Tai Chi Tổng Hợp
Taichi hoặcThái Cực Quyền là phương pháp giúp ta vượt
qua được cặp âm dương, đúng sai, tốt xấu.
Môn taichi tổng hợp bao gồm các phương pháp của nhiều
khía cạnh cuộc sống như:
•Môn Càn Khôn
Thập Linh: là một môn tập luyện để thân thể dẻo dai, khí huyết lưu thông, luân xa (trung tâm năng lượng nội tại)
khai mở. Mục đích tối hậu của môn này là đưa ta tới sự mở các trung tâm năng lượng, để duy trì một tâm thức giác ngộ cứu
cánh khi thiền.
•Môn Dưỡng
Sinh Thập Huyền: cũng là một môn tập luyện thân thể, nhưng dành cho quý vị cao niên, từ lục tuần trở lên. Môn này
nhằm làm khí huyết lưu thông, thân thể tươi nhuận, trí óc linh mẫn. Trọng tâm của
phương pháp là kích thích các luân xa, khiến trung tâm năng lượng nội tại phát
động, chân khí trong kinh mạch vận hành.
•Môn ăn uống
dưỡng sinh: tức là ăn uống cho đủ bổ
dưỡng, hợp với quy luật tự nhiên của vũ trụ. Đây là ăn chay, nhiều rau cải,
đậu hạt; bớt dầu mỡ, chất kích thích, chất gây say như rượu. Mục đích là giúp
ta tạo ra một thân xác phù hợp với sự mở rộng của tâm linh, đồng thời giảm thiểu
nghiệp sát sinh vốn là một nghiệp chướng cho sự tiến hóa của tâm linh. Lối dưỡng
sinh này khác với cách ăn chay thông thường, vì nó đòi hỏi ta phải học để hiểu
biết nhiều khía cạnh của việc ăn uống, và cách nấu.
•Phong thái sống:
tức là cách sống phù hợp với nhân quả, tương sinh tương thành với sự phát triển
tâm linh. Ta cần lập một triết lý sống và một phong thái sống theo triết lý đó
để giảm căng thẳng, bớt phiền muộn lo
âu, thêm sáng suốt, thêm tự tại, thêm cởi mở. Xây dựng một phong thái sống
tự tại đòi hỏi ta phải am tường cách hít thở, ăn uống, nói năng, ngủ nghỉ, vận
động, suy tư, cư xử, giao tế, thiền tọa để chúng được thăng bằng, khai mở.
•Tất cả những môn trên đều giúp cho sự phát triển
khí lực mà mục đích tối hậu là hỗ trợ và
duy trì một tâm linh giác ngộ. Tâm linh này đòi hỏi sự khai mở của tâm lý,
kết tụ của chân khí trong một thân th�� khỏe mạnh. Phát triển chân khí trải qua
những giai đoạn như sau: phát khởi, thu dưỡng, triển khai.
◦Phát khởi tức là dẫn chân khí vận hành trong các
luân xa, kinh mạch (môn Càn Khôn Thập Linh, Dưỡng Sinh Thập Huyền).
◦Thu dưỡng tức là hàm dưỡng, thu hồi chân khí, để
không tiêu hao, tổn hại, bằng cách tích lũy ở huyệt Đan Điền.
◦Triển khai chân khí đó để biến nó lên một mức độ
cao hơn.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.