Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Bệnh Dãn Tĩnh Mạch Chân


Đi dạy về thỉnh thoảng thấy hai chân hơi sưng phù một chút ( có lẽ do đứng nhiều).

Chiều nay vợ em đi khám bệnh ở BV thì BS hẹn hôm khác đi sớm để siêu âm tĩnh mạch xem sao.

Vợ em tỏ vẻ lo lắng nhiều về bệnh này.

Rất mong BS xem xét cho trường hợp của vợ em. Nếu thật là bệnh giãn tĩnh mạch thì cách điều trị hiệu quả sẽ như thế nào ạ.

Xin cảm ơn BS rất nhiều. Dũng Trần

 

 Trả lời

Xin nói về bệnh dãn tĩnh mạch ở chân trước, rồi trả lời câu hỏi của bạn sau.

Dãn tĩnh mạch chân và bàn chân là bệnh thường xảy ra và bất cứ một tĩnh mạch nào cũng bị dãn, đặc biệt là tĩnh mạch nổi dưới chân và bàn chân. Lý do là con người thường xuyên đi đứng, đôi khi ngồi lâu, cho nên có áp lực lên dòng máu từ tĩnh mạch chảy ngược lên phần trên của cơ thể.

Bình thường, dãn tĩnh mạch rất nhỏ, nom như cái màng nhện trên da nhưng cũng có trường hợp tĩnh mạch dãn quá lớn, nom giống như những con giun ngoằn ngoèo bám vào chân.

Nguyên nhân

      Người tuổi cao thường hay bị dãn tĩnh mạch vì tĩnh mạch giảm tính đàn hồi, dãn ra thêm vào đó các van tĩnh mạch yếu, không đóng kín cho nên máu dội ngược xuống phần dưới làm cho tĩnh mạch ứ nhiều máu.

Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng hay bị bệnh này, vì thai lớn ép vào thành bụng, gây trở ngại cho máu từ chân lên phía trên cơ thể, do đó máu cũng tụ lại dưới chân. Tương tự, người mập quá ký cũng hay bị bệnh.

Nữ giới thường bị bệnh hơn nam giới.

Biến chứng

      Vì máu tụ lại phía chân, lâu ngày đưa tới tổn thương tế bào khiến cho da chân hay bị loét. Đồng thời máu giảm lưu thông cũng tạo ra các huyết cục trong tĩnh mạch.

Điều trị

      May mắn là bệnh Dãn tĩnh mạch hạ chi cũng dễ dàng điều trị tại phòng mạch và bệnh nhân cũng có thể tự mình giảm thiểu rủi ro gây ra bệnh này.

      Về phía bệnh nhân: Năng vận động cơ thể, giảm cân, không mặc quần áo quá chặt ở vùng bụng trở xuống dưới; khi ngồi năng nâng chân cao nhất là tránh đừng đứng hoặc đi lại quá nhiều.

Bệnh nhân cũng có thể mang tất đàn hồi ôm chặt chân, tránh máu ứ đọng làm căng tĩnh mạch.

Về phía bác sĩ

Có nhiều cách để chữa bệnh này, như là:

1-Chích thuốc làm teo mạch máu bị dãn;

2.Dùng tia laser đốt tĩnh mạch bị dãn;

3-Cắt bỏ tĩnh mạch dãn nổi ở chân;

4.Với tĩnh mạch dãn lớn, bác sĩ có thể đưa một dụng cụ vào tĩnh mạch, dùng nhiệt để đốt chỗ dãn quá lớn.

      Thêm vào đó, phụ nữ không nên mang dày guốc với gót quá cao và không nên ngồi chéo chân để máu lưu thông dễ dàng.

 Xin để ý là trong bệnh dãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch nằm sâu dưới da chân vẫn làm việc như thường lệ: các van tĩnh mạch vẫn khép kín, chặn không cho máu dội ngược xuống phía dưới.


Trở lại trường hợp của vợ bạn, nổi gân ở cổ tay có thể cũng là do các tĩnh mạch bị dãn ra, máu tụ nhiều, gây ra hơi nặng và đau đau. Nên nói với bác sĩ làm siêu âm hoặc khám coi xem có bị bệnh nào khác ngoài dãn tĩnh mạch

Làm siêu âm là để coi xem các van tĩnh mạch có hoạt động tốt hơn cũng như để coi xem có cục máu nằm trong đó. Siêu âm không gây đau và được thực hiện dễ dàng bởi một người chuyên về xét nghiệm này. Thành ra vợ bạn cứ yên tâm để bác sĩ làm siêu âm. Trong khi chở đợi, nên thực hiện các phương thức cá nhân tự chữa như đã nói ở trên.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Comments are closed