Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Bệnh ung thư vú


4-Các nguy cơ khác là gì?
a-về di truyền: nếu mẹ hoặc chị của bạn gái bị ung thư vú thì bạn có nhiều nguy cơ hơn, nhất là trước ki mãn kinh.
b-Có kinh nguyệt trước tuổi 12; chưa bao giờ có con hoặc có con sau tuổi 30;
c- Đã điều trị các ung thư khác bàng phóng xạ hoặc đã dùng các kích tồ một thời gian khá lâu;
d-Mập phì ; uống nhiều rượu, ăn thực phẩm có nhiều chất béo, ít ăn rau trái;
e-Tiếp xúc với hóa chất diệt sâu bọ;
g-Không vận động cơ thể;
5-Vậy bây giờ phải làm gì để giảm thiểu các nguy cơ vừa kể?
Chúng ta không thay đổi được các rủi ro do di truyền hoặc gia đình, nhưng ta có thể thay đổi được nếp sống để giảm nguy cơ ung thư vú. Như là:
a-Ngưng thuốc lá;
b-Vận động cơ thể nhiều lần mỗi tuần;
c-Không uống rượu quá 2 drinks mỗi ngày;
d-Giới hạn thịt đỏ và các mỡ động vật vì chúng có thể chứa nhiều kích thích tố và thuốc trừ sâu bọ;
e-Giảm ký nếu quá mập.
6-Xin kể các triệu chứng bệnh.
Ung thư vú có thể có một số dấu hiệu như: thay đổi cấu trúc vú với u cục, sưng, da dầy lên, núm vú lẹm vào, da trên vú nhăn nhúm, có vẩy, lở loét, đau, núm vú chẩy nước.
Khi chụp mammogram, sẽ thấy hình dạng của vú trở nên không đều. Khi khám ngực thì thấy có u cục, hạch nổi lên ở nách, cổ vì ung thư lan ra.
7- Mammogram là gì và công dụng ra sao?
Mammogram là chụp X quang vú với phóng xạ rất thấp để tìm ra những thay đổi trong cấu trúc của vú mà khám tay không thấy được. Mammogram giúp ích khá nhiều nhưng cũng chỉ phát hiện ra khoảng 80-90% ung thư vú mà thôi.
8-Khi nào thì phụ nữ phải làm mammogram?
Thường thường phụ nữ khỏe mạnh ngoài 30 tuổi cần làm mammogram mỗi năm một lần. Nếu có vấn đề sức khỏe nào đó thì cần thảo luận với bác sĩ để coi xem có cần làm các phương thức tìm kiếm nào khác không.
9-Chúng tôi có phải sửa soạn gì trước khi làm mammogram không?
Khi quý bà có cặp nhũ hoa mẫn cảm và đang có kinh thì không nên làm mammogram một tuần trước khi có kinh; không nên thoa phấn, kem trên da để hình x quang khỏi bị lu mờ.
10-Khi chụp mammogram mà có dấu hiệu bất thường thì phải làm gì?
Bác sĩ có thể làm siêu âm, chụp cắt lớp, sinh thiết tế bào vú.
11-Ngoài mamogram, còn phương thức tìm bệnh nào khác không?
Còn siêu âm, chụp hình ngực cắt lớp.
12- Thế còn tự khám vú thì sao?
Các chuyên gia ung thư đều khuyên quý bà nên tự khám nhũ hoa đều đặn để phát hiện bất thường trên vú. Khi thấy những dấu hiệu bất thương như đã kể ở trên thì cho bác sĩ hay ngay để theo dõi.
13- Khi đã xác định ung thư thì việc điều trị ra sao?
Đa số trường hợp ung thư vú đều được chữa bằng giải phẫu. Tùy theo giai đoạn ung thư, có lan tràn không, mà người bệnh được chữa thêm bằng hóa chất, phóng xạ, kích thích tố…
Giải phẫu có thể là mổ lấy cục ung thư với một số tế bào lân cận. Rồi được chữa thêm bằng phóng xạ ; cắt một phần vú rồi phóng xạ; lấy cả vú; cắt bỏ vú với hạch ở gần; cắt bỏ vú, các hạch lân cận và cơ thịt trên ngực.
Comments are closed