Những bệnh trong tương
lai.
Khi tôi rời trường y vào giữa năm 1970, những bí mật
về y học có lẽ không giải quyết được nhưng cũng đã sẵn sàng để mang ra áp dụng.
Đa số các bệnh mới đã được hoặc sẽ được chứng minh và còn lại chỉ là tìm cách
chữa và các triệu chứng mà trước đây phân tán để sắp đặt lại thành hệ thống, diễn
tả rõ ràng và có thể gom vào các hội chứng.
Vậy mà đã gần 20 năm, thế giới có nhiều thay
đổi mà chúng ta chưa biết chắc chắn là trong tương lai y học sẽ giải quyết như
thế nào.
Đối với tôi, một
trong những thay đổi trong 20 năm qua là sự xuất hiện của bệnh AIDS- nhưng có lẽ
tại tôi làm việc tại miền West London, một vùng có nhiều bệnh AIDS nhất ở nước
Anh. Có nhiều ý kiến khác nhau về AIDS, hay nói rõ hơn về HIV.Nhưng liệu một loại
siêu vi trùng khác có lan ra khắp thế giới để gây ra một sự tàn phá như bệnh dịch
hạch vào thời Trung Cổ.
Có nhiều lý do để tin rằng việc này sẽ xẩy ra. Các bệnh
mới đều gây ra do cách sống, kể cả xã hội và môi trường. Siêu vi trùng có thể
biến đổi gần giống nhau nhưng hậu quả lại khác (hình như HIV đã làm như vậy nhiều
lần) và sự thay đổi này xẩy ra vì nhiều lý do như ảnh hưởng hóa học (có thể là
do ô nhiễm không khí) và sức đề kháng của cơ thể.
Đi xa hơn nữa, nhưng cũng không hoàn toàn vô lý, là
lý thuyết để giải thích sự xuất hiện của các loại siêu vi trong tương lai có thể
làm cho tạo hóa kiểm soát được dân số. Ở một vài chủng loại, thí dụ như chuột,
khi quá đông sẽ khiến cho chuột cái trở thành hết sinh được; nếu đông quá sẽ
gây ra hung bạo và cuối cùng là sẽ ăn thịt lẫn nhau. Loại gặm nhấm cũng vậy.
Chúng có cách riêng để đối phó với sự tăng số lượng: chúng tự hủy hoại bằng
cách nhảy đại vào vách đá. Nhưng loại chuột đồng có cách giống loài người sẽ
sinh sản mạnh trong 30 năm sắp tới:những con chuột nhỏ bé này có khoảng ba năm
để tăng lên sau đó thì các con sán trong
não sẽ giảm số lượng chuột đồng trở lại bình thường.
Một
Thế Giới đầy Ô Nhiễm.
Hóa chất kỹ nghệ có thể dẫn tới biến đổi của siêu vi
trùng nhưng có lẽ chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề thể xác, cấp kỳ hoặc mãn tính.
Có nhiều lý do đặc biệt là việc giải tán khối Đông
Âu. Có thể là Xô Viết đã quên hậu quả của cả môi trường và sức khỏe của dân
chúng vì ô nhiễm kỹ nghệ. Ngày nay, rất khó mà tìm thấy một tờ báo ở phương Tây
mà không được đọc về hoàn cảnh bi đát ở đằng sau bức màn sắt.
Trong một báo cáo gần đây trên tờ Observer bên Anh, ông
Yablokos, chính trị gia Nga Sô, nói rằng 20% dân Nga sống trong một vùng mà người
ta gọi là vùng sinh thái có nhiều tai họa và từ 35-40 phần trăm sống trong vùng
sinh thái không thuận lợi. Ông ta kết luận rằng tuổi thọ trung bình vào khoảng
bẩy năm ít hơn là ở các nước Tây phương vì rất cao về ô nhiễm kỹ nghệ , điều kiện
làm việc lại quá khắt khe và mức độ phóng xạ cao hơn là ở vùng quê.Trong khi đó
thì Nga đã tiêu gấp hai tổng số sản lượng quốc gia trong năm 1991 cho 20 năm sắp
tới để điều chỉnh vấn đề nhưng có vẻ không đi đến đâu.Thêm vào đó các bộ phận
thiết bị của khối Đông Âu không còn ngoại trừ một số lớn gần như quá cũ và kém
bảo trì lò nguyên tử; thêm vào đó một số những con cừu ở Wales và đất đai ở
Scandinavia vẫn còn mang nhiều dấu vết của Chernobyl làm cho vấn đề của Tây Âu
trở nên rất đáng nói; và các tính toán đều hết sức đáng ngại.
