Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Người Cao Tuổi Với Chăm Sóc Lâu Dài

Hai anh em không để ý gì đến lời bố nói, tiếp tục khênh ông già lên núi, rồi bỏ đó.

Khi ra về, hai anh em bảo nhau chọn con đường khác. Loanh quanh từ khi mặt trời lặn tới lúc trăng lên, hai người vẫn lạc lõng trong rừng. Họ bèn quay lại chỗ ông bố.

Ông già hỏi: “Thế thì từ lúc đó tơí giờ các con đi đâu?”

“Chúng con đi về bằng con đường khác nên chúng con lạc đường. Xin bố chỉ đường cho chúng con”. Rồi chúng khênh ông bố xuống núi theo sự chỉ dẫn của ông già qua vết cây mà ông ta đã bẻ.

Về đến nhà, hai anh em dấu cha ở dưới hầm và cung phụng rất chu đáo để tỏ lòng biết ơn.

Mấy tháng sau, vị lãnh chúa ra lệnh cho dân chúng phải làm một sợi dây bằng tro của rơm rạ.

Dân chúng cố gắng thực hiện bằng cách pha trộn tro với nước nhưng không sao làm được. Hai người con bèn hỏi ý kiến cha mình. Ông già nói:” Các con hãy làm như sau: lấy rơm bện thành dây, ngâm trong nước muối, phơi khô rồi đốt dây.”

Hai người con làm y như lời cha và mang dâng sợi thừng bằng tro lên vị lãnh chúa. Vị này hết sức hài lòng và phán: ” Ta cảm thấy rất an lòng khi có nhiều người khôn ngoan như vậy trong nước. Ai chỉ cho các ngươi ý kiến tuyệt hảo này”?

Hai người con trình bầy mọi điều về cha mình. Lãnh chúa hiểu sự việc và ra lệnh cho thần dân là từ nay không ai được phế bỏ cha mẹ già vì họ có những kinh nghiệm quý báu.

Hai anh em ra về với nhiều quà thuởng.

Ngọn núi mà thiên hạ mang phế bỏ cha mẹ già có tên là “Núi Bỏ Người Già” hiện giờ chỉ còn là một di tích hoang vu, không ai dùng tới”.

Đọc câu chuyện mà ngậm ngùi cho số phận người già của địa phương đó, vào thời điểm đó. Và thấy truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa đối với ông bà cha mẹ thực là cao quý.

Trong gia đình Việt Nam, “tam tứ đại đồng đường” là chuyện trước đây thường thấy và là điều ước mơ của mọi gia đình. Đồng đường nhiều thế hệ được coi là một đại phước cũng như biểu tượng của sự đoàn t���, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục.

Ngày nay, với nhịp thay đổi về kinh tế, xã hội trên toàn vũ, gia đình thu nhỏ xuống khuôn khổ ông bà cha mẹ, con cái , đôi khi có cả các cháu. Dù đang tỵ nạn nước ngoài hoặc sống tại quê hương, người Việt ta vẫn cố gắng duy trì liên hệ tốt đẹp này. Và các bậc cao niên đều êm đềm sống với con cháu để nương tựa giúp đỡ lẫn nhau.

Còn gì đẹp hơn là cảnh sáng ông đưa cháu đi học, chiều đón cháu về. Còn bà thì cơm nước giúp cho các con ngày ngày hai buổi đi làm. Rồi tối đến cả nhà đoàn tụ với nhau, trong mâm cơm gia đình tràn đầy những thương yêu.

Tuy nhiên, nhiều cụ muốn tôn trọng sự riêng tư của con cái cũng như có những niềm tự trọng, e ngại cảnh “cha mẹ nuôi con như trời như bể; con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Các cụ ở riêng rồi vài ngày qua lại thăm viếng nhau để giữ tình nghĩa gia đình. Aáy là nói khi mạnh khỏe còn tự lo tự liệu được chứ lúc tuổi già thì nhiều vị cũng mang một số bệnh tật, khó khăn mà bản thân không thể đối phó được.

