Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Giai đoạn đầu của sự Có Thai.

             Giai đoạn đầu của sự Có Thai.

1-Vai trò của nhau thai.

Nhau thai chỉ là một bộ phận tạm vì sẽ được loại đi khi đứa bé sinh ra. Nhưng trước khi đó, nó có vai trò rất quan trọng.Nhiệm vụ chính là để phân tán chất bổ dưỡng từ máu người mẹ sang con và loại bỏ chất phế thải từ máu của con sang máu người mẹ.Là một sản phẩm của thai nhi, nhau thai được tạo ra khi noãn đã thụ thai ở trong dạ con.

Các tế bào của phôi bắt đầu mọc như rễ cây chui vào lớp lót của dạ con, từ đó chúng tỏa ra và tạo thành một mạng lưới dầy.Các nhánh này lớn lên trong mạch máu của người mẹ và như vậy chúng tắm trong máu đó.Mạch máu của phôi mọc ra từ hệ thống này và máu của thai nhi tiếp xúc với máu của mẹ nhưng chúng không bao giờ hòa lẫn với nhau.Dưỡng khí và chất hóa học bổ dưỡng có thể đi qua hai lớp tế bào mà thai nhi phân chia mẹ với máu của phôi thai;trong khi đó chất thải có thể loại từ phôi tới máu người mẹ để loại ra qua phổi và thận của người mẹ.

Nhau thai làm công việc của nhiều bộ phận mặc dù thai nhi chỉ có một hình dáng kém phát triển. Nó là phổi của đứa trẻ, trao đổi thán khí với dưỡng khí của người mẹ. Nó làm việc như là bộ ruột để hấp thụ các phần tử thực phẩm từ máu của mẹ.Nó làm việc như là thận, lọc chất urea và các chất phế thải khác từ máu thai nhi cho hệ thống loại chất phế thải của người mẹ; như là gan để phân tích xem tế bào máu của mẹ có thiếu sắt, và như các tuyến nội tiết để cung cấp kích thích tố cho sự sống của việc mang thai.

Các kích thích tố do nhau thai sản xuất giúp máu của mẹ duy trì sự có thai và sửa soạn nhũ hoa để làm ra sữa sau khi sanh.Thế chưa đủ.Nhau tạo ra một hàng rào cản vi khuẩn và siêu vi trùng nhưng giữ lại một số chất miễn dịch của mẹ để chống nhiễm trùng cho thai nhi và cả cho bé mới sanh.

Để hoàn tất công việc này thì nhau thai vẫn lớn lên.Thoạt tiên nó lớn hơn phôi.Lúc được 4 tháng, khi thai nhi có chiều dài khoảng 18 cm, từ đầu tới ngón chân, nhau thai chỉ lớn bằng một cái đĩa với 7.6 đường kính và nặng khoảng 0.5 kg.Vào cuối thai kỳ, thai nhi đã lớn lên khoảng 20.3 cm đường k��nh và nặng khoảng 0.5 kg.

2-Dây rốn được tạo thành ra sao?

Mặc dù do trứng mà ra, nhưng phôi con người không phụ thuộc vào noãn hoàng để sống.Trứng của con người gồm túi noãn hoàng nhưng túi này thoái hóa rất sớm.Thay vào đó thai nhi tạo ra một kết nối với những tế bào mà sau này trở thành nhau qua cuống của cơ thể và trở thành dây rốn.Phần còn lại của noãn hoàng và màng bình nước ối phủ lên dây rốn.Giữa nhau thai và bụng của thai nhi là cuống rốn, một cấu tạo mới.Cuống rốn có hai động mạch và một tĩnh mạch qua đó tim của cháu bé bơm máu chứa các chất dinh dưỡng hoặc chất phế thải từ và tới nhau thai.Dây đó có đường kính khoảng 1.3 cm và dài khoảng 88.9 cm, dài hơn cháu bé một chút.

3-Nước bình ối từ đâu mà có?

Mặc dù do trứng mà có, phôi không phụ thuộc vào noãn hoàng để nuôi dưỡng.

Trứng của loài người gồm có túi noãn hoàng nhưng túi này thoái hóa rất sớm ngay khi có thai.Thay vào đó, phôi tạo ra một kết nối với các tế bào sau này trở thành nhau thai.Các phần còn lại của túi noãn hoàng và màng túi đầu ối che dây rốn.Ở giữa  nhau và bụng của thai nhi là một sợi dây giống như dây cứu đắm.Nó có hai động mạch và một tĩnh mạch qua đó tim của cháu bé bơm máu chứa các chất dinh dưỡng hoặc chất phế thải tới và rời nhau thai. Đường kính của dây đó khoảng 1.3 cm và thường thường có chiều dài là 30.5-88.9 cm- dài hơn bé một chút.

4-Nguồn gốc của nước bình ối.

Ở trong dạ con, thai nhi di động và nổi lềnh bềnh trong túi nước bình ối.Một số nước đó, để bảo vệ thai nhi với thương tích, chẩy chầm chậm qua nhau thai và qua thành của túi từ dạ con.Nhưng đa số chúng tới từ máu của thai nhi qua phổi và thận của cháu bé.

Túi nước bình ối là một bồn tắm lưu thông hơn là một hồ bơi.Khi cháu bé đã hoàn toàn phát triển, túi chứa 0.9 lít chất lỏng mà khoảng một phần ba được lọc đi lọc lại mỗi giờ.Vào cuối thai kỳ, hàng ngày thai nhi nuốt khá nhiều chất lỏng, khoảng 500 ml chất nước trong, tinh khiết đó.

5-Bất chợt hư thai có thường xẩy ra ở tam cá nguyệt đầu không?

Chỉ một phần tư xẩy thai mới xẩy ra sau ba tháng đầu của thai kỳ.Hư thai trễ đôi khi gây ra do cấu tạo bất thường ở chính dạ con, tổn thương của nhau thai hoặc ít hơn vì rối loạn chức năng ở hệ thống nội tiết của người mẹ và gây ra sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một số kích thích tố. Một vấn đề cấu trúc là dạ con bị chia làm hai ngăn quá nhỏ để phôi lớn lên. Một rủi ro nữa là cổ tử cung “thiếu khả năng”, mở ra hơi sớm.

Các kích thích tố để điều chỉnh, tử cung có thể sửa chữa, và cổ tử cung sắp sửa mở có thể được khâu lại.Khoảng 90 phần trăm quý bà đã từng bị hư thai vì bất cứ lý do nào đều có thể mang thai đủ ngày tháng.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 

            

Comments are closed