Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Gia Đình Hạnh Phúc


Theo Cơ Quan Thống kê Dân số Hoa Kỳ, “Gia Đình “ ngày nay tại đa số các quốc gia là một nhóm gồm 2 hoặc nhiều hơn những người sống chung với nhau, có liên hệ qua sự cưới hỏi, sinh đẻ, hoặc nhận làm con nuôi. Gia đình như vậy thường bao gồm cha mẹ và các con.

Tại Việt Nam, gia đình có thể rộng lớn hơn, với ông bà cha mẹ và con cái, tam đại hoặc tứ đại đồng đường.

Căn bản của mỗi gia đình là làm sao để có hạnh phúc cho những người sống chung dưới một mái nhà.

Theo các nhà chuyên môn cũng như quan niệm của đa số quần chúng, gia đình hạnh phúc cần có ít nhất 5 yếu tố: tình thương yêu, sự tán thưởng biết ơn, đối thoại thông cảm, dành thì giờ cho nhau và một đầu đàn sáng suốt.

Tình yêu thưong

Một gia đình hạnh phúc bắt đầu với một cuộc hôn nhân vì tình cảm yêu thương lẫn nhau chứ không vì lý do kinh tế, địa vị trong xã hội hoặc ép buộc. Gia đình sẽ gắn bó với nhau nếu đôi bên giữ được cái động lực đã khiến họ kết hợp với nhau. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi có cả hai thay vì một mình và chấp nhận cái xấu cái tốt của nhau.

Tán thưởng biết ơn

Trong một gia đình mà mọi thành viên cảm nhận được sự biết ơn lẫn nhau, tán thưởng sự giúp đỡ của nhau cũng như sống hòa đồng thì chắc là hạnh phúc cũng nhiều hơn.

Nói vi nhau

Gia đình hạnh phúc khi mọi người coi trọng và dành thì giờ để nói và nghe lẫn nhau, để hiểu nhau hơn cũng như  tránh hiểu lầm, ngộ nhận.

Nhiều gia đình có những khác biệt ý kiến nhỏ nhặt mà không giãi bầy giải thích thông cảm với nhau, sẽ đưa tới giận hờn hậm hực. Mới đầu còn nhẹ nhàng nhưng lâu ngày ngăn cách sẽ sâu đậm hơn. Thế là có không vui, mặt trời mặt trăng, ra vào tránh mặt.

Dành thì giờ cho nhau

          Để cùng nhau chia sẻ những ngọt bùi cũng như cay đắng bất hạnh của cuộc đời, vì sắc sắc không không, có đó, mất đó, ai ngờ…

Lãnh đo sáng sut

Gia đình hạnh phúc cần một sự lãnh đạo hướng dẫn có tổ chức, trên dưới phân minh trong một sự thông cảm hài hòa mà không độc đoán, chồng chúa vợ tôi, con cái là lâu la, chạy việc. Mỗi người đều sẵn sàng ngỏ ý xin lỗi một cách thành thực, có tư cách, khi thấy mình sai.

Làm được như vậy thì mọi người đã thực hiện được điều mà Bernard Shaw nhận xét:

Một gia đình hạnh phúc là một thiên đường tới sớm”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Comments are closed