Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Có thai-Thiếu máu

Có thai- thiếu máu

Chau co nguoi chau dang mang thai song o viet nam, Bac si chan doan chau Thieu Mau

Bac si cho chau biet, chau cua chau nen uong Sua gi va thuoc bo gi de giup cho chau cua chau, 

Hien gio chau cua chau mang thai duoc 4 thang, 

cam on Bac si nhieu, 

 

Thưa bạn

 

Nói chung, trước khi thụ thai, trong thời kỳ mang thai cũng như khi cho con bú mà người mẹ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì cả mẹ lẫn con đều tránh được một số bệnh tật, rủi ro.  Đứa con sẽ tròn trĩnh đủ cân đủ lạng, cơ thể vẹn toàn, trí óc phát triển tốt.

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, người mẹ cần nhiều đạm để thai nhi hình thành các bộ phận, đặc biệt là não bộ. Trong ba tháng kế tiếp, cần nhiều calcium hơn cho xương tăng tưởng và tạo ra các tế bào máu. Ba tháng cuối cùng là giai đoạn mà nhu cầu chất dinh dưỡng quan trọng hơn nữa, vì đây là lúc thai lớn gấp đôi. Do đó, mẹ những là không nên cắt giảm ăn uống vào giai đoạn này mà còn phải gia tăng hơn mức trước đó. Vì cổ nhân nói “ người mẹ ăn cho hai người”, nhưng thực ra cũng chẳng cần phải ăn đến gấp đôi số lượng, vì đây là cho một người trưởng thành với một thai nhi bé bỏng. Khi sinh mà con nặng được khoảng 3.5 ký là tốt rồi.

Cũng có trường hợp ngoại lệ, mẹ thiếu dinh dưỡng mà con vẫn khỏe. Nhưng thực ra là người mẹ phải trả giá hơi đắt, vì trong khi tăng trưởng, thai nhi đã rút tỉa khá nhiều chất dinh dưỡng của mẹ. Hơn nữa, sự khỏe mạnh của đứa bé trong trường hợp này chắc chắn chưa phải là toàn hảo, vì bé còn có khả năng phát triển tốt hơn nữa nếu như người mẹ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.Và chỉ khi đó mới có thể thực sự được xem là “mẹ tròn, con vuông”, tốt đẹp cho cả mẹ lẫn con.

Trong trường hợp của cháu nhà ở Việt Nam,  tôi nghĩ là cháu đã đi khám tiền sản và bác sĩ đã cho người mẹ uống thêm các loại sinh tố khoáng chất bổ sung cho các bà mẹ mang bầu gọi là prenatal pills rồi. Còn sữa thì các loại sữa bò đều tốt.

Đề nghị bà mẹ dùng thêm Sắt là khoáng cần thiết cho việc tạo hồng huyết cầu.  Nhu cầu sắt lên cao nhất vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi cần sắt để dự trữ cho khoàng 6 tháng sau khi sinh, vì sữa mẹ có rất ít sắt.

Thai nhi ít khi bị thiếu sắt vì có thể lấy ở người mẹ, nhưng cũng vì thế mà dễ bị thiếu sắt nếu mẹ không ăn đầy đủ và sẽ dẫn đến thiếu máu.

 Nhu cầu bình thường là 15 mg, khi có thai người mẹ cần thêm 15 mg mỗi ngày. Nếu uống thêm viên sắt thì nên uống với nước chanh, vì chất acid ascorbic trong chanh giúp ruột hấp thụ sắt tốt hơn.

Sắt có nhiều trong thịt đỏ, rau spinach, đậu phụ, trái cây khô, các loại hạt, bánh và ngũ cốc khô…

Chúc bạn sớm có cháu khỏe mạnh để thêm niềm vui cho gia đình. 

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

 

 

 

 

 

Comments are closed