Thời Cổ La Mã.
Vào những
ngày sớm nhất của thị xã, nền y học của La Mã chỉ là làm lành với thần linh và
tùy thuộc vào thuốc cổ truyền. Rồi đến năm 293 trước Thiên Chúa, theo nhà sử học
Livy, bệnh dịch tàn phá La Mã và thành phố phải cầu cứu thần Asklepios ở Hy Lạp.
Một chiếc tầu được phái tới Hy Lạp và thần tới dưới dạng một con rắn. Tới La
Mã,con rắn bèn bò vào một hải đảo ở Tiber. Một ngôi đền được dựng lên tại chỗ
đó và bệnh dịch biến mất. Sau đó trên miếng đất này một bệnh viện được xây dựng.
Thế là từ đó ảnh hưởng của Hy Lạp bắt đầu rất mạnh vào nền y học La Mã; và có
thể nói rằng sự điều trị nằm trong tay người Hy Lạp và giữ như vậy trong nhiều thế kỷ.
Asclepiades,
từ Bithynia, một người rất khôn khéo và là
bác sĩ Hy Lạp đầu tiên tại La Mã vào thế kỷ thứ nhất trước Thiên Chúa.Ông ta tránh dạy người Hy Lạp
về lý thuyết và loại bỏ tất cả các điều trị quá mạnh có nhiều ở La Mã và khẩu
hiệu của ông là “Nhanh chóng; an toàn; và nhẹ nhàng”. Cách trình bày ôn hòa và
rất có thể, thói quen cho bệnh nhân dùng nhiều rượu vang của ông đã làm siêu
lòng các bác sĩ Hy Lạp khác.
Người Hy Lạp
thành lập các trường y ở La Mã.Có ba nhóm chính: nhóm giáo điều hiểu rõ bệnh trạng
và công nhận học về cơ thể nhưng lý thuyết y học hơi nhiều; nhóm thực tế dựa
vào kinh nghiệm và quan sát để tìm ra những phương thức hữu hiệu; và nhóm có
phương pháp tin rằng các bác sĩ nên theo một vài điều lệ giản dị , học trong
sáu tháng và như vậy nhóm này phủ nhận tai biến mạch máu não vì lý thuyết lôi
thôi và kinh nghiệm lâu dài.
Tình trạng các bác sĩ y
khoa.
Vào năm 46
BC, Julius Caesar cấp chứng chỉ quốc tịch cho tất cả người nước ngoài dạy nghệ
thuật tự do tại La Mã. Đa số là bác sĩ mà hầu hết là nô lệ hoặc đàn ông tự do.
Khi Antonius Musa , trước đây làm nô lệ cho Mark Antony, chữa khỏi bệnh nặng cho
Hoàng Đế Augustus năm 23BC bằng nước lạnh, ông ta được thưởng hậu hĩ và chính
phủ miễn thuế cho tất cả các bác sĩ y khoa.
Dưới triều đại Vespasian, tất cả các bác sĩ được
miễn quân dịch. Ngoài ra họ còn được miễn thuế và trở nên rất thịnh hành cho
nên đến năm 160 AD Hoàng Đế Antonius Pius phải giới hạn các bác sĩ làm cho
chính phủ.
Các bác sĩ
thuộc một trong ba nhóm: bác sĩ của gia đình đặc biệt hoặc Hoàng đế, bác sĩ độc
lập và bác sĩ công được quỹ thị xã đài thọ để chăm sóc dân chúng. Cho tới năm
AD 200, khi cấp giấy phép hành nghề được
đưa ra thì bất cứ ai, nam cũng như nữ cũng tự cho mình là bác sĩ. Huấn luyện rất
khó khăn, học nghề tùy thuộc vào các bác sĩ mà họ theo học. Bệnh viện và trạm y
tế chỉ dành cho binh sĩ bị thương và thấy ở chiến trường cho nhà vua, cho nô lệ
và trong các nông trại.Chỉ có những con nhà giầu mới có tiền theo học y khoa ở
Alexandria và Ephesus và những sách về y
khoa đều đắt và khó mua.Tuy nhiên, các phường hội thường mua sách cho hội viên
và sách cũng được gửi tới các trại quân đội.
Như vậy thì sự hiểu biết về y học được phổ biến đi khắp mọi nơi trong quốc
gia.
