Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Ghép Bộ Phận

          

 Ghép Bộ Phận

Vào thế kỷ thứ ba BC, một y sĩ người Trung Hoa là Pien Ch’iao đã thực hiện một cuộc giải phẫu thần sầu với nhiều bộ phận giữa hai quân nhân mà ông ta đã gây mê với rượu vang pha chất gây ngủ. Được khuyến khích bởi phép tiên , nghe nói vị y sĩ này đã thay nhiều bộ phận trong cơ thể trong đó có trái tim . Theo lời kể lại, ba ngày sau những binh sĩ này coi bộ vẫn khỏe mạnh.

Một nguồn tin đáng tin cậy hơn quả quyết rằng ghép mô bào đã được một y sĩ người La Mã xưa là nhà tự điển bách khoa Cornelius Celsus ghi lại. Trong tác phẩm De Medicina, ông ta đã trình bầy lại rằng các mô bào đã được ghép từ người này sang người khác. Sau đó 150 , Galen đưa ra lời hướng dẫn rất chi tiết về sửa da mặt bị hư vì ghép da.

Mặc dù đã có những thành công rất sớm của Trung Hoa, La Mã và các vị thánh như Cosmas và Damian vào thế kỷ thứ tư, căn bảng của giải phẫu cấy ghép đã được bắt đầu tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ thứ 20 do nhà giải phẫu Alexis Carrel và sinh lý học Charles Guthric thực hiện. Sự thành công trong việc nối các mạch máu đã tạo cho họ một tấm nhún có  thể dùng trong tất cả các giải phẫu ghép bộ phận sau này. Carrel và Guthrie còn chứng minh rằng không những chỉ dễ dàng ghép các mô bào, các bộ phận cơ thể và chân tay mà cũng không cần nối lại các dây thần kinh  để việc chuyển ghép thành công . Lúc đó  đa số kết quả đều được coi như là do Carrel thực hiện và Guthrie dù đóng góp nhiều nhưng chỉ nhận được rất ít chú ý.

Định nghĩa sự chuyển ghép.

Chữ chuyển ghép được hiểu một cách hết sức rộng rãi. Những bộ phận như thận và các mô bào như da và tủy có thể được lấy từ một động vật rồi ghép lại vào cùng một động vật đó. Cũng vậy, chúng ta có thể lấy từ một động vật này rồi ghép vào động vật khác cùng loại và được gọi là ghép cùng giống. Khi một bộ phận hoặc mô bào của một động vật được ghép cho một động vật khác loại thì được gọi là ghép khác giống.

Trong mươi năm kế tiếp, các  loại ghép kể trên đều được liên tục thực hiện với một số thành công hoặc như có nhiều người cho là không thỏa mãn.Vào năm 1905, Eduard Zrim rất thành công việc ghép giác mạc tại Olmutz, Moravia, Tiệp Khắc và phương pháp này phải đợi gần 50 năm trước khi trở thành phổ biến ở khắp thế giới. Vào năm 1912, Guthrie ghép đầu của một con chó nhỏ vào nách một con chó lớn và chú chó lớn này chỉ sống được mấy ngày sau khi giải phẫu.Ghép này cũng được bác sĩ người Nga Vladimir Demikhov thực hiện vào 35 năm sau và đầu chú chó con sống được  29 ngày. Một thí nghiệm của Robert J White ở Cleveland cho hay não bộ của một con khỉ có thể giữ sống được vài giờ với sự nuôi dưỡng bằng máu của con khỉ khác.

Mặc dù đã có những khoe khoang kéo dài cả từ nhiều trăm năm nhưng có một trường hợp ghép thành công nhất được thực hiện ở Boston vào năm 1962. Một tai nạn đã khiến chú bé 12 tuổi mất cánh tay phải ngay dưới vai. Cánh tay được giữ trong nước đá trên đường mang vào  Massachusetts                                                                                                                            

General Hospital và ghép lại cho cậu bé y như trước. Mấy tháng sau hai bác sĩ giải phẫu Ronald Malt và Charles Charles McKhann hoàn tất công việc khi họ nối lại dây thần kinh cho chú bé.Trong vòng hai năm cậu bé hầu như có thể xử dụng được cánh tay và bàn tay thậm chí có thể cử tạ nhẹ.

 

Sự chối từ

Xung khắc của các mô bào và bộ phận giữa mỗi cá nhân dường như tiếp tục ám ảnh sự cố gắng của các nhà ghép bộ phận tiên phong. Ghép trên cùng cơ thể thường thường thành công nhưng ghép từ con vật này sang con vật khác cùng loại hoặc  từ một con  vật sang một con vật khác loại đều gặp khó khăn. Sự chối từ này là hậu quả trực tiếp giữa hệ miễn nhiễm của người nhận muốn tấn công hoặc tiêu hủy mảnh ghép.

