Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Y Học Đông Phương

  Y Học Đông Phương

Hệ thống y học Trung Hoa và Ấn Độ khi xưa vẫn còn đến ngày nay và hầu như không thay đổi. Nó khác rất nhiều đối với các văn hóa khác và được coi như xích lại gần với y học tây phương.

Trung Hoa ngày xưa

Trước 400BC, y học Trung Hoa được tách biệt với tôn giáo và ma thuật và do các nhà chuyên môn chịu trách nhiệm.Các chương trình này được quốc gia tổ chức và được đánh giá tùy theo kết quả. Thấp nhất là các giải phẫu gia, một nhóm rất ít mà người Trung Hoa gọi là ‘hạng thứ ba’.

Các  bác sĩ Trung Hoa cố gắng chữa lành bệnh bằng cách tái lập sự hòa hợp và cân đối của năm chất căn bản: đất, nước, lửa, gỗ và kim loại, mà năm chất này tạo ra mọi thứ. Họ cũng tin hai chất đối nghịch nhưng lại hỗ trợ nhau. Âm là mặt tối, vẻ bên ngoài của phụ nữ và dương là ánh sáng, khô và đàn ông. Người Trung Hoa cũng tin rằng một sự việc không thể nào có mà không có sự vật kia như trong nghĩa của các chữ: âm tức là “phía tối của trái đồi”, dương là phần sáng của trái đồi”.

 Đa số những điều mà ta biết về y học trước đây của Trung Hoa đều ghi trong sách Nội Kinh, được viết vào giữa năm 479 và  300BC.

Đây là một cuộc đối thoại giữa ‘Vua Mầu Vàng’ Hoàng Đế được coi như sống trong khoảng 2629 và 2598 BC, với vị Thủ Tướng là Kỳ Bá. Sách đặc biệt nói về châm cứu: chữa bệnh bằng cách châm kim để cho không khí lưu thông trong cơ thể tại một trong 365 huyệt ( cũng có thể là 600 huyệt tùy theo các trường) dọc theo những đường kinh. Các đường kinh  này không phải là hệ thống thần kinh- mổ con người là điều cấm đối với người Trung Hoa khi xưa và các y sĩ đều biết rất ít về cơ thể học- nhưng một số đều biết về cơn đau, chẳng hạn đau gan là ở phía xương bả vai bên phải.

Nội Kinh cũng tả 12 mạch mà mỗi y sĩ đều đếm, mỗi cổ tay có sáu mạch. Đặc tính thơ mộng của  mỗi mạch đều được ghi: chẳng hạn “êm như dòng nước’, ‘cứng như đá’, ‘như giọt mưa trên mái’, ‘nhẹ như đánh vào tay với một sợi lông’- và tất cả diễn ra tới mấy tiếng đồng hồ.

Các thầy thuốc Trung Hoa cũng dùng ‘ngải’. Một cục nhỏ bột lá ngải được đặt thành hàng trên một điểm châm nào đó. Hơi nóng có thể gây ra những bóng nước sẽ được coi như tăng độ dương; cảm giác này sẽ làm nhẹ cơn đau vì b��nh nhưng lại tạo ra cảm giác đau khác.

Người Trung Hoa cũng có một dược phòng rất lớn với 2000 vị và 16000 môn thuốc và tất cả không phải là dược thảo; có nhiều chất trông rất lạ và đáng ghê sợ theo nhãn quan dân tây phương. Bệnh nhân sẽ nhận được nhiều chất như bột cá biển để chữa bướu cổ, thịt rắn cho đau mắt, chất nước đen của con cá mực hòa lẫn với dấm cho các bệnh về tim và da voi cho cơn đau kéo dài.

 Y Học ngày xưa của Ấn Độ.

Ngày nay rất khó để tìm hiểu nguồn gốc của nền y học Ấn Độ mà chỉ biết về hệ thống Ayurveda tức là khoa học đời sống. Có rất ít ghi chép về y học và cho tới nay chỉ truyền khẩu lại bốn cuốn gọi là Vedas.

Y học Ayurvedic căn cứ vào hai bản phụ Atharva Veda và được coi như do các tác giả: Charaka về y học và Sushuta Samhita về giải phẫu. Cho tới nay không ai biết ngày viết của các sách này nhưng nhà nghiên cứu cho là chúng được viết vào giữa các năm 1000BC và AD 1000.

Không giống như y học Trung Hoa, Ayurvedic thiên về tôn giáo. Các bác sĩ dùng thần chú rất nhiều trong khi phát thuốc hoặc giải phẫu. Tuy nhiên, cũng như y học Trung Hoa, họ xác định các điểm trên cơ thể được coi như quan trọng cho sức khỏe, gọi là marmas. Nếu một người bị thương ở một trong những marmas đó thì tương lai có thể thiệt mạng vì một số liên hệ tới các mạch máu chính, dây thần kinh và gân.

Các y sĩ Ấn Độ cũng tin rằng rối loạn của nhiều chất khác nhau –trong trường hợp này, thì gió, mật,đờm và máu đều gây ra bệnh. Có thể là thuyết này do khách du lịch bị bệnh rồi đưa vào Hy Lạp, là nguồn gốc của bốn chất lỏng là máu, đàm, mật vàng và mật đen.
Ấn Độ rất xuất sắc về giải phẫu.Chưa có một nơi nào trên thế giới ngày xưa mà giải phẫu từ trong ra ngoài cơ thể lại tiến bộ như vậy. Họ có 121 bộ dụng cụ bằng thép khác nhau: dao mổ, ống thông, ống rút nước tiểu và cả nam châm để lấy những vật bằng kim loại. Các dụng cụ này dùng để thực hiện nhiều việc như đốt miệng ống của lỗ rò, khâu vết thương, rút chất lỏng, chữa cườm mắt, lấy sạn của bọng đái và thận và nhất là trong lãnh vực giải phẫu thẩm mỹ, để sửa mũi và dái tai.

Bác sĩ phải nhớ làm lòng những việc làm của  Vedic và Samhitas và thực tập kỹ thuật mổ trên vật bất động: rạch trên thức ăn ngâm dấm, nghể với túi đựng nước chanh, đốt các miếng thịt. Suhruta Samhita còn đòi hỏi các thầy thuốc trẻ này một số đặc tính khác như trong sạch trong tư tưởng và một trí nhớ tốt và họ phải có một cái lưỡi mỏng, môi, răng, mũi thẳng và rộng, lương thiện và cặp mắt thông minh.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức,st

Comments are closed