Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Sanh con bình thường

       Sanh con bình thường

Vào đầu thế kỷ thứ 20, rất nhiều nữ giới đã tranh đấu hết sức mình để mỗi bà mẹ đều nhận được thuốc giảm đau khi sinh con. Rồi tới năm 1960 các bà cũng lại tranh đấu thêm một lần nữa nhưng lần này lại để khi sinh thì mình không cần thuốc tê hoặc thuốc mê.

Sinh con mà không thấy sợ.

Phải đợi tới khi có một nhân vật là ông Grantly Dick Reed (1890-1959), một bác sĩ người Anh đã từng chăm sóc cho các bà mẹ ở khu ổ chuột ở Luân Đôn can đảm đứng ra nói rằng những cơn đau trong khi sinh là do các bác sĩ và con người gây ra.

Kể từ khi còn bé, ông này đã cảm thấy bị mê hoặc bởi chuyện tự nhiên, đặc biệt là với sự sinh đẻ.Sau này khi hành nghề ông ta lại khám phá ra những gì xảy ra cho súc vật đều không áp dụng cho quý bà quý cô được. Ông ta kết luận rằng người ta đã tạo ra một sự sợ hãi sinh đẻ và sự hãi này đã khiến cho các cơ bắp co lại và gây ra đau trong khi sinh. Ông ta gọi đó là “ hội chứng sợ hãi- căng thẳng- đau”.

Theo ý ông bác sĩ này thì giáo dục là quan trọng. Trong các tác phẩm của ông với tựa đề “Natural Childbirth” xuất bản năm 1933 và Childbirth without Fear xuất bản năm 1942 đều nhắm vào việc giải thích sinh đẻ  để các bà mẹ hiểu rõ và nhờ đó sự sợ hãi của các bà bớt đi.Ông rất nghiêm khắc với thói quen không tha thứ được là cứ mỗi lần sinh là phải dùng đến thuốc mê.

Tôi…tưởng tượng ra một đám đàn ông trong blouse trắng và mang kính gọng sừng đi tìm kiếm danh vọng và tiền tài để bảo vệ quý bà chống lại những kẻ thù mà 95% không có và khí giới của họ lạị có hại cho một phụ nữ và con bà ta bằng khí giới nhắm vào họ mà không nhắm vào kẻ thù mà họ cho là có”

Tuy nhiên, Dick-Reed không bao giờ hoàn toàn loại bỏ thuốc giảm đau. Nếu bà mẹ ý thức được những gì sắp xảy ra cho mình thì rất có thể là bà ấy không cần gì cả nhưng nếu cần thì ta đã có sẵn chẳng hạn như khí tê.     

Vào năm 1956, tổ chức National Childbirth Trust giới thiệu ý kiến của Dick-Read tới một số đông quần chúng ở Luân Đôn và với sự tiếp tay của hội các bà mụ National Health Service cũng như nhiều bác sĩ để mang ý kiến của Dick –Read ra áp dụng. Mặc dù ý kiến “có con mà không sợ”rất hấp dẫn với phụ nữ Hoa Kỳ nhưng ở đây là hệ thống tư nhân chứ không phải tập thể với rất ít nữ hộ sinh cho nên không áp dụng ý kiến của Dick-Read được.

Tập trung tư tưởng.

Phụ nữ Hoa Kỳ quay qua các phương pháp tâm- trí-trên-thân thể- chất mà nhiều nhà chuyên môn học từ bên kia biển Địa Trung Hải.Từ Soviet Union một phong trào thực tập quên đau ở một nơi nào trong cơ thể bằng cách tập trung vào một nơi khác  khi sinh con. Phương pháp này trở thành chính thức vào năm 1951. Hai bác sĩ Ferdinand Lamaze và Pierre Vellay đã từng ở Nga Sô Viết để học phương pháp này và mang về phổ biến một cách hoan hỉ ở Pháp.Tác phẩm Painless Childhood của Lamaz trình bầy rất chi tiết phương pháp của Nga cộng thêm với cách thở nhanh và nông để kiểm soát sự co bóp tử cung của bà mẹ.

Tuy nhiên, phải đợi tới khi một người Mỹ sống ở Paris, bà Marjorie Karmel, viết những kinh nghiệm về sinh con với phương pháp của Lamaze trong tác phẩm “Thank you, Dr Lamaze” thì  phương pháp này mới phổ biến tại Hoa Kỳ.Karmel, nhà tâm lý học Elizabeth Bing và bác sĩ Benjamin Segal thành lập American Society for Psychoprophylaxis in Obstetrics, một nhóm có tính cách gây áp lực để đưa phương pháp của Lamar vào luật hành nghề y tại Hoa Kỳ.

Chăm sóc cháu bé

Khuynh hướng về sinh con đang thay đổi: với quý bà  rất tích cực sửa soạn để sinh con.Bây giờ mục tiêu lại chuyển hướng sang các con.

Vào giữa năm 1960, một bác sĩ người Pháp khác, Frdrique Leboyer làm việc tại Paris Faculty of Medicine, nhớ mãi những gợi ý của nhà giáo dục người Ý Maria Montessori và một số người khác rằng vẻ mặt đầu tiên của cháu bé sau khi sinh rất quan trọng. Trong tác phẩm đầu tay của mình Birth Without Violence, Leboyer tả rằng sinh con phải hết sức nhẹ nhàng với ánh sáng dịu , ít tiếng động, cháu bé nằm trên bụng mẹ và được mơn trớn xoa nhẹ và ngâm mình cháu trong chậu nước ấm như là đang nằm trong bình nước ối .

Leboyer có ảnh hưởng rất lớn đối với một người đồng hương là Michel Odent. Ông này phối hợp những kỹ thuật của cả người đỡ đầu của mình và của Lamaz.Trong căn hộ của mình tại Pithiviers, ông ta tạo ra một không khí không có vẻ nhà thương chút nào (tuy nhiên có sẵn ngay bên cạnh nếu cần) nhưng có nệm và bồn tắm. Ông ta nói với các bà mẹ là nằm cách nào cũng được để có thể đối phó với những cơn co dãn tử cung và bất cứ sinh khó đến đâu cũng có thể thực hiện được. Và với cách này thì thuốc giảm đau hầu như không cần.

Phong trào của quý bà cùng với ý kiến của giới tiêu thụ góp phần vào việc hợp thức hóa phương thức mới này. Tới năm 1980, phòng sinh được thực hiện, ghế để sinh được dùng trở lại,  tình nghĩa mẹ con được lưu ý và những người hỗ trợ mà đa số là quý ông lại rất đông.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Comments are closed