Cho vừa lòng nhau
Ngạc nhiên ông chủ hỏi cho ra lẽ, thì gia nhân bèn đáp: Thưa lão gia, cũng một cái lưỡi, khi tốt với nhau thì thốt ra những lời ân tình, trìu mến nhưng khi hận thù đằng đằng thì cũng cái lưỡi đó ở cùng con người đó lại phát ra những lời độc địa có thể gây ra tán gia bại sản, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.
Tâm lý chung của con người là thích nghe những lời nói dịu dàng khiến cho con kiến trong lỗ cũng bò ra. Nhưng có lẽ cũng chẳng nên quá mật ngọt đến nỗi bã lã giả dối, “nói vậy mà không phải vậy”, để người dễ tin “cứ tưởng bở”. Đồng thời cũng nên “liệu lời ăn nói cho vừa lòng nhau”, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” chứ chằng nên quá phũ phàng tiếng bấc tiếng chì. Vì “lời nói chẳng mất tiền mua”.
Do đó, biết xử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan là điều tưởng cũng nên làm. Thủ tướng nước Anh Winston Churchill có nói: “Dù có nuốt đi những lời độc địa, dạ dày chúng ta cũng không bị ngộ độc”.
Đó cũng là kinh nghiệm mà người xưa vẫn nhắc nhở “Uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói”, vì “vết thương dao cắt dễ lành, lưỡi đâm khó chữa”.
Gặp một người có ngôn từ độc ác thì cũng chẳng nên chấp nhất, “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”, chỉ gây thêm hận thù. Cho nên tục ngữ ca dao mình có câu nói:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức