Đau lưng
Thưa bác sĩ
Năm nay tôi 74 tuổi. Mỗi khi ngồi lâu thường hay bị
đau lưng. Xin bác sĩ hướng dẫn cho cách điều trị và phòng ngừa. Cảm ơn bác sĩ.
Nguyễn Tiến Dũng
Trả lời
Sau chứng Nhức đầu thì Đau lưng là nguyên nhân thứ
nhì gây ra đau đớn cho mọi người , mọi tuổi tác, không kể giầu nghèo, sang hèn,
giống tính, chủng tộc. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ
chỉ sau các bệnh về tim.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như
là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì
họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy
cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng
có thể tái phát.
Nguyên nhân
Ðau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân
chính: căng cơ bắp-dây chằng, thoái hóa đĩa đệm hoặc viêm mặt khớp xương. Ngoài
ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống cũng gây đau lưng
Ðau lưng có thể xảy ra trong các hoàn cảnh sau đây:
a-Khi có thai, tử cung chứa thai nhi to nặng hơn,
kéo các bắp thịt, khớp xương về phía trước, xương sống vẹo về phía sau để giữ
thăng bằng cơ thể. Dáng điệu liên tục bất thường lâu ngày này sẽ gây đau lưng.
Các bà thường phải chống hai tay lên hông để chống đỡ
b-Khi hết kinh, kích thích tố nữ giảm, đưa đến thoái
hóa xương. Khớp xương yếu không chịu đựng được sức nặng của cơ thể, gây đau.
c-Người có tư thế không ngay thẳng cũng hay bị đau
lưng. Ðây là trường hợp ngồi học, làm việc văn phòng, coi vi tính…hoặc người
có dáng đi nghiêng ngả, cúi đầu về đằng trước…
d-Người cao tuổi ít vận động, cơ bắp yếu, các kớp
xương cứng lại đều là rủi ro gây đau lưng.
đ-Nâng, mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng
sẽ làm căng thẳng thớ thịt, gân và xương. Ðây là rủi ro đưa tới đau lưng thông
thường nhất. Bà nội trợ cúi xuống nhấc bao gạo, anh thợ máy nhấc ổ máy xe
hơi…
e-Xúc động mạnh như quá nóng giận, quá vui, quá lo
âu cũng làm cơ bắp căng thẳng và gây đau lưng;
h-Các bệnh u bướu, viêm khớp, lao cột sống, bệnh
tim, thận, nhiếp tuyến, tụy tạng cũng gây đau lưng;
i-Người béo phì tạo sức nặng cho sự chống đỡ của cor
xương sống, lâu ngày gây thoái hóa xương, đưa tới đau lưng.
-Nằm ngủ trong vị thế bất thường cũng là nguy cơ gây
đau lưng.
-Nệm nằm ngủ quá mềm, xương sống xệ xuống, dây chằng
cơ bắp căng…lâu ngày làm lưng đau.
Nguyên nhân
Ðau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân
chính: căng cơ bắp-dây chằng, thoái hóa đĩa đệm hoặc viêm mặt khớp xương. Ngoài
ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống cũng gây đau lưng
Ðau lưng có thể xảy ra trong các hoàn cảnh sau đây:
a-Khi có thai, tử cung chứa thai nhi to nặng hơn,
kéo các bắp thịt, khớp xương về phía trước, xương sống vẹo về phía sau để giữ
thăng bằng cơ thể. Dáng điệu liên tục bất thường lâu ngày này sẽ gây đau lưng.
Các bà thường phải chống hai tay lên hông để chống đỡ
b-Khi hết kinh, kích thích tố nữ giảm, đưa đến thoái
hóa xương. Khớp xương yếu không chịu đựng được sức nặng của cơ thể, gây đau.
c-Người có tư thế không ngay thẳng cũng hay bị đau
lưng. Ðây là trường hợp ngồi học, làm việc văn phòng, coi vi tính…hoặc người
có dáng đi nghiêng ngả, cúi đầu về đằng trước…
d-Người cao tuổi ít vận động, cơ bắp yếu, các kớp
xương cứng lại đều là rủi ro gây đau lưng.
đ-Nâng, mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng
sẽ làm căng thẳng thớ thịt, gân và xương. Ðây là rủi ro đưa tới đau lưng thông
thường nhất. Bà nội trợ cúi xuống nhấc bao gạo, anh thợ máy nhấc ổ máy xe
hơi…
e-Xúc động mạnh như quá nóng giận, quá vui, quá lo
âu cũng làm cơ bắp căng thẳng và gây đau lưng;
h-Các bệnh u bướu, viêm khớp, lao cột sống, bệnh
tim, thận, nhiếp tuyến, tụy tạng cũng gây đau lưng;
i-Người béo phì tạo sức nặng cho sự chống đỡ của cor
xương sống, lâu ngày gây thoái hóa xương, đưa tới đau lưng.
