Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Uống nước nóng, nước lạnh

Hỏi 

Bác sĩ Ý Đức ơi,

Cháu và bạn cháu mới tranh cãi về một đề tài rất ư là quan trọng. Bạn cháu nó nói rằng uống nước nóng sẽ tăng nhiệt độ cơ thể ta sẽ đổ mồ hôi và cảm thấy mát mẻ. Cháu thì nghĩ rằng uống nước đá lạnh hoặc ăn kem thì trong người mát mẻ ngay. Bác sĩ coi xem nó đúng hay cháu đúng. – Duyên

 

Đáp 

Chào cháu Duyên,

Cả cháu và bạn cháu đều không hoàn toàn đúng vì nhiệt độ của cơ thể được điều hòa bởi sự hô hấp và sự đổ mồ hôi ở trên da. Theo các nhà chuyên môn, thì thực phẩm nóng hoặc lạnh không có ảnh hưởng gì mấy tới nhiệt độ cơ thể. Thực phẩm nóng quá hoặc lạnh quá vào đến bao tử thì đều được dung hòa ngay với nhiệt độ của cơ thể. Với một cơ thể lớn của con người thì một chút thực phẩm nóng hoặc lạnh không đủ sức để thay đổi nhiệt độ trong người, chẳng khác chi ta bỏ một cục nước đá vào trong một bồn tắm đầy nước nóng. Không phải chỉ hai cháu nghĩ như vậy mà nhiều người khác cũng có cùng một cảm giác như vậy, vì thế cho nên mới có thói quen là trời nóng bức mà uống một ly nước chanh đường đá là cảm thấy mát ngay hoặc lạnh giá mà uống một ly cà phê nóng thì cảm thấy ấm bụng hơn. Thực ra chỉ là cảm giác thoảng qua nơi thực quản và dạ dày mà thôi.

 

Comments are closed