Xương
Nếu tính chất tiêu biểu của da là
sự uyển chuyển, dẻo dai bề ngoài thì xương là biểu tượng cho sự kiên cố bên trong của cơ thể con người.
Cơ thể một người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm 14% tổng trọng lượng cơ thể.
Một xương có thể xếp vào loại dài, ngắn, dẹp hay không đều.
Xương có thể ở trạng thái đặc hoặc xốp.
Xương đặc là lớp ngoài của xương
gồm một khối cứng và rất chắc có các mô xương xếp thành các lớp đồng tâm.
Xương xốp thấy ở dưới lớp xương đặc
và ở phần cuối của các xương dài. Xương này gồm một mạng lưới các thanh
xương thông với nhau và có chứa tủy.
Mặc dù xương đặc chiếm 85% tổng số
xương, nhưng xương xốp có sự biến hóa quan trọng hơn và thường nằm ở nơi mà
xương hay bị gẫy như cột sống, xương hông, xương cổ tay…
Xương là một cấu trúc tạo ra hình dáng và chống đỡ cho cơ thể.
Xương có những nhiệm vụ chính như
che trở cho các bộ phận quan trọng nhưng dễ bị tổn thương như não bộ và tủy
sống; có tác dụng như một cái đòn bẩy, phối hợp với bắp thịt để tạo ra cử động
và di chuyển của cơ thể; là nơi dự trữ các muối khoáng và giử vai trò quan
trọng trong việc tạo thành tế bào máu.
Cấu tạo của Xương
Thành phần hóa học của xương là hỗn
hợp chất hữu cơ và vô cơ theo tỷ lệ 1:2.
Xương được cấu tạo với ba chất căn
bản: 45% khoáng chất mà calcium chiếm đa số; 30% là các
mô mềm collagen với tế bào, mạch máu và 25% nước.
Khoáng chất chính là calcium phosphate (5/6), số còn lại là calcium
carbonate, fluoride, chloride, magnesium, một ít sodium chloride và sulfate.
Collagen là chất hữu cơ và có thể
tách riêng khi ngâm xương vào dung dịch acid
Có tới 98%
tổng lượng calcium trong cơ thể được dự trữ ở xương và 2% ở răng các tế
bào và lưu hành trong máu. Khi calcium trong máu xuống thấp thì xương sẽ nhả ra
một ít calcium để nâng cao mức độ calcium trong máu.
Calcium tạo cho xương sự rắn chắc
còn các mô mềm giúp xương bền bỉ.
Trên bề mặt, 1cm vuông của xương có thể chịu đựng sức ép của 6000kg,
nhưng khi lấy hết khoáng chất, xương chỉ còn là một sợi dây mềm nhũn.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức