Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Để sống vui mạnh

Để sống vui mạnh.

Khi ông ngoại tôi được 76 tuổi, ông bị viêm gan và các bác sĩ cho hay là chắc ổng chẳng qua được mùa Hè.

Thế rồi ổng sống thêm được hơn 10 năm nữa trong một trang trại khi mà chính quyền chỉnh trang địa phương và yêu cầu ông vào sống ở thành phố, trong một căn nhà chật hẹp.

Sau một thập niên phơi lưng dưới nắng để trồng rau trong mảnh đất nhỏ bé, ổng sống thoải mái mà y học ngày nay cũng chịu thua.Sức mạnh nào đã giúp ông khi mà toàn thân rã rượi.

Tôi theo dõi sức khỏe của ông rất kỹ. Da ông bắt đầu nhợt nhạt, bắp thịt teo dần, chiều cao cơ thể hầu như ngắn lại. Xương dường như to hơn , dài hơn và da nhẽo nhẹt bao phủ người như được phủ bằng những tờ báo ướt.

Gần hai tháng sau, cơ thể cường tráng của ông đã trở lên mảnh mai gầy yếu. Vậy mà sau khi ông mất, các bác sĩ mổ tử thi thấy gan vẫn còn lành mạnh và họ không tìm ra lý do. Riêng tôi, tôi biết rất rõ. Ổng chết vì quá đói, không đủ thực phẩm đưa vào miệng.

1-Có mục đích cho đời sống.

Nghiên cứu tại University of Maryland Hospital ở Baltimore của bác sĩ James J. Lynch cho hay 92% bệnh nhân bị cơn suy tim mà lại nuôi chó đều chết yểu ít hơn là những người không nuôi. Vì thế người Tây phương coi chó như những bạn thân thiết nhất(Men Best Friend). Trong số 53% người chăm sóc chó, chỉ có 5.6% sớm mệnh một trong vòng một năm sau khi được xuất viện so với những người không nuôi. Lý do là súc vật đã giúp họ có một mục đích để sống chẳng khác chi trang trại đã giúp ông tôi.

Trong một nghiên cứu khác, bác sĩ Lynch thấy những người sống cô đơn đều mắc nhiều bệnh và từ giã cõi trần quá sớm. Lý do là đời sống đơn độc  khiến họ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, đau nhức xương khớp, bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Sáu năm sau khi bà tôi trở thành góa bụa, bà  vẫn tiếp tục sống. Bà vẫn làm những công việc thường lệ như chăm sóc vườn tược, đi thăm bạn bè lối xóm, nấu nướng và đi lễ nhà thờ. Khi ông bà tôi bị bắt buộc phải rời khỏi trang trại, và bà vẫn tiếp tục làm như vậy. Trong khi đó thì ông tôi sống thu mình lại.

Cũng theo bác sĩ Lynch, đời sống con người càng ngày càng phức tạp  thì sức khỏe của họ cũng vậy.Nếu ta tiếp tục để ý tới cuộc sống thì khi mất một người bạn, nhất là người phối ngẫu, sẽ làm ta suy yếu.Tất nhiên là bà tôi yêu ông tôi nhưng không quá quấn quít quanh ông.

Trong một nghiên cứu ở các sinh viên tại Đại học Harvard, bác sĩ Ward Cassel nhận thấy nếu một người tìm được niềm tự trọng trong khi còn đi làm thì khi về hưu họ sẽ bị bệnh tim vì căng thẳng tâm lý. Bình thường ta cứ cho là những người đứng đầu một cơ quan đều có nhiều căng thẳng nhưng trái lại có lẽ những ai vô công rồi nghề mới bị nhiều stress hơn.

Các nhà nghiên cứu tại tiểu bang Omaha đã thực hiện như sau: Họ hướng dẫn vẽ tranh dầu cho 30 người tình nguyện và 21 người khác làm mẫu. Tất cả đều trên bẩy chục tuổi. Sau 12 năm, 68% người trong nhóm nghiên cứu còn sống trong khi đó chỉ có 36% người trong nhóm thứ hai vẫn sống phây phây. Lý do là khi học vẽ, họ đã tạo ra được nhiều hứng thú giúp họ kéo dài cuộc sống.

Nếu không thích vẽ, hãy viết nhật ký. Đây là một việc  giúp ta tự tìm hiểu và sắp xếp lại đời sống.Thà làm một việc nào đó dù nhỏ bé còn hơn là “ăn không ngồi rồi”.

Sự Thôi Miên                                                     

Nhà bác học Albert Schweitzer đã từng có nhận xét: “Mỗi bệnh nhân đều có sẵn một y sĩ trong người. Các vị này tới với chúng ta rất ư là xa lạ. Chúng ta nên tạo cơ hội để họ lộ diện  nhiều hơn”.Bác sĩ Wallace LaBaw ở Denver, Colorado làm như vậy bằng cách chỉ cho bệnh nhân của mình về Thôi Miên. Theo ông này, trẻ em bị chảy máu vì máu quá loãng mà thực hiện thôi miên thì bệnh giảm rất nhiều., có khi tới 55%. Ông cũng chỉ cho bệnh nhân bị ung thư, phỏng nặng, ghiền thuốc cấm áp dụng phương pháp này và đều bớt rất nhiều.

