Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Khung Cơ Thể

                Khung Cơ Thể

1-Xương để làm gì?

Bộ xương của cơ thể chỉ nặng 9.1 kí lô và với tất cả sự tôn trọng, ít nhất bộ xương hình như không gây ra ấn tượng nào.

Thực ra bộ xương còn làm rất nhiều hơn là chỉ cho phép ta đứng và đi. Chúng bảo vệ các bộ phận trong cơ thể: xương sọ bao bọc bộ óc trong khi đó lồng ngực che trở cho trái tim và hai buồng phổi.

Tủy ở trong một số xương sản xuất hồng huyết cầu để mang dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể; và tủy của một số xương khác tạo ra cả triệu bạch huyết cầu để tiêu diệt các vi khuẩn. Ngoài ra, xương tự sửa chữa mà không tạo ra vết sẹo khi bị thương.

2-Điều gì xẩy ra ở trong xương còn sống?

Để có một khái niệm xem xương còn sống như thế nào, chúng ta hãy tưởng tượng mình là một giải phẫu gia đang mổ xương đùi cho một bệnh nhân.

Phần thứ nhất của xương mà chúng ta gặp là một lớp mỏng, trắng gọi là cốt mạc bọc quanh xương.Lớp này có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, cung cấp cho các tế bào xương rất cứng ở ngay dưới cốt mạc.

Lật ngược cốt mạc, quý vị đến lớp xương đặc và cứng gọi là xương cứng. Khối xương ống này rất rắn cho nên giải phẫu gia phải dùng cưa thay vì dao mổ để cắt.

Như tổ ong, xương đặc có cả ngàn lỗ nhỏ li ti và cấu trúc hình ống qua đó các dây thần kinh và mạch máu cung cấp cho xương dưỡng khí  và các chất dinh dưỡng rất quan trọng. Khi cắt xương đặc, quý vị thấy rằng đó là một ống hình trụ bao vây và bảo vệ những lớp xương sốp và ở giữa là chất quánh hơi đặc. Đó là tủy xương sản xuất ra bạch huyết cầu để chống nhiễm trùng, hồng huyết cầu chứa dưỡng khí và tiểu cầu để chặn sự chẩy máu.

Tất cả các lớp xương, cốt mạc, xương đặc và tủy, tác động với nhau với tín hiệu của dây thần kinh qua lại và dòng máu luân lưu giữa các lớp xương.Như vậy cái mà ta gọi là xương chết thực ra là lớp xương sinh động nhất của cơ thể con người.

3- Quý vị có thấy đau ở xương không?

Bề dầy của lớp xương đặc chống đỡ sức nặng của cơ thể gồm chất chính là calcium và các khoáng chất khác do đó nó không thấy đau. Nhưng cốt mạc bao bọc chung quanh xương đặc có nhiều dây thần kinh và do đó nhậy cảm với đau.Khi xương bị gẫy, dây thần kinh chạy qua cấu trúc hình ống của xương đặc bị tổn thương gây ra đau tới xương cốt mạc và dây này gửi một tín hiệu lên trung tâm đau ỡ não.Nếu các cạnh của xương bị tổn thương vào tới lớp cốt mạc, nạn nhân sẽ  rất đau.

4-Làm sao phân biệt bộ xương của nam và nữ?

Nếu tình cờ mà tìm thấy một bộ xương ở tủ nhỏ, quý vị có thể đoán ra giới tính của người đó bằng cách nhìn vào khung chậu.

Khung chậu của nữ giới rộng hơn của nam giới và ở giữa có một khoảng tròn để sinh con. Đàn ông cũng có khe hở nhưng hẹp hơn và hình trái tim.Còn các xương khác của nam giới cũng lớn hơn và nặng hơn xương nữ giới.

Xương ngực của các bà cũng rộng hơn và ngắn hơn của quý ông. Xương sọ của quý bà hơi mềm ở chung quanh và các xương cổ tay đều mảnh mai hơn. Cằm của họ nhỏ hơn và ít khi có xương sống mũi lớn và trán không thẳng thường thấy ở nam giới.

5-Xương có gây nguy hiểm  cho cơ thể của quý vị không?

Xương là một sáng tạo hoàn hảo nhất của tạo hóa. Mỗi xương có thể chịu đựng bốn lần sức nặng tương tự của vật liệu xây cất và cùng một sức nặng chống cự bởi chất nhôm hoặc thép nhẹ.

 Chìa khóa cho xương mạnh như vậy là nhờ hai nguyên tử calcium và phosphore dính chặt vào xương theo tinh thể thường lệ. Kim cương là loại cứng nhất của các chất tự nhiên có độ đặc tương tự .

Bất hạnh thay, chất tinh thể của kim cương lại có vẻ có nhược điểm, đôi khi có những vết nứt.Các vết nứt đó ở trong xương thường thường không gây tác hại và tự nhiên lành;nhưng trong nhiều trường hợp chúng có thể nới rộng ra và rất yếu.Và một va chạm mạnh vào xương có thể gây ra cùng một hậu quả như cú đập vào kim cương nó sẽ nứt.

Một rủi ro khác là trong hoàn cảnh nào đó, các chất phóng xạ như radium, có thể tích tụ trong xương.Một khi có radium, dù ít, nó sẽ là những kẻ nội thù, hủy hoại tủy và xương. Điều nàysẽ gây ra các bướu có thể gây tử vong.Vì vậy, hài hước thay, cơ thể của quý vị rất mạnh nhờ bộ xương lại có thể trở nên dễ gẫy./.  

Comments are closed