Hãy tưởng tượng cảnh một lão bà chẳng may bị tai biến mạch máu não, tê liệt nửa thân, suốt ngày nằm trên giường hoặc một lão ông bị sa sút trí tuệ, không phân biệt ngày đêm. Con cháu đi làm, đi học, ở nhà một mình không có người giúp đỡ cơm nước thuốc men, tắm rửa thì các cụ phải rời tổ ấm mà vào tá túc nơi săn sóc chung cho những người cùng cảnh ngộ. Đó là quý vị trên 65 tuổi, sống một mình, có nhiều bệnh kinh niên, không thực hiện được các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Quyết định vào nhà người già là một hành động khó khăn, đôi khi buồn lòng cho cả cha mẹ lẫn con cháu.

Gia đình thì dằn vặt với mặc cảm là bỏ bố mẹ vào nursing homẹ. Còn các cụ cũng không dễ dàng chấp nhận vì cảm thấy như bị thân nhân ruồng bỏ. Vào đây là coi như cuộc đời tàn lụi dần cho tới ngày mãn phần; vào đây là mất hết tự do riêng tư, phải chịu sự điều động của người khác.

Cũng có người sẵn sàng vào nhà già vì nhận chân nhu cầu của mình và khả năng thân nhân cũng như không muốn đặt gánh nặng của mình lên họ, tránh sự lo âu cho con cháu.

Ngoài ra, còn trường hợp các cụ sau khi chữa bệnh ở nhà thương mà còn cần y tá chăm sóc ngày đêm để phục hồi cũng được đưa sang nursing home. Việc sống trong các cơ sở này kéo dài có khi cả năm, có khi suốt phần chót cuộc đời, tốn kém không phải là ít cho ngân sách gia đình và chính phủ.

Điều may mắn là ở Hoa Kỳ, gia đình có nhiều lựa chọn khi người thân cần các dịch vụ chăm sóc dài hạn này. Đó là chăm sóc tại gia (home health care), trung tâm sinh hoạt ban ngày, cơ quan chuyên trở cho người không lái xe được, dịch vụ hỗ trợ đời sống (assisted living), khu gia cư người già và các cơ sở điều trị-dưỡng lão (nursing homes).

Thường thường là ta cũng cần làm vài công việc sửa soạn trước để cuộc chăm sóc dài hạn được êm xuôi. Sau đây là mấy điều cần lưu ý:

a-Nếu quý cụ có trở ngại khó khăn trong công việc thông thường hàng ngày như tắm rửa, lái xe, trả hóa đơn, nấu thức ăn… thì hãy nói cho bác sĩ gia đình về nhu cầu của mình. Thầy thuốc sẽ giới thiệu một nhân viên xã hội chuyên về vấn đề người già để giúp ta sắp đặt một chương trình chăm sóc dài hạn, nhất là khi các cụ và thân nhân ở xa nhau.

b-Tìm hiểu xem trong cộng đồng mình ở có những dịch vụ giúp đỡ người già như thế nào. Thường thường mỗi thành phố, quận hạt đều có các dịch vụ như trung tâm sinh hoạt ban ngày, chương trình bữa ăn giao tận nhà hoặc ăn tại chỗ, chương trình chuyên trở người đau yếu…

c-Coi xem bảo hiểm trả phí tổn cho mình như thế nào. Chính phủ Liên bang chỉ trả một phần phí tổn cho chăm sóc ngắn hạn và ở nhà điều trị-dưỡng lão. Nên lưu ý là vấn đề tiền nong này rất phức tạp: bảo hiểm cũng như chính phủ trả rất giới hạn và thời gian trả thay đổi hàng năm nên cần hỏi cho kỹ càng.