Thứ tự trong
xã hội tùy thuộc vào sự giàu có và chủ đất. Đa số các bác sĩ thuộc các gia đình
quý tộc đều được quyền ưu đãi. Tuy nhiên một số người được nổi danh vì giàu có
hơn là giỏi về nghề y. Cũng có nhiều bác
sĩ nghèo làm việc trong những đường hẻm nhỏ hẹp.
Dưới nhãn
quan của người dân, các bác sĩ thường phí thì giờ lý luận và tranh cãi cùng
nhau hoặc đôi khi lại giết chết bệnh nhân với lời hứa chữa lành họ rồi đòi tiền
họ hàng. Hình ảnh tai tiếng của y khoa được mô tả trong văn chương, chẳng hạn sử
gia Pliny đã viết:
“ Có điều chắc
chắn là tất cả các y sĩ , trong khi săn tìm sự bình dân bằng một vài sách vở đã không ngần ngại mà mua nó với sự sống của
chúng ta…Do đó đã có lời đồn đại : “Chính đám đông các bác sĩ đã giết tôi”
Phụ nữ và nghề y.
Các nữ bác
sĩ thường chăm chú, nhưng không hoàn toàn, vào bệnh nữ giới: một người được gắn
cho danh hiệu bác sĩ chuyên về bệnh của nhũ hoa. Có rất nhiều các bà mụ giúp đỡ
trước, trong và sau khi sanh. Đa số họ có lẽ là những đàn bà nhà quê học nghề
qua kinh nghiệm nhưng nhiều vị khác đã theo học về sản phụ khoa và một số trở thành những nhân vật quan trọng.
Tuy nhiên một
người nổi tiếng đã viết về sản khoa là Soramus ở Ephesus sống vào khoảng năm 100
AD. Đa số những gì ông viết đều được áp dụng vào ngày nay.Ông ta bác bỏ ý kiến
của Greek rằng tử cung di chuyển chung quanh cơ thể người nữ và gây ra đau.Tuy
nhiên ông ta và người đương thời cho rằng sự di chuyển của tử cung này cũng gây
ra những vấn đề tâm lý.Ý tưởng này tồn tại và chữ hysteria (uterus) thành lãnh
vực của phụ nữ.
Khí giới y khoa.
Tất cả bác
sĩ y khoa đều dùng thảo dược. Có một thị trường rất lớn cho hợp chất gồm có
trên 60 thành phần như thịt rắn và thuốc
phiện được dùng như một loại thuốc trị bách bệnh.
Người La Mã
làm một danh sách của các loại cây gọi là thảo dược. Tác phẫm lớn nhất ( được
tiếp tục tái bản vào thời kỳ Renaissance) là cuốn De Materia Medica của
Dioscorides gồm năm cuốn. Sách kê khai 600 vị thuốc mà ngày nay chỉ 20% có một
chút giá trị y học.
Tuy nhiên đã
có nhiều tiến bộ trong lãnh vực giải phẫu và y tế công cộng: có khoảng 200 dụng
cụ y học được phát minh trong đó có chiếc mỏ vịt khám phụ nữ mà một chiếc đã
tìm thấy ở Pompeii.Điều đáng tiếc là kỹ thuật về giải phẫu của người La Mã bị
giới hạn vì không hiểu rõ cho lắm về cấu tạo của con người.
Vệ sinh và y
tế công cộng phát triển song hành với trại quân đội tiện nghi và những căn nhà
của giới giàu có. Nước sạch được cung cấp cho dân chúng qua các ống dẫn nước tối
tân mà một số ngày nay vẫn được dùng và các phòng tắm công cộng được thành
hình.
Sự quan tâm
về y tế lan ra tới các khu bùn lầy nước đọng.Học giả Marcus Terentius Varro
(116-128 BC) đã nghĩ tới vi trùng gây bệnh và khuyên dân chúng nếu sống gần nơi
bùn đầy nước đọng phải cẩn thận với vi trùng bệnh sốt rét lan truyền do loài muỗi
“bởi vì chúng có thể lan truyền bằng những
sinh vật rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được , chúng bay trong không khí
và vào cơ thể qua miệng, mũi và gây ra nhiều bệnh trầm trọng”.
Bác sĩ Nguyễn
Ý Đức.