Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Những Dược Phẩm làm mất Năng Lượng.

                            Những Dược Phẩm làm mất Năng Lượng.

Dược phẩm, dù bác sĩ biên toa hoặc mua tự do là để ta đối phó với bệnh hoặc để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên ta cũng cần nhớ rằng đôi khi hóa chất thay đổi hoặc rối loạn về tâm thần vì dược phẩm có thể đưa tới những phản ứng từng loạt và có thể có ảnh hưởng đến mức độ năng lượng.Các hậu quả này sẽ hòa lẫn khi một dược phẩm dùng chung với một dược phẩm khác hoặc với thức ăn.

Dược phẩm cần đơn thuốc.

Có nhiều loại dược phẩm cần toa bác sĩ có thể gây ra mệt mỏi và kiệt sức thường thường là do tác dụng lên chất dẫn truyền thần kinh ở não. Tác dụng này sẽ tăng lên khi ta dùng dược phẩm với loại mua tự do, với các dược phẩm khác, rượu và các thực phẩm như sữa. Vì lý do đó, chúng ta cần phải hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ và tìm ra một chất nào đó có thể gây ra biến chứng khi ta dùng dược phẩm.

Một số dược phẩm chống trầm cảm có thể kích thích các sinh hoạt của não và gây ra mệt mỏi, kiệt sức và cảm giác lâng lâng. Cũng tương tự như vậy, một số dược phẩm chống bệnh tâm thần, để làm giảm lo âu và các vấn đề khác của tâm trí có thể gây ra chán nản và bần thần. Lý do là chúng ngăn tác dụng của dopamine, một chất có tự nhiên trong não để kích thích dây thần kinh.

Dược phẩm chống làm kinh vô hiệu hóa các tín hiệu điện năng trong não để phòng ngừa co giựt có thể làm giảm sự tỉnh táo. Một số dược phẩm hạ huyết áp cũng có thể gây ra chóng mặt và ngất xỉu. Dược phẩm chống mửa bằng cách làm giảm các sinh hoạt của thần kinh ở phần dưới của não sẽ làm nhẹ phản ứng mửa nhưng lại gây ra ngây ngất.

Các thuốc ngủ và an thần không còn được biên toa như trước đây vì chúng gây xáo trộn cho giấc ngủ bình thường cần thiết cho sức khỏe thể xác và tinh thần. Chúng cũng rất dễ gây nghiền, đưa tới quen thuốc, phụ thuộc và không ngủ được nếu không có dược phẩm.

Tương tác giữa dược phẩm và thực phẩm.

Một vài loại thực phẩm như pho mát, rượu vang, trái bưởi và trà có thể tương tác với dược phẩm cần đơn bác sĩ bằng cách giảm hoặc tăng tác dụng phụ. Pho mát và rượu vang chứa nhiều monoamines mà chất này lại có công thức hóa học gần như amphetamine; khi dùng chung với các dược phẩm, chúng có thể gây ra ác mộng, nhức đầu, ảo tưởng và đưa huyết áp lên cao. Chất monoamines trong pho mát có thể là chất gây ra ác mộng ở một số người.

Nước bưởi giảm tác dụng của diêu tố trong ruột non mà tại nơi này sẽ tăng sự phân hóa dược phẩm và làm tăng sự hấp thụ bởi cơ thể. Những ai đang uống dược phẩm vì dị ứng do phấn hoa hoặc bụi và bệnh tim đều được lưu ý là không nên ăn bưởi. Một số nghiên cứu lại cho hay phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai cũng nên tránh trái cây mặc dù lời khuyên này v���n còn có nhiều trái ngược.

Trà và cà phê có những chất có thể làm giảm hấp thụ một số sinh tố và khoáng chất đặc biệt là chất sắt. Có những lời khuyên là nên đợi ít nhất là một giờ sau khi ăn hoặc sau khi dùng các chất đó trước khi uống trà hoặc cà phê để các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Dược phẩm mua tự do.

Nhiều loại dược phẩm bán  tự do có thể thay đổi mức độ năng lượng của ta và gây ra mệt, kiệt sức và khó tập trung trong khi đó một vài dược phẩm như cà phê và các chất kích thích khác lại có tác dụng ngược lại. Đặc biệt là dược phẩm chữa cảm lạnh hoặc sốt cỏ khô thường chứa chất chống dị ứng để giảm chẩy nước mũi. Vì chúng có thể gây ra chóng mặt và gây nguy hiểm khi điều khiển máy móc hoặc lái xe thì nên tránh dùng chúng vào ban ngày.

Acetaminophen, một trong những dược phẩm hay dùng nhất để chống đau và hạ thân nhiệt cũng có một số tác dụng phụ.Các dược phẩm này không làm thay đổi mức độ năng lượng tuy nhiên rủi ro gây ra tai nạn lại khá cao khi dùng quá liều lượng. Cho nên đừng uống acetaminophen chung với các dược phẩm khác.

Aspirin là một loại thuốc chống đau và hạ thân nhiệt rất thông thường và không giống như  acetaminophen, nó có thể làm nhẹ viêm. Nhưng aspirin có thể gây ra xuất huyết ở bao tử nếu dùng một thời gian lâu và vì thế nên tránh ở những người đã có rối loạn về dạ dầy và ruột. Thuốc này cũng không nên dùng ở trẻ em dưới 12 tuổi, ngoại trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.

Viên thuốc Ngừa Thai.

Mặc dù đa số quý vị phụ nữ đều vui thích với các tác dụng có lợi của viên thuốc ngừa thai nhưng dược phẩm này cũng làm giảm năng lượng của cơ thể. Dược phẩm có công hiệu vì chúng thay đổi mức độ kích thích tố của cơ thể để bắt chước các dấu hiệu của có thai và nhiều tác dụng phụ cũng giống như các triệu chứng chẳng hạn như mệt mỏi mà phụ nữ có thai thường có. Nếu quý vị nghĩ rằng dược phẩm này gây ra giảm năng lượng, quý vị có thể uống loại chỉ có progesterone nhưng công hiệu có thể hơi giảm đấy.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

Comments are closed