Khi cần nhiều chăm sóc hơn thì có khi ta phải chuyển chỗ ở vào nhà người già, chẳng hạn:

a-Trợ giúp đời sống Mỹ gọi là assisted living với nhà ở, bữa ăn, giải trí, tắm rửa, mặc quần áo, cho uống thuốc, dọn phòng;

b-Hoặc nursing home có nhân viên y tế túc trực 24 giờ với dịch vụ y tế , phục hồi cho người già quá yếu hoặc người mà trí tuệ đã sút giảm.

Kiếm chỗ đúng với nhu cầu của mình:

Các nursing home đều phải tuân theo một số quy luật của chính phủ về kiến trúc cơ sở, quản trị, chăm sóc, giải trí, ăn uống…và được thường xuyên thanh tra, kiểm soát. Cơ quan xã hội địa phương có thể cung cấp cho ta danh sách các cơ sở này.

Liên lạc với nơi nào mà ta thấy “coi được”. Hỏi họ về số khách hiện có, số giường trống, giá tiền, cách trả tiền, có tham gia vào Medicare, Medicaid ; hỏi về sự chuyên trở, các sinh hoạt như giải trí, dọn phòng, có dịch vụ cho người kém trí tuệ, cách cho uống thuốc…

Tới quan sát cơ sở để tận mắt coi cơ sở có sạch sẽ, khang trang, nhân viên có vui vẻ phục vụ; hỏi thăm người đang ở hoặc thân nhân của họ để xem dịch vụ có tốt không. Ta có thể hẹn trước nhưng cũng nên đến bất thình lình để tìm hiểu.

Khi đã quyết định chọn nơi nào thì coi xem chi phí nhiều ít, cách thức thanh toán, rồi nếu mọi sự thuận tiện thì ta ký giấy tờ giữ chỗ.

Nói chung, nursing home tại Hoa kỳ được tổ chức theo hai loại: N.H. vơi y tá thường trực Skilled nurse facility và Dịch vụ chăm sóc trung bình Intermediate care facilllity . Tùy theo nhu cầu của người già mà họ được nhận vào một trọng hai dịch vụ này.

SNF được dành cho những bệnh nhân bị bệnh lâu ngày hoặc sau khi xuất viện mà còn cần tiếp tục sự chăm sóc liên tục 24/24 giờ của y tá theo sự hướng dẫn của bác sĩ. SNF cũng cung cấp các dịch vụ khác như giúp bệnh nhân phục hồi khả năng diễn tả, giao tế, giải trí.

Còn ICF nhận những người không hoàn toàn tự chăm sóc được, không sống một mình được nhưng không cần điều dưỡng viên suốt ngày. Họ cũng không cần giúp đỡ trong việc ăn uống, tắm rửa.

Các cơ sở kể trên khác với khu gia cư “dành cho người già”ø. Nơi đây, người cao tuổi còn đi lại, làm được những việc nhẹ, tự chăm sóc thuốc men. Nhà ở và ăn uống được cung cấp đầy đủ. Các cụ tự do đi về, giao dịch với bạn bè, gia đình, giữ đời sống bình thường. Và yên trí là tới bữa sẽ có cơm canh nóng, đêm có nơi ngủ ấm cúng. Nhiều cụ rất thích sống như vậy, vì không bị cô lập như sống một mình lại không bị gò bó như ở trong nursing home.

Ngoài nursing home, bên Mỹ còn một vài dịch vụ chăm sóc người già khác được Medicare hỗ trợ và chỉ mới có ở một số tiểu bang. Đó là Program of All Inclusive Care of the Elderly (PACE) và Social Managed Care Plan. Trong các chương trình này, người già yếu được chăm sóc tại gia với sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng.

Vấn đề tài chánh

Biết về các dịch vụ chăm sóc đời sống già, ta cũng cần tìm hiểu xem lấy tiền ở đâu cho chi phí.

Bên Hoa kỳ có các nguồn trợ từ công quỹ giúp nên người già cũng đỡ lo phần nào.

a-Chương trình Medicare.

Đây là sự giúp đỡ chăm sóc y tế của chính quyền liên bang cho lão niên từ 65 tuổi trở lên và một số người bị suy thận kinh niên. Medicare có hai phần:

— phần A trả tiền cho hầu hết các dịch vụ nằm bệnh viện bất kể lợi tức nhiều ít nhưng với nursing home và chăm sóc tại gia thì có vài giới hạn. NH phải ở trong danh sách được Medicare chấp nhận.

— phần B trả chi phí bác sĩ và các chăm sóc khác ngoài bệnh viện, nhưng không tr tiền thuốc.

Nếu ta mua thêm medical supplement insurance (Medigap), thì bảo hiểm này sẽ phụ trả chi phí mà medicare không trả như y phí bệnh viện và bác sĩ căn bản hospital deductible, physician copayments.

Nhiều người cẩn thận mua thêm bảo hiểm tư nhân cho việc chăm sóc lâu dài trong nursing home và home health care.

b-Medicaid

Chương trình này được cả tiểu bang lẫn liên bang tài trợ để trang trải chăm sóc y tế cho dân chúng Hoa Kỳ có lợi thức thấp; người cần giúp đỡ tài chánh kể cả người trên 65 tuổi có Medicare.

Medicaid trả một phần tổng số chi phí nursing home, dịch vụ chăm sóc tại gia, tiếp liệu và dụng cụ y khoa.

Trước đây, tại nhiều tiểu bang, khi một người phối ngẫu ở trong nursing home, thì người này phải tiêu dùng hết lợi tức của mình rồi medicaid mới trả tiếp. Cho nên người ở nhà mà phụ thuộc vào lợi tức này gặp nhiều khó khăn. Nên từ năm 1989, luật cho phép người ở nhà giữ một số tiền cho chi phí của mình.

Công quỹ trả tiền cho NH đều rất giới hạn. Nhiều người tưởng rằng Medicare, Medicaid và Bảo hiểm Sức khỏe tư nhân trả hết cho các dịch vụ tại NH. Nhưng sự thực không phải vậy. Người già phải trả một tỷ lệ đáng kể chi phí này. Trung bình mỗi năm, chi phí cho một người ở trong NH lên tới trên 57,000 mỹ kim.

Tài trợ tài chánh là vấn đề khá phức tạp. Ta cần tìm hiểu thêm chi tiết qua các văn phòng An Sinh Xã Hội và bộ Y tế tại mỗi địa phương. Đôi khi phải tham khảo ý kiến luật sư, nếu ta có tài sản đáng kể để tránh khánh kiệt.

Kết luận.

Bên Mỹ, đã có thời kỳ người cao tuổi rất sợ phải vào nursing home vì nhiều lý do khác nhau: Sợ già và bệnh hoạn, sợ trở nên nghèo và là gánh nặng, sợ không biết tương lai sẽ ra sao, sợ mất tự do, nhân phẩm, sợ chết, sợ bị lạm dụng, đối xử không tốt. Đã có những kêu gào từ các bà mẹ tuổi cao, bệnh hoạn ” con ơi, đừng bỏ mẹ vào nursing home”.

Nhưng, cũng như các dịch vụ khác, có nursing home tốt, nursing home xấu. Và NH cũng là giải đáp cho nhiều trường hợp khó khăn của tuổi già…

Thăm một N.H, người ta cũng thấy nhiều tình thân nẩy nở giữa những cư dân ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Những chia xẻ từng miếng quà tấm bánh, kỷ niệm riêng tư; những giúp đỡ nhắc nhở uống thuốc, ăn cơm; những sinh hoạt ca hát chung với nhau

Và đôi khi cũng có một vài tình cảm yêu đương giữa những mái tóc bạc góa bụa, cô đơn. Gọi là sưởi ấm nhau trong mối tình già.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Texas 17-9-2004

Comments are closed