Charles Darwin  đang nghiên cứu về sự phát triển và nguồn gốc của các chủng loại kèm theo với nghiên cứu về di truyền của Gregor Mendel đã làm thay đổi hiểu biết khoa học của mọi người về khác biệt giữa các  đời sống.???? Sau khi Karl Landsteiner phổ biến nghiên cứu của mình về loại máu thì mọi người đều hiểu sự khác biệt giữa các mô bào, bộ phận thậm chí cả những tế bào. Hơn nữa, những khác biệt này còn đưa tới sự không tương hợp: hòa lẫn máu nhóm A với máu nhóm O sẽ khiến chúng dính lại với nhau vì sự có mặt  của kháng thể trong các hồng huyết cầu của từng nhóm.

Hiểu biết về cách khước từ và loại bỏ bắt đầu xuất hiện từ sau thế chiến thứ hai chấm dứt. Vào năm 1945 khoa học gia người Mỹ là Ray Owen cho hay rằng hai con bê sinh đôi không cùng giống đều có thể nhận ghép tế bào của nhau chẳng khác chi chúng hưởng cùng một dòng máu khi chúng còn ở trong dạ con của mẹ chúng.

Dựa vào ý kiến của Owen kèm theo

 những hiểu biết của mình về cách thức  cơ thể phản ứng với siêu vi trùng, thuốc chủng ngừa và các chất lạ, giáo sư Macfarlane Burnet ở Melbourne , Úc châu, đã đưa ra một số lý thuyết về miễn nhiễm. Theo Burnet, sự miễn nhiễm được thành hình trong dạ con khi thai nhi tự học để tạo ra những mẫu tự về kháng thể.

Bằng chứng của những ý tưởng này là do giáo sư Peter Medawar và các cộng tác viên từ London University of Zoolonogy đưa ra.Trong khi tìm hiểu về cách ghép da, Medawar nhận thấy nếu ghép cho con vật đó trên một mẫu da từ cùng một con vật thì mẫu da sau sẽ bị khước từ mau hơn là mẫu thứ nhất. Ông ta cũng chứng minh rằng nếu người nhận được cho bạch huyết cầu của một người sẽ cho trước khi ghép  thì ghép này sẽ mau hư.  Lý do là vì da và các bạch cầu có cùng kháng nguyên và khi ghép đã tạo ra những miễn nhiễm mới chống lại mảnh da đã ghép.

Madawar và các cộng tác viên cùng làm một dự án khác. Đó là pha lẫn tế bào của mấy con chuột nhỏ mầu nâu vào thai nhi của chuột có mầu trắng để coi xem sự ghép da giữa hai loại có kết quả tốt hơn hay không. Khi thai nhi đẻ con, họ ghép một miếng da của con chuột cho lên lưng. Miếng da mọc lại dễ dàng và sống lâu hơn thường lệ. Từ kết quả này, Mandawar đưa ra giả thuyết là khi ở trong dạ con, thai tiếp nhận những tế bào của vật sẽ cho và tạo ra  sự dung nạp miễn dịch với các mảnh ghép và

 

Nhờ sự đóng góp và hiểu biết về miễn dịch nhân tạo và dung nạp miễn dịch , cả hai vị này đều nhận được giải Nobel về Y học năm 1960.  Họ cũng nhận được rất nhiều giúp đỡ cần thiết để tìm cách kéo dài sự sống của các mô bào được chuyển ghép.

 

Thận và Phổi

Đứng đẩu trong danh sách chuyển ghép các bộ phận là thận. Đứng đầu danh sách các bộ phận được ghép là thận.Cơ quan này rất giản dị để lấy đi và thay thế  với chỉ có một động mạch và tĩnh mạch thông nhau. Mỗi cá nhân có hai trái thận vì thế mỗi người có thể hiến tặng một trái cho người khác. Để phòng ngừa nếu chẳng may trái thận còn lại bị hư ta có thể dùng cách lọc máu.

Phẫu thuật ghép thận khác giống có thể do một bác sĩ giải phẫu người Úc là E. Ullmann thực hiện năm 1902 khi ông này chuyển ghép thận của một con chó vào cổ của một con cừu. Rồi vào năm 1940 máy lọc thận nhân tạo được thành hìnhvà nhiều bệnh nhân có thể chịu đựng giải phẫu. Năm 1954, các giải phẫu gia ở Boston đã thành công trong việc chuyển thận từ một người 24 tuổi bị bệnh cả hai trái thận và gần chết và anh này đã sống rất khỏe mạnh nhờ nhận được một trái thận lành mạnh của người em song sinh.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, st.

 

 

Comments are closed