Vài nét về BS Ý Đức

- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia

- Tuổi Ất Hợi

- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội

- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn

- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.

- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động

- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.

- Cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada),  Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.

- Tham gia chính chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.

Vai trò của Bao Tử.


                          Vai trò của Bao Tử.

1-Thức ăn ở trong bao tử bao lâu?

Cần một thời gian từ ba tới sáu giờ cho một bữa ăn để chuyển từ trạng thái đặc sang bán lỏng ở bao tử.Mức độ mà bao tử chuyển thức ăn được kiểm soát chính bởi tá tràng Cơ thắt nhả các kích thích tố kiểm soát các chuyển động của bao tử và như vậy điều hòa mức độ tiêu hóa.Kết quả là tá tràng nhận dịch nuôi dần dần, vừa đủ để cho sự tiêu hóa và hấp thụ.Tuy nhiên, bao tử vẫn kiểm soát mức độ nhanh của thức ăn đi qua.Khi đã đặc biệt nhiều, kích thích tố gastrin được tiết ra để tăng sự tiêu hóa.

Các chất lỏng rời khỏi bao tử rất mau nhưng thức ăn đặc cần thời gian để phân hủy.Khoanh lớn cần thời gian lâu hơn để nhai hơn là miếng nhỏ.Các yếu tố khác làm chậm sự lưu hành của thức ăn là nhiệt độ thấp, như kem và vận dộng cật lực sau bữa ăn. Lý do là cần chuyển nhiều máu từ bụng tới trái tim và các cơ bắp.Xúc động căng thẳng cũng làm thay đổi mức độ tiêu hóa bằng cách khiến nó chậm lại hoặc nhanh hơn.

2-Tại sao bao tử lại tự tiêu hóa?

Chất acit hydrochloride do bao tử tiết ra đủ ăn mòn và tiêu hủy một lưỡi dao cạo hoặc loại bỏ các tế bào còn sống. Đôi khi chất acit này ăn vào dạ dầy và gây ra loét bao tử.Tuy nhiên, bình thường thì bao tử dửng dưng với các tấn công.

Trước hết, lớp lót của bao tử được là dịch nhầy khiến nó thành một lá chắn giữa acit và thành bao tử.Dịch nhầy là alkaline, dung hòa chất acit và như vậy làm cho bao tử không tự tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn trong bao tử làm loãng acit và trở thành ít bị ăn mòn.Ngoài ra, lớp lót của bao tử bong đi khoảng nửa triệu mỗi phút và chúng được thay thế nhanh đến nỗi mỗi ba ngày bao tử có một lớp màng lót mới.Mặc dù acide hydrochloric có làm tổn thương các tế bào, bao tử tự động sửa lại.

3-Bao tử chứa bao nhiêu thức ăn?
Bao tử có thể dãn ra. Khi không có thức ăn, nó có hình dáng một chữ J lớn.Khi đầy, nó có hình dáng một bao tay đánh bốc.Trung bình bao tử có dung lượng khoảng 1.2 lít thức ăn.

4-Dịch vị bao từ để làm gì?

Quý vị có thể tiêu hóa thức ăn mặc dù không có bao tử bởi vì đa số sự tiêu hóa xẩy ra sau khi thức ăn rời bao tử.Tuy nhiên, bao tử vẫn cần và dịch bao tử là thành phần quan trọng.

Ngoài hydrochloric acid, một chất chính của dịch vị bao tử là gastrin, chất nhờn, yếu tố nội tại và pepsin.Acid hydrochloric tiêu hủy vi khuẩn trong thức ăn khiến cho bao tử hầu như không có vi khuẩn.Nó cũng làm mềm thức ăn chất đạm và tiết ra pepsin, một diêu tố tiêu hóa chất đạm thành các chất hóa học giản dị hơn. Chất nhờn  làm vật đệm acid và cung cấp chất bôi trơn trong khi gastrin, một kích thích tố,kích thích sự sản xuất dịch vị bao tử.Yếu tố nội tại giúp cơ thể hấp thụ sinh tố B12, cần thiết để sản xuất các tế bào máu và chức năng bình thường của hệ thần kinh.

5- Chuyện gì xẩy ra khi ta mửa?

Mửa là một cố gắng để loại bỏ chất mà quý vị  không tiêu hóa được.Nguyên nhân có thể là thực phẩm hư, say sóng hoặc rối loạn cảm giác.Nhưng lý do chính là ăn hoặc uống quá nhiều.

Khi quý vị mửa, các cơ bắp của bao tử và thực quản thư dãn cũng như vậy bắp thịt ở phần trên của bao tử nối với thực quản và các cơ bắp của hoành cách mô vả bụng co lại thành từng cơn, ép vào bao tử và loại các chất chứa trong đó. Đôi khi cơ thắt cuả môn vị và tá tràng cũng mở ra và đẩy chúng ra ngoài.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

              

Comments are closed