Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Vết thương và các Hậu quả

Vết thương và các hậu quả.

*1-Liệu rượu có làm hại tới não không?

Mỗi lần ta uống rượu thì ta dã giết 100,000 tế bào của não.Sự gán ghép này là không đúng.Thực vậy, uống vừa phải không có hại gì cho não.Nhưng có nhiều người lại uống không vừa phải.Những người sợ rằng uống rượu quá mức sẽ làm tổn thương cho gan và cả não nữa.

Một người nghiện rượu thường thiếu các sinh tố hỗn hợp loại B và có thể làm hại tới các tế bào não.Sau nhiều năm uống rượu sẽ bị hội chứng Korsakoff, một rối loạn về tâm thần trong đó não không thể tiếp thu những ký ức mới hoặc bịa ra nhiều chuyện hoặc nhét vào ký ức nhiều sự kiện không có thực.

Nghiện rượu cũng gây ra thoái hóa của tiểu não chịu trách nhiệm về sự thăng bằng và dáng đi của cơ thể; đa viêm các dây thần kinh với có thể là mất cảm giác và sức mạnh và gây ra bệnh Wernicke với đặc điểm là liệt mắt, dáng đi siêu vẹo và phá hủy tâm thần.

**2 Liệu ý nghĩ và xúc động có khác gì nhau?

Thực là một điều kỳ lạ mà ông Vân không chết. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1935, trong khi ông ta đang xếp đá trên một đường xe lửa thì bị một khảu súng nổ tung trước mắt phía trái.  Sức mạnh của súng làm tung chiếc cột sắt về phía não bộ bên trái của mặt, nơi mà tóc và trán gặp nhau. Một điều ngạc nhiên là ông Vân hoàn toàn phục hồi và sống được mấy chục năm nữa.

Về phương diện tâm lý, ông Vân có rất nhiều thay đổi.Vốn là người biết điều, ông ta trở thành bướng bỉnh, không kiên nhẫn nếu có sự gì trái ý mà nói nhiều điều mất lòng người khác.

Đó là do vùng óc ở trán của ông Vân bị hủy hoại, một phần của não mà trước đây các nhà giải phẫu thần kinh biết rất ít.Trường hợp ông Vân giúp các nhà đại chuyên môn về não những hiểu biết mới mà họ chưa biết về ý tưởng và xúc động có liên hệ chặt chẽ với nhau và rằng họ như vậy vì sự liên hệ thể chất giữa trung tâm xúc động chính của não gọi là hệ bán tính và các vùng khác của cấu tạo não.

Từ trường hợp này và tiếp theo các nghiên cứu khác hình như thùy trán có thể kiểm soát các xúc động của ta. Tổn thương các thùy này và tiêu hủy sự liên lạc với hệ bản tính sẽ mang lại nhiều thay đổi cho nhiều vùng ở não và từ đó làm con người thay đổi kinh nghiệm và diễn tả những xúc động.

***3—Liệu các dây thần kinh có cảm thấy đau?

Dây thần kinh không phải là nhà tổng quát mà là nhà chuyên môn.Như vậy có nghĩa là chúng không thể làm tất cả mà chỉ làm được một số việc. Đó là cho bạn biết cảm giác đau.

Những dây thần kinh tận cùng đặc biệt làm công việc này gọi là “tiếp nhận đau” có chừng nhiều triệu.Chúng gồm ba loại mà mỗi loại đáp ứng với tế bào bị tổn thương chẳng hạn bị một căng thẳng cơ khí như bị cắt hoặc bị đấm; bằng hơi nóng: hoặc bằng các chất hóa học. Các điểm tiếp nhận đau này chia đều ở cả ba vùng ở lớp ngoài của da và ở các cơ quan bên trong như cơ bắp, gân, khớp xương và các phần khác nhau của não.Ở vùng xâu hơn của cơ thể, các điểm tiếp nhận này ít nhưng ta vẫn cảm thấy đau.

****4-Có bao nhiêu loại đau?

Đau ngầm ngầm, đau nhanh, đau muốn buồn nôn, đau mạnh là những tĩnh từ thường được dùng để diễn tả cảm giác đau. Nhưng một số nhà sinh lý học lại chia cảm giác đau ra làm ba loại: đau như kim châm, đau như đốt hoặc đau âm ỉ. Một số nhà sinh lý học khác lại cho rằng có hai loại:loại đau thứ nhất được coi như rất mạnh và dễ nhận ra. Loại thứ hai lan rộng rất khó chịu.

Cơn đau số một được truyền lên dây thần kinh tủy sống rồi lên não qua các sợi nhanh với tốc độ từ 6.1 tới 30.5 thước trong một giây.

Cơn đau số hai được truyền bởi “các sợi chậm” lên thần kinh cột sống chỉ với tốc độ là 0.5 tới 1.8 thước trong một giây.

Ở não, tất cả các dấu hiệu về được đưa về đồi não là khối chất xám nằm sâu trong bán cầu não ở mỗi bên não trước. Các đồi não là những trạm tiếp song cho tất cả những thông báo cảm giác đi vào não.Tất cả những đường cảm giác  trừ đường khứu giác, đều nối với các nhân trong đồi não. Chính tại đây có lẽ đã bắt đầu các nhận thức có ý thức về cảm giác như nhiệt độ, đau, xúc giác…

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức,st

Comments are closed