Về Tai-Mũi Họng.
1-Tại sao Tai, Mũi và Họng lại liên hệ với nhau
vể phương diện y học?
Buổi sáng, khi thức dạy
với cơn đau nơi cuống họng. Rồi tới chiều nước mũi thò lò và ngày hôm sau cơn cảm
lạnh hành hạ. Mũi nghẹt, không ngửi được
mùi vị thực phẩm, nghe không rõ và cũng có
thể bị đau ở lỗ tai.
Diễn tiến quá quen thuộc
đó cho hay có một sự liên hệ về cấu trúc giữa tai, mũi, họng. Các bộ phận này
chịu cùng những bệnh hoặc kích thích khác nhau. Sự khó chịu từ một cơ quan có thể
bắt đầu ở một bộ phận rồi từ đó lây lan ra các bộ phận khác. Và do đó Tai-Mũi-Họng
là một ngành cùa y học.
2-Liệu chúng ta có thể
tự đo thính giác?
Không có cách nào để tự
đo thính giác một cách chính xác nhưng có nhiều phương pháp giản dị để ước lượng.Chẳng
hạn nếu ta nghe điện thoại rõ hơn là khi đối diện hoặc nếu ta cần mở âm thanh của
TV lên cao trong khi người khác lại cho là lớn quá thì ý kiến của một nhà
chuyên môn về tai có thể có giá trị.Và điều này cũng đúng nếu ta không nghe được
tiếng rơi tí tách của nước đang nhỏ giọt hoặc không nghe được tiếng nói của một
diễn giả đứng ở một chỗ mà ta không nhìn thấy mặt.
3.-Liệu ta có thể nghe
tiếng nói của chính mình giống như người khác nghe được?
Có thể là ta không nhận
ra tiếng nói lần đầu của chính mình trong một đoạn băng thu âm. Ta có thể quả
quyết là dọng nói của ta hấp dẫn hơn và ta có cảm giác là máy thu âm bị trục trặc.Hy
vọng là những điều mà ta nghe qua máy ghi âm là điều mà mọi người vẫn nghe khi
ta nói.Nhưng khi ta nghe dọng nói không thu âm thì dọng đó khác tùy theo người
nghe.
Âm thanh của ta vào
tai trong bằng hai cách.Khi âm thanh tới màng nhĩ thì nó theo đường không
khí.Khi âm thanh đi qua xương hàm thì nó theo đường xương. Trong khi đó âm
thanh theo đường không khí tới người khác. Thành ra chúng ta không lấy làm ngạc
nhiên là không có máy thu âm thì ta ít có hy vọng nghe được tiếng nói của chính
mình như người khác.
4.-Liệu có khác biệt
giữa nam và nữ về khứu giác?
Trong các thử nghiệm
thì nữ giới được chứng minh là có khứu giác thính hơn là nam giới.Điều này
không cho hay rằng nữ giới có bẩm sinh về
khứu giác.Các khoa học gia cho rằng nữ giới có độ ngửi cao hơn về môi trường.
5.-Liệu khứu giác có mai
một dần?
Những người ghiền
chocolate không để ý chứ thợ làm kẹo này suốt ngày thì họ không thấy mùi thơm của
nó nữa.Như vậy thì khứu giác mất dần là một đề tài còn đang tranh cãi nhưng thực
ra con người cũng lờn với các mùi và không để ý tới khứu giác
Thói quen với mùi dễ
chịu hoặc khó chịu thường nhạt dần với thời gian.Thí dụ công nhân làm việc trong các xưởng về chế biến xúc vật lâu ngày
sẽ trở thành quen với mùi khét của mỡ mà người khác không ngửi quen. Nhưng cảm
giác đó không mất vĩnh viễn.Một công nhân cho hay là cái mùi đó rất khó chịu
nhưng họ ghiền nó rồi . Nó ít gây khó chịu khi họ ngửi.Khi đi nghỉ thì họ cần
trở về ngay để thưởng thức mùi đó.
Tóm lại , có nhiều ý
kiến khác nhau về khứu giác, tốt cũng có mà xấu cũng có, không phải sinh ra đã
có mà do kinh nghiệm .Có những dân tộc thích mùi khét của dầu thơm và cũng có
dân tộc khác lại thích mùi của fo mát và những người khác lại trả lời bằng cách
nhún vai.
6.- Tại sao một số người
lại bị chóng mặt?
Ngày nay tầu biển được
trang bị để giảm say sóng và phi cơ bay ở độ cao vừa phải để tránh tròng trành
cho nên các khó chịu này đều giảm.Tuy vậy cũng vẫn có người bị khó chịu khi vì
đi tầu bay , tầu biển và ngay cả khi khiêu vũ quay cuồng.
Nguyên nhân có thể là
do sự kích thích quá đáng về thăng bằng ở
tai trong. Chất lỏng di động qua cả ba cục xương nhỏ và gửi các tín hiệu khác
nhau lên não bộ khiến cơ quan này bối rối không biết chúng muốn gì. Ở những người
khác thì sự lo sợ làm giảm mức nhậy cảm đối sự say sóng.Khi con người lớn lên
thì một số người vượt ra khỏi sự việc này.
Các triệu chứng của
say sóng có thể là mệt mỏi, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn. Có nhiều loại dược
phẩm có thể giài tỏa phần nào các triệu chứng này nhưng một số có thể gây ra
ngây ngất, dễ gây ra tai nạn khi lái xe hơi.
Để tránh sự say sóng,
nên nghỉ trước khi đi, dinh dưỡng vừa phải
trước cũng như trong khi du hành, hô hấp không khí trong sạch và nhớ đừng uống
rượu.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.