tôi đưa ngay đến
bác sĩ nhà, và liền sau đó, chuyển đến bác sĩ chuyên môn. Tuần lễ sau, bác sĩ
quyết định giải phẩu. Vú trái bị cắt. Vì sợ tế bào ung thư di căn nên 2 uần
sau, bác sĩ cắt luôn tuyến Bạch huyết cầu nằm bên nách tay trái. Đồng thời tiến
hành 2 phương pháp trị liệu căn bản khác, đó là Quang và Hóa. Cứ 3 rồi 6 tháng
tái khám. Cho đến nay vừa tròn 5 năm. Sức khỏe tốt. Không thấy triệu chứng di
căn. Nhưng vì mất tuyến bạch huyết cầu, nghĩa là mất nhiệm vụ tải nước, nước ở
các tế bào cánh tay trái tiết ra, không được di chuyển xuống Thận để thài ra
ngoài. Do vậy nước đọng ở cánh tay trái. Cánh tay căng đầy, mập ra. Với phương
pháp vật lý , tập cử động,…nước có giảm chút ít, nhưng tay vẫn căng đầy trở lại.
Chúng
tôi xin hỏi Bác sĩ, 1. Có cách nào khác, có khám phá nào mới ( một tuyến BHC
nhân tạo ?) không để giúp cháu giải quyết số lượng nước trong cánh tay. 2. Bệnh
viện nào, bác sĩ nào có thể chửa trị được. Chúng tôi chân thành cám ơn bác sĩ
trước. Thân kính, (TH. Sơn)
Trả lời
Ứ nước ở
cánh tay sau khi giải phẫu ung thư vú là một biến chứng rất thường xảy ra. Hiện
nay, ngoài phương pháp vật lý trị liệu Lymphatic drainage techniques và tập cử
động như cháu đang làm thì chưa có phương pháp nào khác. Ông có thể hỏi bác sĩ
giải phẫu cho cháu xem có thể mua máy có tên là Far Infrared Pressotherapy
Treatment Machine để cháu dùng thêm xem ra sao nhé.
Phải làm gì khi sổ mũi, hắt hơi?
Mấy cháu
nhỏ của chúng tôi hay bị sổ mũi, hắt hơi. Vì còn bé, chúng tôi không dám tự động
mua thuốc cho cháu dung. Xin bác sĩ cho biết các triệu chứng này chúng tôi phải
làm gì.
Trả lời
Sổ mũi
là chuyện thường xẩy ra khi bị cảm lạnh, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh do virus hoặc
vi trùng gây ra. Khi vi sinh vật xâm nhập mũi, mũi phản ứng bằng cách tiết ra
chất lỏng trong để loại bỏ các tác nhân này khỏi lỗ mũi và xoang mũi. Sau vài
ngày, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động, phản công lại các cô chú
virus, nước mũi trở thành mầu trắng hoặc vàng. Rồi đến khi vi sinh vật tăng
sinh trong mũi, chúng sẽ làm nước mũi có mầu xanh xám. Ðó là những chuyện bình
thường. Và khi mũi bị chất tiết kích thích thì ta phải hắt hơi, để gạt bỏ những
chất này. Ðôi khi chất tiết xuống cuống họng, ta ngứa cổ; xuống cuống phổi, ta
ho sù sụ.
Trước
hoàn cảnh này, ta nên kiên nhẫn chờ đợi vài ngày, đừng vội vàng dùng kháng
sinh. Lý do là kháng sinh KHÔNG làm bớt ho, bớt chẩy nước mũi hoặc đau nhức
xương thịt, mà chúng tự hết sau ít hôm. Có nhiều thuốc trị chẩy nước mũi hiệu
nghiệm. Chẳng hạn nhiều người chỉ cần nhỏ mấy giọt nước pha muối, hít thở vào
máy bốc hơi lại giải quyết được vấn nạn mau chóng. Kháng sinh chỉ nên dùng nếu
thầy thuốc xác dịnh các cháu bị bội nhiễm
vi khuẩn như viêm xoang sinusitis, sưng phổi.
Bác sĩ
Nguyễn Ý Đức