Như vậy chúng ta đều đón nhận một số bệnh mới mà
thiên nhiên hầu như đã dự đoán vì ô nhiễm kỹ nghệ. Chúng ta cũng chịu sự gia tăng của nhiều loại
ung thư vì mức độ phóng xạ nhỏ cũng như một số bệnh mới thêm vào số bệnh hiện
đã có.Và trong khi các quốc gia đang
phát triển trở thành kỹ nghệ hóa thì bệnh tật cũng gia tăng khiến cho vấn đề này
trở nên tồi tệ hơn.
Vì thế chúng ta sẽ đón nhận một số bệnh mới mà số lượng
chỉ có tạo hóa mới biết được do ô nhiễm gây ra. Chúng ta cũng chịu nhiều bệnh
ung thư vì lượng phóng xạ thấp cũng như một số bệnh mới thêm vào số bệnh hiện
đang có. Và trong khi các tiểu quốc trên đường kỹ nghệ hóa thì vấn đề bệnh tật
càng ngày càng trầm trọng hơn.
Kỹ
nghệ hóa và các quốc gia thứ ba.
Một trong những vấn đề về sức khỏe trong thế kỷ vừa
qua là những tiến bộ về kỹ nghệ nhằm phục vụ cho số dân chúng gia tăng.
Abestos có vẻ là một vật cách nhiệt tốt nhưng lại có
thể gây ra ung thư; phân bón tăng sản xuất canh nông nhưng một số cũng gây ra
khuyết tật khi có mang; bình phun và tủ lạnh đầu tiên là một ân huệ nhưng lại
làm giảm lớp khí ozone và cũng gây ra ung thư da và hậu quả của chúng sẽ tăng.
Và hậu quả của những quà tặng của thượng đế vào những năm 1990 khi chúng ta tiến
tới 2020 thì sao? Câu trả lời sẽ là không ai biết vì các chất này không qua các thử nghiệm an
toàn như dược phẩm ( có vài loại dược phẩm qua được thử nghiệm nhưng lại hỏng
khi thực hành); một số các khoa học gia lý luận rằng, vì lý do đạo đức, khi thử
các sản phẩm mới trên súc vật giảm thì rủi ro lại tăng lên.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là việc kỹ nghệ hóa
sẽ có ảnh hưởng tai hại hơn tới những quốc gia hiện nay được coi như chậm tiến.
Các quốc gia này rất cần kỹ nghệ để sống và nuôi số dân ngày một gia tăng (tỷ lệ
sanh tại châu Phi , Trung Đông và Viễn
Đông tăng kinh khủng mỗi năm). Nhu cầu tăng rất nhiều và lực lượng nhân công hữu
hiệu –đã giảm ở châu Phi do bệnh AIDS- đều thiếu và một sự an toàn tối thiểu đều
rất cần.
Vì những áp lực như vậy, các quốc gia đang phát triển
làm sao có đủ phương tiện đối phó với các bệnh xẩy ra cùng một lúc với thiếu y
tế công cộng và dân số quá cao: tiêu chẩy, kiết lỵ, bệnh lao và bệnh sốt
Rickettsia. Sự bột phát mới đây của bệnh tiêu chẩy ở Nam Mỹ là điểm xấu cho
tương lai. Thuốc kháng sinh không cung cấp cho giải quyết lâu dài vì vi khuẩn
có thể tạo ra những loại mới không tiêu diệt được bằng kháng sinh. Đại học
Sheffield ở nước Anh hiện đang có danh sách vi khuẩn mới và kháng sinh mà các vi khuẩn này chống lại và
danh sách này mỗi ngày mỗi dài. Cách giải quyết duy nhất là tăng giáo dục sức
khỏe, y tế công cộng và hoàn chỉnh vệ sinh. Nhưng nguồn tài chính từ đâu mà có
là điều còn đang bàn cãi.
Nguồn
Tài Chánh.
Cuối cùng thì mọi chuyện đều giải quyết bằng tiền. Y
học đã thành công rất lớn trong việc đối phó với các bệnh cấp kỳ. Hậu quả là tại
các quốc gia phát triển đã có một tỷ lệ hóa già rất cao của dân chúng: nói một
cách dản dị là rất ít người trẻ chết vì các bệnh cấp kỳ. Đa số đều sống lâu hơn
và chẳng may chết vì các bệnh thoái hóa kinh niên như bệnh Alzheimer, bệnh dây
thần kinh vận động, khí thũng, viêm cuống phổi kinh niên…Các bệnh kinh niên cần
nhiều tiền để nuôi và chăm sóc và giảm số sinh khiến cho các quốc gia tây
phương thiếu nhân lực ; sự gia tăng điều trị các bệnh cấp kỳ sẽ làm giảm nguồn
tài chánh.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức,cy