Tin mừng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngày 27 tháng 6, 2014 vừa qua, cơ quan FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận
một loại Insulin dưới dạng bột có thể hít bằng mũi để điều trị người trưởng
thành bị bệnh tiểu đường.
Hiện nay tại Hoa Kỳ có khoảng 25.8 triệu bệnh nhân tiểu đường,
chiếm 8.3 dân số. Trong số bệnh nhân này, có 18.8 triệu được chẩn đoán còn 7.0
triệu chưa được khám phá ra. Nhắc lại là với thời gian, bệnh tiểu đường sẽ gây
ra một số biến chứng trầm trọng như bệnh tim, bệnh thận, bệnh dây thần kinh và
khiếm thị mù lòa.
Theo bác sĩ Jean-Marc Guettier, một giám đốc về Chuyển hóa và
Nội tiết của FDA, “Afrezza là một cơ hội mới để bệnh nhân tiểu đường cần
insulin vào lúc ăn. Sự chấp thuận này đã mở rộng các cơ hội sẵn có để cung cấp
insulin và sẽ mang lại sự ổn định điều trị bệnh tiểu đường”.
Như thông lệ, FDA đòi hỏi sự an toàn và công hiệu của dược phẩm
và các đòi hỏi này đã được nghiên cứu trên tổng số 3,017 người tình nguyện- với
1,026 người bị tiểu đường loại 1 và 1,991 bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Cơ quan FDA nhấn mạnh là
Afrezza không thay thế cho insulin chích có tác dụng kéo dài mà phải dùng chung
với nhau ở bệnh tiểu đường loại 1 và ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng chung
với thuốc hạ đường huyết loại uống.
Afrezza không được dùng với bệnh nhân suyễn hoặc đang bị bệnh co
hẹp cuống phổi mãn tính COPD.
Afrezza do công ty MannKind Corporation, Danbury, Connecticut
sản xuất. Chủ tịch Hội Đồng Quản trị của công ty này cảm thấy rất hoan hỉ khi
tuyên bố rằng, họ rất vui mừng cho bệnh nhân vì có thể dùng Afrezza dưới dạng
không phải là thuốc chích và sẽ thay đổi
cách điều trị bệnh tiểu đường khi bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết
bằng insulin vào lúc bắt đầu bữa ăn hoặc 20 phút sau khi ăn.
Vào năm 2006-2007, công ty dược phẩm Pfizer cũng được cơ quan FDA
chấp thuận insulin dạng bột hít nhưng không cạnh tranh nổi với các loại insulin
chích đã được phổ biến và thành công từ nhiều năm.
Nhắc lại bệnh tiểu đường được chia ra
làm 2 loại:
-Bệnh
tiểu đường Loại 1 có thể xẩy ra ở
bất cứ tuổi nào nhưng đa số là ở tuổi
thanh thiếu niên hoặc trước 30 tuổi. Tỷ lệ bệnh 10%.
Trong loại 1, tế bào sản xuất ra insulin của tụy tạng
ngưng hoặc chỉ tiết ra rất ít kích thích
tố này. Muốn giữ đường trong máu ở mức trung bình thì phải chích thêm insulin
cho nên bệnh được gọi là tiểu đường phụ thuộc vào insulin.
Mặc dù đa số trẻ em bị loại 1, nhưng một số em cũng có
thể ở loại 2 và có thể chữa bằng chế độ dinh dưỡng, vận động cơ thể và giảm cân
nếu các em mập. Xin nhắc là béo mập
không là nguy cơ gây ra tiểu đường loại 1.
Loại này được khoa học giải thích là do ảnh hưởng của
gene di truyền với sự hủy hoại các
tế bào tiết ra insulin của tụy tạng. Ngoài ra, vài loại siêu vi trùng như trong các bệnh ban đào (rubella), quai bị
(mump), coxsackie B cũng là nguy cơ gây bệnh.
–Tiểu đường loại 2, không phụ thuộc vào insulin, thường
thấy ở lớp người trưởng thành trên 30 tuổi.Theo thống kê, có khoảng 90% bệnh
nhân tiểu đường thuộc loại 2.
Bệnh thường thấy ở người quá mập và thường xẩy ra khi đột nhiên lên kí. Người bệnh
không tạo ra đủ insulin cho nhu cầu hoặc do insulin có nhưng không hữu hiệu.
Cũng nên lưu ý là, không phải những ai bị tiểu đường đều mập nhưng mà sự mập có
khả năng đưa tới tiểu đường. Di truyền cũng có trách nhiệm gây ra loại 2 này vì
90% cặp trẻ em song sanh đều bị bệnh.
Vì không phụ thuộc vào insulin nên loại 2 có thể kiểm
soát được bằng tiết chế ăn uống và vận đông cơ thể.
Nói
chung thì tiểu đường thường xẩy ra cho nhiều người trong gia đình, mà bằng cách
nào thì chưa có giải thích. Cho nên nếu cha mẹ anh chị em bị tiểu đường thì
mình cũng có nguy cơ bị bệnh.
Ngoài
ra, bệnh tiểu đường còn thấy ở người nghiện rượu mà tụy tạng bị viêm kinh niên;
trong các bệnh của tuyến nội tiết như Hội chứng Cushing, bệnh to cực
(acromegaly), bệnh ngoài da (acanthosis nigricans) với vết mầu đậm ở cổ, nách,
háng.