Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Kỹ Thuật Y Khoa

      Kỹ Thuật Y Khoa.

Từ World  WAR II, có những tiến bộ về kỹ thuật y khoa đã khiến nhiều người chóng mặt. Sau đây chúng tôi xin ôn lại một số những máy móc và kỹ thuật làm thay đổi toàn diện ngành y khoa.

 Máy lọc máu( Kidney Dialysis)

Thận của con người có mục đích là để lọc hết những cặn bã mà nếu để chúng tích tụ trong cơ thể sẽ khiến cơ thể này bị hủy hoại.Chúng làm nhiệm vụ này như sau: trước hết là lọc sơ sài qua những tiểu cầu gồm có một mớ các ống nhỏ với vách mỏng dính. Sau đó là lọc qua các tiểu quản cầu.

Kể từ trước năm 1914, một nhóm chuyên viên tại bệnh viện  Johns Hopkins , Baltimore, đã sáng chế ra một cái màng với những lỗ nhỏ li ti gọi là thận nhân tạo cho loài chó. Để làm tiểu cầu, họ dùng chất cellulose nitrate pha lẫn với alcohol và ether rồi cho máu chảy từ chó qua cái màng đó. Để máu khỏi bị dông, họ cho thêm chất kháng đông do những con đỉa cung cấp.Khi những ống đó được ngâm trong nước tinh khì thì những vẩn đục trong máu sẽ tự động thoát qua những lỗ nhỏ li ti cho tới khi chất lỏng ở hai bên trong như nhau. Đây chính là sự thẩm tách (dialysis).Đó chính là sự phân tách của các phần tử trong một chất lỏng tùy theo chúng có thể thoát qua một cái màng sang một chất lỏng khác. Và sau đó phần máu nào đã sạch sẽ được truyền lại cho con chó.

Kết quả nghiên cứu trên loài chó của nhóm chuyên viên tại Johns Hopkins hầu như bị giới khoa học bỏ qua ngoại trừ một người: đó là Willen Koff đang phục vụ tại Municipal Hospital ở Kampen, Hòa Lan.Vào năm 1943, trong khi đất nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, với rất nhiều khó khăn, ông ta đã thực hiện một máy lọc thận cho con người dùng và thay vì ống làm bằng màng keo thì lại bằng lớp bọc súc sích. 

Sau này máy của Willen được biến chế để máu có thể chảy qua những cái màng lớn mỏng làm bằng giấy bóng kính do một bác sĩ Thụy Điển thực hiện. Nhưng  máy quá cồng kềnh cho nên được thay thế bằng những cuộn dẹp giấy bóng kính để máu có thể chảy  qua mặt một bằng lớn nhất.Nhưng những màng lọc này cần được rửa sau mỗi khi dùng nhưng bây giờ có thể được thay thế để tránh nhiễm trùng.

Mới đầu máy thay thận để lọc máu chỉ được dùng khi có bệnh nhân bị suy thận cấp tính hoặc ngộ độc với các loại thuốc mà có thể lọc được.Mục đích là để bệnh nhân sống đủ lâu trong khi chờ thận phục hồi hoặc cho tới khi chất độc bị loại hết ra ngoài. Rồi tới đầu năm 1960, bác sĩ Belding Scribner tại University of Washington ở  Seatle bắt đầu điều trị cho nhiều bệnh nhân bị suy thận kinh niên bằng máy này.

Trong quá khứ sự lọc máu như vậy là điều không thể thực hiện được. Hai cái ống nhỏ mang máu từ động mạch  tới máy lọc rồi rồi trả lại tĩnh mạch sẽ bị đóng cục. Cứ như vậy vào mỗi mấy tuần lễ lại phải cắm kim ở những địa điểm khác nhau và cuối cùng thì chẳng còn chỗ nào nữa mà cắm. Cuối cùng thì cũng phải có giải pháp. Đó là  việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất Teflon-Sililastic với phía trong nhẵn hơn và máu cục khó lòng mà thành hình.

Ngay từ lúc đầu dùng máy lọc máu hết sức là tốn kém khiến các bác sĩ phải vò đầu coi xem bệnh nhân nào có lợi khi dùng máy và những người không may mắn danh82 ngồi chờ chết. Scribner thành lập một ủy ban để lựa choi xem bệnh nhân nào cần được ưu tiên và họ nghĩ rằng đây là trách nhiệm của xã hội chứ không phải là của các bác sĩ. Ông ta cũng tìm cách giảm bớt chi phí lọc máu và tìm cách giúp cho nếp sống của bệnh nhân mà ông đang điều trị. Như là thay vì phải tới bệnh viện một tuần lễ hai lần, mỗi lần kéo dài cả 16 giờ. Tới năm 1946,  ông sắp đặt để hai bệnh nhân được lọc máu ở nhà với một cái máy giản dị và hầu như tự động.

 Ngày nay thì rất nhiều bệnh nhan6duoc975 hướng dẫn lọc máu tại nhà và sống đời sống tương đối bình thường. Tuy vậy và nói cho cùng lì lọc máu vẫn không phải là giải pháp lý tưởng: bệnh nhân bị thiếu máu, dễ bị nhiễm trùng đặc biệt là với bệnh viêm ganB và có thể bị trầm cảm nặng. Và giải pháp lý tưởng cho những người pahi3 lọc máu này thay thận.

 Máy TIM-PHỔI

Làm tim ngưng đập vừa đủ để thực hiện một giải phẫu là điều mà không ai dám nghĩ tới cho tới năm 1953. Nói một cách khác là khi Willem Kolff tìm cách lấy chất dơ ra khỏi máu thì bây giờ ta phải tìm cách đưa dưỡng khí vào máu.

Vào tháng Mười năm 1930 một bác sĩ giải phẫu Hoa Kỳ là John H. Gibbon , Jr đã cùng một nhóm chuyen viên ở Boston thực hiện một ca mổ trên cơ thể một phụ nữ có ẩn danh là “Edith S”để lấy ra một cục máu bịt kín động mạch phổi mang máu từ tim tới phổi. Khi bà này chết, Gibbon quyết định sáng chế một cái máy có thể thay thế cho tim và phổi trong khi giải phẫu.

Và Gibbon bắt tay vào việc trong 23 năm. Máy đầu tiên của ông ta là một ống kim loại thẳng đứng. Do sức ly tâm, một lớp mỏng máu bám vào đó. Trên lớp máu đó, ông ta thổi một luồng dưỡng khí từ trên xuống dưới.Tuy nhiên, phương pháp này không giúp cung cấp dưỡng khi đủ nhanh và khám phá của Gibbon tưởng như thất bại thì các cộng tác viên của ông đưa ra ý kiến.  Họ phủ mặt trong nhẵn thín của ống với  một mảng  để lưới thật mỏng để làm nhiễu loạn màng mỏng máu máu đồng thời cũng tăng bề mặt ống. Với sáng kiến này, họ đã có thể tăng lượng dưỡng khí lên từ tám đến mười lần trong mỗi phút, đủ để kéo dài sự sống của một người lớn.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 

Comments are closed