Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Vấn đề ăn uống ở người tuổi cao

 


Vấn đề ăn uống ở người tuổi cao

 

Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, người cao tuổi cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.

Như vậy thì dinh dưỡng người già có vai trò quan trọng trong phẩm chất đời sống của quý vị này.

Tới tuổi già, có nhiều thay đổi sinh lý tự nhiên như tiêu hóa khó khăn, khẩu vị giảm, ít làm việc chân tay cho nên nhu cầu năng lượng bớt đi. Do đó sở thích và nhu cầu dinh dưỡng cũng phải thay đổi theo. Các thay đổi này ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thực phẩm cũng như loại thực phẩm tiêu thụ. Vì vậy quý cụ cũng nên để ý tới những món ăn thích hợp trong bữa cơm của mình.

Nói chung thì người già có thể giảm phần nào về số lượng thực phẩm trong bữa ăn nhưng phẩm chất (quality) món ăn vẫn phải tương tự như khi còn trẻ. Món ăn cần cô đọng, có đầy đủ các chất dinh dưỡng chính yếu là tinh bột, đạm, béo và các vitamin, khoáng chất, nước.

Vài điều cần lưu ý:

Người cao niên không nên giới hạn dinh dưỡng, trừ khi tuyệt đối cần vì một bệnh mãn tính nào đó. Nếu tiêu hóa được thì cứ ăn đúng phần ăn đã sắp đặt

Thực phẩm không quá cứng, dính, dai khiến cho các bác khó nhai & nuốt.

Thay đổi độ đậm đặc thực phẩm như bầm, cắt nhỏ để dễ nhai nuốt.

Khích lệ vận động cơ thể đều đặn như đi bộ, làm việc nhà, quét sân.để giúp tiêu hóa thực phẩm và giảm táo bón

Nếu mau no, ăn bữa chính vào buổi trưa.

Khích lệ ăn chung với người khác như vậy sẽ vui vẻ ăn nhiều & ngon miệng hơn. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng, rượu

Món ăn nên dùng

Các loại ngũ cốc toàn vẹn, phong phú hóa và tăng cường như gạo còn chất cám có nhiều sinh tố, chất xơ.

Rau có màu sáng chói  như cà rốt, broccoli có nhiều chất chống oxy hóa.

Trái cây mầu sậm như dưa, trái mâm sôi (berries).

Chế phẩm từ sữa có ít chất béo như sữa chua, sữa không đường

Đậu khô, các loại hạt, cá, gà vịt, thịt nạc, trứng

Dầu thực vật lỏng, chất béo ít bão hòa.

Uống nhiều nước.

Sau đây là một số tên bệnh bằng tiếng Anh để ông Vien và độc giả dùng khi cần:

Viêm ruột thừa: appendicitis

Bệnh vàng da: jaundice

Viêm gan: hepatitis

Xơ gan: cirrhosis [si’rousis]

Bệnh sốt rét: malaria

Tiêu chảy: diarrhea

Táo bón: constipation

Bệnh uốn ván: tetanus

Viêm màng não: meningitis

Tai biến mạch máu não: cerebro-vascular accident (CVA)

Chuột rút: cramps

Quai bị: mumps

Bệnh thương hàn: typhoid

Ung thư: cancer

Viêm phế quản: bronchitis

Tăng nhãn áp: glaucoma

Viêm mống mắt: iritis

Đột quỵ: stroke

Đục thủy tinh thể: cataract

Viêm kết mạc: conjunctivitis

Bệnh lậu: gonorrhea

Bệnh kiết lị: dysentery

Suy dinh dưỡng: malnutrition

 

Comments are closed