Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Dinh Dưỡng với Tuổi Mẫu Giáo


Thực phẩm căn bản
Sau đây là một số thực phẩm căn bản cho bé:
a-Thịt, trứng.
Đây là nguồn chất đạm rất quan hệ để bé tăng trưởng. Mỗi ngày cần từ ba serving trở lên. Trước hai tuổi cũng không nên giới hạn chất béo vì các chất này rất cần cho trẻ lớn lên. Sau đó thì ăn chất béo vừa phải. Nên giới hạn trứng ba, bốn lần maot tuần là đủ.
b-Sữa.
Mỗi ngày cần 4 serving, thay đổi với sữa, pho mát, sữa chua. Đây là nguồn calcium rất phong phú đề xương và răng chác mạnh. Với trẻ một tuổi, mỗi serving là ơ1/2 cup; trên tuổi này là 3/4 cup. Trẻ trên hai tuổi, cho uống sữa có 2% chất béo.
c- Rau, trái cây.
Nhiều em không thích ăn rau trái cây. Nhưng đây là nguồn cung cấp chất xơ, các sinh tố C, A. Mỗi ngày nên cho ăn bốn serving rau trái.
d- Carbohydrates như cơm, bánh mì, hạt ngũ cốc cereals, mỳ.Mỗi ngày từ 4 serving. Với một tuổi thì một nửa lát bánh, 15 gr cereals, 60 gr mỳ hoặc cơm. Với 5 tuồi, serving là một lát rưỡi bánh mì, 28 gr cereals, 140 gr cơm, mỳ.
Một câu hỏi mà các bậc làm cha mẹ thường thắc mắc là ảnh hưởng của chất ngọt trên hành vi của con.
Nhiều người vẫn tin rằng đường làm trẻ quá năng động (hyperactive). Nhưng kết quả các nghiên cứu khoa học đều không chứng minh được tác dụng này.
Thực ra đường lại tăng sự sản xuất serotonin, một chất có tác dụng xoa dịu .Nói vậy không có nghĩa là có thể cho trẻ con ăn đường tự do, vì đường chỉ cho calories, không có chất dinh dưỡng. Trẻ con ăn nhiều đường thường có nguy cơ mập phì và sâu răng.
Mập phì ở trẻ em
Một vấn đề cần lưu tâm là trẻ em mập phì ngày một gia tăng. Lý do là trẻ em tiêu thụ quá nhiều năng lượng hơn là tiêu dùng.
Con người có thể mập vì di truyền, nhưng trong đá các trường hợp, nguy cơ chính vẫn là ăn quá nhu cầu và không vận động cơ thể.
Ngày nay trẻ em có nhiều giải trí, từ coi TV tới trò chơi điện tử. Chúng có thể ngồi hàng mấy giờ liền. Rồi khi ngồi coi TV, chúng lại có khuynh hướng ăn lặt vặt nhiều hơn. Nào kem, nào bánh kẹo, hoặc thức ăn nhiều chất béo khác.
Sau đây là một số gợi ý để tránh vấn đế này:
*Không nên ép buộc trẻ ăn hiều qúa. Khi bé ăn đủ thì bé quay đầu đi hoặc mím chặt môi khi ta đưa thìa thức ăn vào miệng;
* không nên bắt bé vét hết thức ăn, kẻo phí của trời;
*Không nên cho nhiều gia vị vào thức ăn của bé như đường, chất béo;
*Không nên vì thương yêu con mà cho chúng ăn thả dàn, tùy ý thích;
*Không dùng thức ăn như để phạt, không cho ăn hoặc để khen thưởng, cho thứ này thứ kia;
*Cho con ăn thực phẩm trong năm nhóm chính, với đủ chất dinh dưỡng; giới hạn chất béo động;
*Giảm mỡ béo trong thịt; ăn nhiều rau trái cây tươi
*Khuyến khích con chạy nhẩy, nô đùa; giới hạn coi TV, chơi trên máy vi tính.

Comments are closed