Nhà tâm lý Kathryn A. Hynes hành nghề tại thành phố Media, Pennsylvania,  giải thích công dụng của thôi miên là để kích thích kỳ vọng của bệnh nhân mau được bình phục.Theo bà, đa số bệnh nhân khi tới bác sĩ để được chữa bệnh đều nghĩ rằng mình sẽ được dùng thuốc. Họ không tự chữa. Họ phủi tay phó thác thân thể bệnh hoạn của mình cho bác sĩ.

Xin nhắc lại rằng thôi miên cũng rất công hiệu trong bệnh thiên đầu thống. Theo tiến sĩ Hynes, trong bệnh này, máu ứ đọng trong các mạch máu ở trên đầu. Thôi miên và phủ ấm tứ chi cho bệnh nhân sẽ giúp họ  bớt nhức đầu vì đây là bệnh do căng thẳng mà ra.

Thôi miên còn có tác dụng kích thích để não bộ tiết ra chất endorphins, một chất giảm đau tự nhiên. Dược phẩm chống đau là những endorphins chế biến.Ngoài ra, thôi miên còn làm giảm đau khi giải phẫu.

Thực hành thôi miên cũng không khó khăn lắm.Tuy nhiên, ta không chỉ đọc sách để trở thành nhà thôi miên mà nên tìm sự hướng dẫn của nhà thôi miên có bằng cấp.

Cuối cùng không nên e ngại vì thôi miên an toàn hơn dùng dược phẩm vì chúng ta bao giờ cũng tự kiểm soát được mà lại không có tác dụng có hại

 3-Hiện thân của sự khoẻ mạnh

Ông Nguyễn Văn Bình 36 tuổi là một nhà buôn hiện đang sinh sống tại Denver, Colorado. Ở tuổi này ông ta còn quá trẻ nhưng lại quá già khi ông bị bệnh máu loãng hemophilia từ khi mới sanh.  Đây là bệnh rối loạn đông máu. Bệnh tương đối hiếm, tỷ lệ mắc bệnh khi sinh  1/10.000. Người bệnh không chảy máu nhanh hơn bình thường mà  chảy máu kéo dài hơn bình thường.

Nhắc lạị là trong máu luôn có sẵn các protein giúp máu đông khi cần thiết, đó là các yếu tố đông máu. Các yếu tố này được đặt tên theo chữ số La Mã từ yếu tố I đến yếu tố XIII.

Khi mạch máu bị tổn thương, các yếu tố đông máu sẽ được tạo ra cục đông để bít vết thương thành mạch và làm máu ngừng chảy.

Để tạo thành cục đông máu phải qua giai đoạn tạo ra một chất đăc biệt, đó là thromboplastin. Có hai cách để có thromboplastin là nội sinh và ngoại sinh.

Con đường nội sinh là một dây truyền phản ứng của nhiều yếu tố, trong đó có sự tham gia của các yếu tố VIII, IX, XI. Bệnh hemophilia là bệnh dễ chảy máu (máu khó đông) như khi bị tờ giấy cắt đứt da hoặc đụng chạm mạnh do thiếu (hay bất thường) các yếu tố tạo thành thromboplastin nội sinh như các yếu tố VIII, IX hay XI.

Ông Bình cho hay trường hợp của ông rất trầm trọng. Ông không thể nhận máu như các bệnh nhân tương tự khác vì cơ thể của ông đã tạo ra một chất chống lại các loại thuốc mà bác sĩ thường dùng để làm đông máu. Nhưng ông ta đã vượt qua nhờ tự kỷ ám thị. Ông nói thêm là thường thì ông có thể nhận ra mạch máu bị đứt và tự nối lại nhờ coi các phim tương tự.

Dù bị bệnh loãng máu nhưng ông không bỏ qua những trò chơi ngoài trời có nhiều rủi ro bị thương và dễ chẩy máu.Có một lần ông bị xuất huyết ở đầu gối và rất sợ hãi. Ông nhớ lại một đoạn phim hoạt họa mà ông đã coi khi còn học tiểu học về một người tự chữa như sau: Một cậu bé chạy trong cơ thể mở và khép các van kiểm soát dòng máu lưu thông. Và ông cũng làm như vậy và thành công.

Ông kể lại cho bạn bè hay là một hôm thời tiết quá lạnh khiến các đầu ngón chân ngón tay của ông như đóng băng, không còn cảm giác. Ông hoảng hốt và việc đầu tiên mà ông phải làm là cứ bình tĩnh và nghĩ tới cách làm cân bằng sức ép trong người và mang máu ra đầu ngón chân ngón tay để chúng ấm lại. Nhưng một rủi ro xẩy ra là ông bị thương ở khuỷu tay.  Một bác sĩ chuyên về thôi miên đề nghị  tôi tự khép kín chung quanh vết thương để máu chảy vòng tới những vết thương. Và kết quả như ý muốn.

Theo bác sĩ O. Carl Simonton, người thành lập một viện ung thư tại Fort Worth, Texas, cho hay là ông cũng giúp một bệnh nhân bị ung thư tự chữa bằng thôi miên. Theo ông, cơ thể người bệnh như là một bãi chiến trường trong đó tế bào lành mạnh đã thắng tế bào ung thư. Kể từ khi mở trung tâm ung thư vào năm 1973, số người được cứu sống gia tăng gấp đôi.

Đó là kết quả của một đời sống tích cực.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Comments are closed