-Nằm ngủ trong vị thế bất thường cũng là nguy cơ gây
đau lưng.
-Nệm nằm ngủ quá mềm, xương sống xệ xuống, dây chằng
cơ bắp căng…lâu ngày làm lưng đau.
Gạo Trắng gạo Đỏ
Bác sĩ Ý Đức ơi
Nhiều bạn tôi
bây giờ ăn brown rice thay vì white rice. Họ nói ăn như vậy là không còn bị bệnh
tiểu dường nữa mà cũng không bị cholesterol. Tôi cũng định ăn nhưng không biết
là có nên hay không. Bác sĩ cho tôi biết là có nên không nhé. Tôi năm nay 62 tuổi,
nhờ trời cũng khỏe mạnh, chỉ có bị nhức xương và loãng xương thôi. Tôi đang uống
thuốc loãng xương mỗi tuần lễ.
Cảm ơn bác sĩ. Bà Liên
Chào bà Liên
Hiện nay đang có phong trào ăn gạo lức hoặc brown
rice, như bà nói. Mỗi người nêu ra những lý do khác nhau, tại sao. Tuy nhiên ý
kiến chung vẫn là “ ăn gạo lức tôi thấy khỏe ra”. Nói chung thì gạo lức có một
số lợi điểm hơn là gạo trắng.
Xin nhắc lại gạo là từ thóc đã được lột bỏ lớp bọc cứng
ở ngoài là chấu. Dưới lớp chấu là một lớp màng mỏng. Việt nam ta ngày xưa cho
thóc vào cối xay để lột lớp chấu này đi, rồi bỏ vào cối để giã (giã gạo), lấy bớt
màng bọc hạt gạo. Muốn gạo trắng hơn thì phải giã gạo lâu hơn. Về sau, văn minh
cơ học thay xay thóc giã gạo với nhà máy, đổ thóc vào máy chạy ào ào một lúc là
ra gạo trắng , mất cả lớp chấu lẫn màng bọc hạt gạo, đôi khi cả mầm ở một đầu hạt
gạo.
Mà cái màng bọc này mang lại nhiều chất dinh dưỡng
hơn gạo trắng.
-Gạo đỏ có nhiều gấp đôi hai khoáng chất manganese
và phosphore hơn là gạo trắng;
-2 lần nhiều hơn chất sắt,
-3 lần nhiều hơn vitamin B3,
-4 lần nhiều hơn vitamin B6 và
-cũng có nhiều selenium.
Các vitamin và khoáng chất này có nhiều vai trò quan
trọng trong cơ thể.
-Màng bọc gạo lức cũng chứa một loại dầu hoàn toàn
thiên nhiên giúp cơ thể giảm cholesterol trong màu;
-Gạo lức có nhiều chất xơ với nhiều công dụng như
thông đại tiện, giảm cân, phòng tránh viêm ruột…
-Với bệnh tiểu đường, gạo lức có lợi điểm rất quan
trọng: gạo chuyển thành glucose ở trong máu chậm hơn gạo trắng cho nên không
gây ra tình trạng đường huyết đột ngột lên quá cao.
Mấy điều cần lưu ý về gạo đỏ là:
-Vì có màng bọc chứa chất cám cho nên khi nấu phải
dun lâu hơn. Muốn mau, nên ngâm gạo vài giờ trước khi nấu.
-Gạo đỏ không để dành lâu được như gạo trắng vì có lớp
dầu ở màng, dầu dễ ị ôi hư. Gạo lức chỉ giữ được khoảng nửa năm, trong khi gạo
trắng tới mươi năm.
-Và khi nấu thì gạo lức rời rạc chứ không quyện với
nhau như gạo trắng. Khi ăn cũng phải nhai lâu hơn.
Nói chung, gạo lức có một số lợi điểm hơn gạo trắng.
Nhưng thói quen của con người là “ăn trắng, mặc trơn”, gạo trắng, quần áo vải
lãnh bóng loáng mới là dân sang.
Gạo lức là như vậy đó. Bà tùy tâm áp dụng.
Riêng cái chuyện loãng xương thì nhớ uống thuốc như
bác sĩ dặn, kèm theo mỗi ngày vận động cơ thể nửa giờ là an toàn khỏe mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức